Một số chỉ tiêu dùng để phân tích hoạt động cho vay KHCN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) CHI NHÁNH GÒ VẤP GIAI ĐOẠN 2012 2014 (Trang 28)

1.3.1.1 Doanh số cho vay

- Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản cho vay trong năm tài chính, không kể món cho

vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm.

1.3.1.2 Doanh số thu nợ

- Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản nợ mà ngân hàng đã thu về trong năm tài

chính, kể

cả các khoản khách hàng thanh toán cho toàn bộ hơp đồng hay một phần hợp đồng.

1.3.1.3 Dư nợ cho vay

- Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó, ngân hàng hiện còn cho vay bao

nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về. Dư nợ cuối năm được tính bằng dư nợ đầu năm cộng doanh số cho vay trong năm trừ đi doanh số thu nợ trong năm.

- Dư n ợ c h o vay c á n h ân

- 1 ---, X 100%

- To n g dư n ợ c h o vay

- Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Qua chỉ tiêu này ta có thể so sánh quy mô của cho vay cá nhân so với cho vay doanh nghiệp. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay của các KHCN cao hơn. Tùy theo chính sách của mỗi ngân hàng và tùy từng thời kỳ mà ngân hàng sẽ điều chỉnh tỷ lệ này cao hay thấp để phù hợp với dễn biến của nền kinh tế.

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay

1.3.2.1 Nợ quá hạn

- Khái niệm: là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của một ngân hàng, nó

phản ánh các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Khi đó, ngân hàng sẽ chuyển các khoản nợ từ tài khoản dư nợ sang tài khoản nợ quá hạn.

- Chỉ tiêu đánh giá:

- Nơ quá han . . „„„,

- Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = ' X 1 0 0 % - ■ Tống dư nợ

- Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng

quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.

1.3.2.2 Nợ xấu

- Khái niệm: Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN thì nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3,4

và 5

Chỉ tiêu đánh giá:

- Tỷ lệ nợ xấu (%) = / X 1 0 0 % - T O n g dư n ợ

- Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích

thực chất tình hình chất lượng về lĩnh vực cho vay tại ngân hàng. Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ này càng cao thể hiện chất lượng của mảng cho vay tại ngân hàng càng kém và ngược lại.

1.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay

1.3.3.1 Thu nhập từ cho vay/Dư nợ cho vay

- Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:

- Th u n h ập từ c h o vay c á n h ân

n ZL x 100%

ư ợ á â

- Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động cho vay cá nhân. Tỷ lệ này càng

cao chứng tỏ các khoản vay cá nhân đạt hiệu quả cao, mang lại nhiều khoản thu cho ngân hàng. Do đó, ngân hàng luôn mong muốn tỷ lệ này càng cao càng tốt. Để có được điều này thì ngân hàng cần phải chấp hành nghiêm chỉnh quy trình cho vay, tiến hành thu nợ và giải quyết tốt vấn đề nợ quá hạn.

1.3.3.2 Thu nhập từ cho vay/Lợi nhuận trước thuế

- Chỉ tiêu được tính theo công thức sau:

- Th u n h ập từ c h o vay c á n h ân

--- --- X 100%

- LNTT

- Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sinh lời của hoạt động cho vay cá nhân. Tỷ lệ này càng

cao chứng tỏ thu nhập lãi từ các khoản vay cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ lợi nhuận của ngân hàng.

1.3.3.3 Thu nhập từ cho vay cá nhân/Tổng thu nhập từ cho vay

- Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

- Th u n h ập từ c h o vay c á n h ân

----T7—, X 100%

- To n g th u n h ập từ c h o vay

- Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay cá nhân trên tổng thu nhập mà ngân hàng nhận được từ hoạt động cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay cá nhân mang lại nguồn thu nhiều và ngân hàng đang tập trung cho vay vào mảng cá nhân.

- CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH

- HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) - CHI NHÁNH GÒ VẤP

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - Chi nhánh Gò Vấp

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Sacombank - Chi nhánh Gò Vấp

- Địa chỉ: 94-96-98 Nguyễn Oanh, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM.

- Điện thoại: (08) 38 943 648 Fax:

(08) 38 941 918

- Chi nhánh Gò Vấp chính thức được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 06/01/1992,

toạ lạc tại số: 94-96-98 Nguyễn Oanh, P. 7, Q. Gò Vấp, TP. HCM, sau khi Sacombank ra đời chưa đầy một tháng. Trong suốt nhiều năm hoạt động, Chi nhánh Gò Vấp luôn là chi nhánh có số lượng khách hàng thân thiết nhiều nhất và lâu năm nhất; do đó, được xếp là chi nhánh cấp I trong 5 cấp chi nhánh của hệ thống Sacombank. Chi nhánh Gò Vấp phục vụ khách hàng với đầy đủ các sản phẩm đặc thù tương tự ở hội sở.

- Hiện Chi nhánh Gò Vấp có 9 PGD trực thuộc trải đều trên địa bàn quận Gò Vấp và một

phần quận 12. Vì vậy, Chi nhánh Gò Vấp có thể phục vụ khách hàng trong khu vực một cách đầy đủ và toàn diện nhất, tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng khi muốn giao dịch với ngân hàng.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự tại Sacombank - Chi nhánh Gò Vấp

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

- Chi nhánh Sacombank Gò Vấp có tổ chức bộ máy quản lý đứng đầu là Ban Giám Đốc

quản lý 3 phòng ban gồm phòng Kinh doanh, phòng Kiểm Soát Rủi Ro, phòng Kế Toán và Quỹ. Mỗi phòng ban sẽ chia thành các bộ phận có nhiệm vụ khác nhau. Tổ chức bộ máy quản lý sẽ thể hiện khái quát qua sơ đồ sau:

- Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Sacombank - Chi nhánh Gò Vấp

-

-

2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

- Theo sơ đồ trên, mỗi phòng ban sẽ có chức năng, nhiệm vụ cụ thể sau:

- - Ban Giám Đốc: bao gồm 1 Giám Đốc và 3 Phó Giám đốc. Giám Đốc sẽ đứng đầu trong các hoạt động quản lý của chi nhánh. Phó Giám Đốc sẽ gồm một người có trách nhiệm quản lý phụ trách nội nghiệp - quản lý phòng Kế Toán và Quỹ, một Phó Giám

- Đốc quản lý các Phòng Giao dịch và một Phó Giám Đốc phụ trách quản lý kinh

doanh -

phòng Kinh Doanh và phòng Kiểm Soát Rủi Ro. Nhiệm vụ của Ban Giám Đốc là đề ra kế hoạch phát triển cho chi nhánh trong từng thời kỳ, khi những vấn đề phát sinh vượt quá giới hạn của các phòng ban thì Ban Giám Đốc sẽ đưa ra ý kiến chỉ đạo việc thực hiện. Đồng thời Giám Đốc là người đại diện của chi nhánh trong việc thực hiện các hợp đồng kinh doanh. Ngoài ra, Giám Đốc còn là người cung cấp thông tin nội bộ từ Hội Sở để chi nhánh nắm bắt và thực hiện kịp thời.

- Phòng Kinh Doanh: sẽ gồm 5 mảng kinh doanh: mảng Doanh Nghiệp, mảng Cá Nhân, mảng Thanh Toán Quốc Tế, mảng Kinh Doanh Ngoại Hối và mảng Tư Vấn. Nhiệm vụ phòng Kinh Doanh là giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng, xử lý các khoản nợ quá hạn, phụ trách việc quản lý hồ sơ kiểm soát tính chính xác của các hồ sơ tín dụng, giải quyết các hợp đồng đến hạn, nhận các khoản trả vốn và lãi của khách hàng. Trưởng phòng hỗ trợ giám sát chung hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đứng ra quản lý trực tiếp bộ phận nào đó khi trưởng bộ phận đó vắng mặt.

