Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tạ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN BÌNH CHÁNH (Trang 43 - 49)

3.1 Định hướng phát triển của Quỹ Tín dụng nhân dân Bình Chánh.

-Để hoạt động của Quỹ ngày càng phát triển ổn định và bền vững thì HĐQT sẽ tập trung hơn nữa để nâng cao năng lực cạnh tranh của QTD thông qua việc phát triển mạng lưới hoạt động, xây dựng thương hiệu, chú trọng công tác rà soát và ban hành sửa đổi, bổ sung đầy đủ các quy trình, quy chế theo đúng quy định, các chuẩn mực quản lý hoạt động và tăng cường công tác quản trị, kiểm soát rủi ro nhằm phù hợp với yêu cầu quy mô phát triển của QTD Bình Chánh.

-Tập trung nâng cao năng lực tài chính để đảm bảo cho hoạt động QTD Bình Chánh phát triên ổn định.

-Triển khai thực hiện có hiệu quả phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt đảm bảo đúng lộ trình đạt kết quả cao.

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại Quỹ Tín dụng nhândân Bình Chánh. dân Bình Chánh.

3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại Quỹ Tín dụng nhândân Bình Chánh. dân Bình Chánh.

- Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn

-Hoạt động cơ bản của một QTD là nhận tiền gửi và cho vay, chính vì vậy vốn đầu vào mà cụ thể là kỳ hạn nguồn vốn, quy mô vốn và lãi suất đầu vào có ảnh

-hưởng rất lớn đến kế hoạch sử dụng vốn, chi phí vốn và

cuối cùng là ảnh hưởng đến

lợi nhuận của Quỹ.

-Yếu tố quan trọng đầu tiên mà chúng ta phải nói tới là quy mô vốn huy động được, lượng vốn huy động càng lớn thì khả năng đáp ứng các khoản tín dụng càng được đảm bảo. Trong quá trình hoạt động của mình thì QTD Bình Chánh luôn tìm mọi cách để thu hút được nhiều vốn từ các nguồn khác nhau. Để làm được điều này, Quỹ có thể thực hiện một số giải pháp sau:

- Tăng cường công tác huy động vốn nhàn rỗi từ các thành viên và khách hàng, thực hiện tốt chính sách khuyến khích đối với từng đối tượng khách hàng, từ khách hàng truyền thống cho đến khách hàng mới và khách hàng tiềm năng. Cụ thể, đối với khách hàng truyền thống, Quỹ có thể cho họ hưởng một số chính sách ưu đãi như giải ngân nhanh, tặng quà cho khách,... nhằm giữ quan hệ lâu dài và thường xuyên. Còn đối với khách hàng mới và khách hàng tiềm năng thì cần thực hiện tốt việc làm hồ sơ và giải ngân nhanh chóng, thuận tiện, đồng thời tuyên truyền về lợi ích mà Quỹ đem lại cho họ,...

- QTD cần đề ra khung lãi suất áp dụng cho từng kỳ hạn, cho phép các thành viên có thể linh hoạt áp dụng mức lãi suất khác nhau. Hiện nay cạnh tranh giữa các TCTD trở nên ngày càng gay gắt nên nếu Quỹ áp dụng lãi suất cứng thì dẫn đến lãi suất có thể thấp hơn các TCTD khác trên địa bàn và làm cho phần vốn thu được của Quỹ giảm đi và gây khó khăn cho việc cấp tín dụng đến khách hàng.

- Tìm kiếm thêm các nguồn tài trợ, ủy thác của Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ và các tổ chức kinh tế khi họ muốn chuyển vốn để thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa,... trong và ngoài nước.

- Cần nâng cao chất lượng định giá tài sản đảm bảo.

