- C thay đổi sự vật thay đổi L thay đổi có thể sự vật chưa thay đổ
Các hình thức cơ bản của bước nhảy
• Xét về mặt thời gian của sự thay đổi về chất của sự vật và dựa trên tính chất, nhịp điệu của sự thay đổi có bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần.
• Bước nhảy đột biến là sự biến đổi diễn ra một cách nhanh chóng, trong một thời gian ngắn làm thay đổi căn bản chất của sự vật.
Ví dụ: phản ứng dây chuyền dẫn tới vụ nổ nguyên tử diễn ra trong thời gian hết sức nhanh chóng là bước nhảy đột biến.
• Bước nhảy dần dần là quá trình thay đổi về chất diễn ra bằng con đường tích luỹ dần dần những nhân tố của chất mới và mất đi dần dần những nhân tố của chất cũ.
Ví dụ: trong lịch sử diễn ra quá trình chuyển hoá từ vượn trở thành người; quá trình cách mạng đưa nước ta từ nền kinh tế lạc hậu quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
• Như vậy, giữa bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần, có sự khác nhau ở thời gian diễn ra sự thay đổi về chất và ở cơ chế của sự thay đổi đó. Bước nhảy dần dần khác với sự thay đổi dần dần về lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng diễn ra một cách liên tục trong khuôn khổ của chất, còn bước nhảy dần dần là sự
chuyển hoá từ chất này sang chất khác, là sự đứt đoạn của tính liên tục, là bước ngoặt trong quá trình phát triển.
Xét về quy mô sự biến đổi về chất của sự vật Xét về quy mô sự biến đổi về chất của sự vật Bước nhảy toàn bộ Bước nhảy toàn bộ Bước nhảy cục bộ Bước nhảy cục bộ
• là bước nhảy làm thay đổi về chất trên tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố cấu thành sự vật.
• làm thay đổi cả một thời kỳ lịch sử, cả một giai đoạn phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng. Ví dụ: trong xã hội, sự chuyển hoá từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn như, cách mạng Tháng Mười Nga, cách mạng Tháng Tám….
• là bước nhảy làm thay đổi về chất trên tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố cấu thành sự vật.
• làm thay đổi cả một thời kỳ lịch sử, cả một giai đoạn phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng. Ví dụ: trong xã hội, sự chuyển hoá từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn như, cách mạng Tháng Mười Nga, cách mạng Tháng Tám….
• là loại bước nhảy làm thay đổi một số mặt, một số yếu tố, một số bộ phận của sự vật.
• Trong xã hội, những bước nhảy về chất trên từng mặt khác nhau trong khuôn khổ xã hội là bước nhảy cục bộ. Ví dụ: sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930), cao trào Xô viết (1930 - 1931), cao trào (1936- 1939)
• là loại bước nhảy làm thay đổi một số mặt, một số yếu tố, một số bộ phận của sự vật.
• Trong xã hội, những bước nhảy về chất trên từng mặt khác nhau trong khuôn khổ xã hội là bước nhảy cục bộ. Ví dụ: sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930), cao trào Xô viết (1930 - 1931), cao trào (1936- 1939)
• Phân biệt bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ chỉ có ranh giới tương đối, tuỳ theo quan hệ đem xét. Đối với các sự vật phức tạp về tính chất, về những nhân tố cấu trúc, về những bộ phận cấu thành... bước nhảy thường diễn ra bằng con đường từ những thay đổi về chất cục bộ đến thay đổi về chất toàn bộ. Quá trình cách mạng của nước ta quá độ bỏ qua chủ nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội đang diễn ra từ những thay đổi cục bộ để đi đến thay đổi toàn bộ.