- Phòng Kiểm Soát Rủi Ro: gồm bộ phận Quản Lý Tín Dụng với nhiệm vụ đánh giá, phân loại các rủi ro; thực hiện các nghiệp vụ tổng hợp, báo cáo nợ quá hạn, phân loại và trích lập dự phòng rủi ro; theo dõi báo cáo tình hình thực hiện các chính sách tín dụng và luật của các tổ chức tín dụng; quản lý, sắp xếp, bảo mật và lưu trữ toàn bộ hồ sơ khách hàng...

- Phòng Kế Toán và Quỹ: gồm 3 bộ phận: bộ phận Hành Chính, bộ phận Xử Lý Giao Dịch và Quỹ và bộ phận Kế Toán. Đối với bộ phận Xử Lý Giao Dịch và Quỹ có chức năng thực hiện các giao dịch với khách hàng về lĩnh vực huy động vốn thông qua nghiệp vụ mở sổ tiết kiệm, và giao dịch trên tài khoản. Bộ phận Kế Toán lập các báo cáo định kỳ cho ngân hàng và quản lý các sổ sách kế toán liên quan. Bộ phận Hành Chính đảm nhận các công việc liên quan đến tổ chức nhân sự, đánh giá nhân viên, quản lý nghiệp vụ văn phòng, phân bổ nguồn nhân lực cho công tác văn phòng, triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động chi nhánh.

2.1.2.3 Tình hình nhân sự

- Hiện nay, Chi nhánh Gò Vấp có hơn 100 nhân viên chính thức với trình độ chuyên môn

cao, trình độ Cao đẳng - Đại học chiếm trên 85% tổng nguồn nhân lực. Con số này khẳng định sự chọn lựa rất kĩ đầu vào cho các vị trí của chi nhánh với tiêu chí tuyển dụng những con người có lượng tri thức và trình độ nhất định. Với đội ngũ nhân viên có dày

- dặn kinh nghiệm trong ngành Tài chính và sự quản lý chặt chẽ

của Ban giám đốc Chi

nhánh thông qua sơ đồ trên, cho thấy rằng, uy tín và chất lượng

phục vụ khách hàng rất

cao, quá trình giải quyết các hồ sơ, thủ tục cho khách hàng được

đảm bảo ở mức tốt nhất.

Và với sự nhiệt huyết của tất cả nhân viên tại Chi nhánh cùng

những kiến thức được

trang bị có thể tư vấn cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ

phù hợp với nhu cầu

của từng nhóm khách hàng.

2.1.3 Địa bàn hoạt động của Sacombank - Chi nhánh Gò Vấp

- Sacombank - CN Gò Vấp hiện tại gồm có 09 PGD, trong đó 04 PGD tiềm năng và 05

PGD tiêu chuẩn, trải đều trên địa bàn quận Gò Vấp và một phần Quận 12 của Thành phố Hồ Chí Minh. Dân số trên hai địa bàn này khá đông đúc bao gồm nhiều thành phần kinh tế như tiểu thương, công nhân viên, cán bộ nhà nước...Bên cạnh đó, tình hình kinh tế trên 2 địa bàn đang trên đà phát triển với những dự án lớn tạo nguồn thu nhập cao cho những người dân địa phương. Với nhu cầu sống ngày càng cao của người dân địa phương và mở rộng sản xuất kinh doanh nên Sacombank - Chi nhánh Gò Vấp luôn đa dạng hóa các loại sản phẩm dịch vụ của mình để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân.