-Bởi vì việc định giá tài sản đảm bảo là cơ sở để xác định mức cho vay và tính toán khả năng thu hồi nợ vay trong trường hợp buộc phải xử lý tài sản đảm bảo. Chúng ta cần biết một trong những hạn chế của QTD là việc định giá tài sản đảm bảo chủ yếu dựa vào sự đánh giác chủ quan của các cán bộ tín dụng, nên tính chính xác còn hạn chế, nếu gặp rủi ro thì giá trị thanh lý của tài sản đảm bảo có thể không đủ thu hồi nợ gốc và lãi. Do vậy, QTD cần chú trọng nhiều đến việc định giá tài sản

-đảm bảo bằng việc: xây dựng một số tiêu thức định giá dựa trên những thông tin xác thực có căn cứ khoa học, lập ra hội đồng định giá tài sản đảm

bảo để có thể quyết

định chính xác hơn, công tác thu thập thông tin về tài sản

đảm bảo phải nhanh và

chính xác, phải dự tính được mức độ rủi ro để xác định giá trị của tài sản đảm bảo.

-Khi cho vay có tài sản đảm bảo là máy móc, thiết bị phức tạp hoặc các tài sản đặc biệt khó định giá được thì QTD có thể thỏa thuận với khách hàng về việc thuê các tổ chức tư vấn và các tổ chức chuyên môn định giá tài sản. Và đối với những tài sản này thì phải tiến hành định giá là ít nhất 06 tháng 1 lần cũng như ngay sau khi có sự cố biến động lớn về giá của tài sản trên thị trường. Từ đó sẽ tạo sơ sở cho QTD có thể yêu cầu khách hàng áp dụng biện pháp đảm bảo tài sản hợp lý hay bổ dung tài sản đảm bảo.

-Hoạt động định giá tài sản đảm bảo là hoạt động khó khăn và phức tạp nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với khả năng thu hồi nợ của QTD cũng như tác động đến ý thức trả nợ của khách hàng, vì thế cần sớm lập bộ phận chuyên trách hoạt động định giá tài sản đảm bảo, bộ phận này phải thường xuyên được đào tạo và cập nhật thông tin thị trường, xu hướng tiêu dùng,... Hiện nay việc định giá tài sản đảm bảo còn được tiến hành bởi các cán bộ tín dụng và ban lãnh đạo, với cách làm này thì còn nhiều hạn chế như đánh giá không mang tính chuyên môn cao, không xác thực tế, không dự đoán hết và chính xác biến động của thị trường cũng như biến đổi theo thời gian của tài sản. Do đó việc thành lập bộ phận chuyên trách về định giá tài sản đảm bảo là cần thiết cấp bách.

- Cần đa dạng hóa các danh mục của tài sản đảm bảo.

-Hiện nay danh mục tài sản của QTD chưa thật sự đa dạng như các văn bản pháp luật quy định, nhiều loại tài sản còn chưa được áp dụng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay, vì vậy QTD cần nhanh chóng xây dựng các danh mục tài sản đảm bảo đa dạng và có tính thanh khoản cao. Để khách hàng tiếp cận với QTD khi có nhu cầu vay vốn, trước hết danh mục tài sản đảm bảo cần phong phú, phù hợp với khả năng của khách hàng trên cơ sở những quy định của pháp luật, và trên hết QTD cần nghiên cứu mở rộng cho vay cầm cố bằng hàng hóa vì một số lý do thuận lợi sau:

- - Thứ nhất: Khi cho vay cầm cố bằng hàng hóa thì việc đánh giá tương đối thuận lợi do loại tài sản này có nguồn thông tin rất đa dạng và rõ ràng.

- Thứ hai: Khi khách hàng không có khả năng trả nợ thì việc xử lý tài sản này là tương đối thuận lợi và QTD sẽ không gặp nhiều khó khăn như khi xử lý các tài sản đảm bảo là nhà ở, quyền sử dụng đất,...

- Thứ ba: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, có nhu cầu vốn lưu động lớn và tương đối lớn do đó QTD nên cho vay cầm cố bằng hàng hóa thì sẽ mở rộng được thị phần và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Tuy nhiên, khi cho vay theo hình thức này thì QTD phải thực hiện theo quy

định của pháp luật đó là các tài sản này phải không nằm trong danh sách cấm giao dịch.

- Mặt khác, QTD cũng nên kết hợp cho vay thế chấp với tín chấp (bảo

đảm nợ

một phần). Việc áp dụng hình thức này cũng rất cần thiết đối với những khách hàng không có đủ tài sản đảm bảo (cho vay với các khoản vay có phương án khả thi, có thể xem xét cho vay thì QTD có thể kết hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản và cho vay tín chấp).

- Mở rộng tín dụng với các doanh nghiệp trên địa bàn.

- Đây là hướng cho vay mà QTD cần phải tập trung và mở rộng ngay

bây giờ và

trong tương lai. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các doanh nghiệp liên doanh,... làm việc khá năng động, hiệu quả và khả năng sinh lời rất cao. Mặt khác các doanh nghiệp này lại có giá trị tài sản đảm bảo khá lớn nên QTD Bình Chánh cũng yên tâm về mức độ an toàn theo hướng cho vay này.

- Cần thành lập bộ phận chuyên trách xử lý tài sản đảm bảo để nâng cao

công tác

xử lý tài sản đảm bảo.

- Khi đến hạn mà khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh không thực hiện

hoặc thực

hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ đối với QTD thì tài sản đảm bảo tiền vay được xử lý để thu hồi nợ. Tuy nhiên trên thực tế việc xử lý tài sản cũng gặp không ít khó khăn, liên quan đến nhiều cơ quan chức năng cũng như được sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật, một phần là do các quy định của pháp luật và việc theo dõi, quản lý tài sản đảm bảo chưa tốt, nhưng một phần cũng do QTD chưa có bộ phận chuyên trách về xử lý tài sản đảm bảo, một số khoản vay đã được xử lý rủi ro nhưng tài sản đảm bảo chưa được xử lý có nhiều nguyên nhân.

-Trường hợp công tác xử lý tài sản đảm bảo gặp khó khăn về thủ tục pháp lý, hoặc chủ tài sản không chịu giao tài sản cho QTD xử lý như cam kết hay là QTD không được sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng trong việc thu hồi tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó việc phát mại tài sản có khi phải tốn nhiều chi phí, không bù đắp được giá trị của khoản vay.

-Nhằm giúp cho QTD đẩy nhanh tốc độ và tăng giá trị thu hồi nợ quá hạn. Bộ phận này phải luôn phối hợp với các cơ quan chức năng như Tòa án, Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm, Công ty môi giới,... để có những biện pháp nhằm tăng tốc độ và hiệu quả xử lý tài sản đảm bảo, hoặc điều chuyển về bộ phận khác như công ty mua bán nợ hay công ty thu mua, khai thác, sử dụng tài sản đảm bảo mà QTD xiết nợ. Và bộ phận này phải cùng các cơ quan chức năng như Tòa án, Công an,... để giúp đỡ, thậm chí buộc khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ và giành quyền ưu tiên trong xử lý tài sản đảm bảo nhằm thu hồi nợ cho QTD.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra và giám sát khoản vay.

-QTD phải thường xuyên tiến hành hoạt động kiểm tra và giám sát khoản vay. Đây là những hoạt động thực hiện sau khi đã cấp tín dụng nhằm hướng dẫn và đôn đốc khách hàng sử dụng vốn đúng hợp đồng và có hiệu quả. Từ đó giúp QTD nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, tạo cơ sở cho QTD đánh giá khả năng tài chính, khả năng trả nợ và lãi vay của khách hàng,... nhằm thu hồi nợ một cách kịp thời.