2.1.4 Phương thức kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Sacombank - Chi nhánh Gò Vấp

2.1.4.1 Phương thức kinh doanh

- Với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM với nhau, Sacombank - Chi nhánh Gò Vấp luôn chủ động tung ra những sản phẩm, dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Với phương châm “Khách hàng là thượng đế”, Sacombank - Chi nhánh Gò Vấp luôn chú trọng vào mong muốn và yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, Chi nhánh đã lập ra một bộ phận chăm sóc và tư vấn cho khách hàng với thái độ phục vụ luôn ân cần và niềm nở. Bên cạnh đó, chất lượng các loại sản phẩm và dịch vụ mà Sacombank - Chi nhánh Gò Vấp cung cấp cho khách hàng luôn nhận được đánh giá cao từ các tổ chức, cá nhân đã và đang sử dụng sản phẩm của Sacombank.

2.1.4.2 Khả năng cạnh tranh

- Với uy tín và sự tồn tại khá lâu của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín trên thị trường tài

chính, thương hiệu Sacombank đã và đang đứng ở vị trí thứ hai trong top các NH tư nhân. Từ đó, khả năng cạnh tranh của Sacombank với những NH khác trong ngành cũng được đánh giá tốt về mặt chất lượng và uy tín. Sacombank - Chi nhánh Gò Vấp có được vị trí khá thuận lợi về mặt kinh doanh, tuy nhiên, trên địa bàn cũng có khá nhiều NH khác

- hoạt động cùng ngành, nhưng lượng khách hàng tìm đến

Sacombank Gò Vấp luôn tăng

đều qua các năm. Điểm mạnh nổi trội ở Sacombank - Chi nhánh Gò Vấp

là tiện ích của

các sản phẩm và dịch vụ như Internet Banking, gửi tiền tiết kiệm

tương lai,...Và quan

trọng hơn hết chính là thái độ chăm sóc và phục vụ khách hàng của

Chi nhánh luôn được

đánh giá cao.

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank - Chi nhánh Gò Vấp

2.1.5.1 Huy động vốn

- Sacombank - CN Gò Vấp luôn chú trọng công tác huy động vốn, xem đây là nhiệm vụ

trọng tâm và có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của chi nhánh. Chi nhánh hiện đang chiếm trên 30% thị phần tín dụng và huy động vốn trên địa bàn toàn quận, hơn 15.000 khách hàng có quan hệ tín dụng, trong đó tiểu thương và cán bộ công nhân viên chiếm trên 60%.

- Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Sacombank - CN Gò Vấp từ năm 2012 - 2014 - ĐVT: Tỷ đồng - Chỉ tiêu - 201 - 201 - 201 - - 13/ - 2014/2013 - - Tỷ - - Tỷ - VND - - - - - - - - USD (quy đổi - 5 - 7 - 1 - +2 - 40,0 - +3 - 42,8 - Tổng - - - - - - -

- Nguôn: Thống kê của Chi nhánh Gò Vấp

--- Biểu đô 2.1: Tình hình huy động vốn của Sacombank - CN Gò Vấp từ năm

- Nhìn vào biểu đồ trên, dễ thấy tình hình huy động vốn của Sacombank - CN Gò Vấp có

sự chuyển biến tăng đều qua các năm từ 2012 đến 2014. Năm 2012, huy động vốn được 550 tỷ đồng; sau đó năm 2013 tiếp tục tăng 35,50% ở mức 745 tỷ đồng và tăng nhẹ vào năm 2014 với số vốn huy động được 800 tỷ đồng; tăng 7,71% so với năm trước đó. Năm 2012, mặc dù tình hình nền kinh tế có nhiều biến chuyển nhưng Sacombank - CN Gò Vấp vẫn cố gắng nổ lực đưa ra những sản phẩm mới với nhiều ưu đãi để thu hút lượng tiền nhàn rỗi của người dân trên địa bàn quận. Sang năm 2013, doanh số huy động của chi nhánh tiếp tục tăng; về VND tăng 35,45% so với năm 2012 và USD quy đổi sang VND

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) CHI NHÁNH GÒ VẤP GIAI ĐOẠN 2012 2014 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w