-Trong nhiều trường hợp khách hàng có ý đồ không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, cố tình sử dụng vốn vay sai mục đích hay có hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt vốn của QTD thì hoạt động giám sát thực hiện khoản vay là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn rủi ro cho QTD. Vì thế có thể nói hoạt động kiểm tra đôn đốc khách hàng chính là biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đảm bảo tiền vay trong cả hai trường hợp cho vay có hoặc không có tài sản đảm bảo, giúp QTD ngăn chặn và tối thiểu hóa rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Nâng cao chất lượng và trình độ cán bộ nhân viên tại Quỹ tín dụng nhân dân

Bình Chánh.

-QTD cần có chính sách tuyển dụng và đào tạo thích hợp để nâng cao chất lượng và trình độ của nguồn nhân lực đặc biệt là chất lượng cán bộ tín dụng như tổ chức đào tạo và đào tạo lại thường xuyên nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ không chỉ

-giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn có kiến thức tổng

hợp, có khả năng phân tích

và dự đoán biến động của thị trường cũng như thành thạo các

nghiệp vụ đáp ứng

yêu cầu của nền kinh tế khi hội nhập.

-Không chỉ đào tạo mà việc bố trí, sử dụng cán bộ cũng phải thật hợp lý và khoa học, phải xem xét dựa vào yếu tố năng lực, phẩm chất và hiệu quả công việc chứ không phải dựa vào thâm niên công tác, bằng cấp, mối quan hệ nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh để mọi người phấn đấu vươn lên.

-Trong hoạt động kinh doanh QTD có rất nhiều rủi ro, nhất là hoạt động tín dụng, vì thế chất lượng cán bộ tín dụng là yếu tố quan trọng. Đội ngũ này phải là những người giỏi về chuyên môn nghiệp vụ nhưng phải có bản lĩnh vững vàng, có khả năng quyết đoán và đạo đức nghề nghiệp. Vì thế QTD phải thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức trách nhiệm, có kế hoạch bồi dưỡng cũng như loại trừ những cán bộ không đủ năng lực và phẩm chất đạo đức.

-Bên cạnh hoạt động đào tạo thì QTD cũng phải có chính sách khen thưởng và kỷ luật hợp lý, kịp thời. Chính sách khen thưởng là nguồn động viên đối với đội ngũ cán bộ, không những thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo mà còn góp phần đánh giá hiệu quả và chất lượng công việc của mỗi người. Từ đó khuyến khích cán bộ phấn đấu vươn lên, không ngừng sáng tạo góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chung của QTD. Không chỉ khen thưởng mà QTD cũng phải kịp thời chấn chỉnh và xử lý các sai phạm đảm bảo tính minh bạch và công bằng khi đánh giá chất lượng công việc của đội ngũ nhân viên.

- Chi phí phải thường xuyên đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo.

-Do giá trị tài sản đảm bảo chính là nguồn thu nợ thứ hai của QTD, nên sự biến

động giá trị của tài sản đảm bảo có ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của khoản vay. Với sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế như hiện nay, giá trị các tài sản đảm bảo có sự biến động rất lớn theo từng thời điểm, một số sản phẩm lại có sự hao mòn vô hình, khó xác định được mức khấu hao, gây khó khăn cho việc định giá. Do đó, QTD phải thường xuyên đánh giá lại tài sản đảm bảo để xác định giá trị thực tế của tài sản mà mình đang nắm giữ, để đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra.

-Lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn tuy chiếm một tỷ trọng rất nhỏ nhưng cũng ảnh hưởng đến sự hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân khách quan là sự biến động của thị trường, thảm họa của tự nhiên, chính sách kinh tế của Chính phủ đã làm mất đi nguồn thu nhập của khách hàng. Ngoài ra, sự thiếu chính xác của cán bộ tín dụng về định kỳ hạn nợ, mức cho vay cũng là nguyên nhân chủ quan góp phần hình thành nợ quá hạn. Vì vậy việc lập dự phòng rủi ro các khoản nợ xấu, nợ quá hạn là một điều cần thiết nhằm đảm bảo cho hoạt động của QTD được bình thường, tránh tình trạng mất cân bằng vốn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN BÌNH CHÁNH (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w