Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn gửi

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á PHÒNG GIAO DỊCH 3 THÁNG 2 (Trang 48)

Bảng 2.8:Bảng số liệu thể hiện tỉ trọng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn gửi

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Quy mô Tỉ trọng % Quy

mô Tỉ trọng % môQuy Tỉ trọng % Tiền gửi < 12 tháng 101.881 56,50 128.63

2 58,25 4180.99 57,39

Tiền gửi thanh toán 46.883 26,00 53.550 24,25 81.156 25,70

Tiền gửi > 12 tháng 31.466 17,50 38.645 17,50 53.683 17,00

Tổng cộng 180.320 100 220.82

7 100 3315.78 100

Bảng 2.9:Bảng sô liệu thể hiện cơ câu nguồn vôn huy động theo kỳ hạn gửi

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng Tiền gửi < 12 tháng 101.881 128.632 180.994 26.751 26,26% 79.063 40,67% Tiền gửi thanh toán 46.883 53.550 81.156 6.667 14,22% 27.606 51,55% Tiền gửi > 12 tháng 31.466 38.645 53.683 7.179 22,82% 15.038 38,91%

Tổng cộng 180.320 220.827 315.783 40.507 22,46% 94.956 43,00%

Nguồn:bộ phận kế toán PGD 3 Tháng 2 Biểu đồ 2.5: Cơ câu tiền gửi theo kì

CƠ CẤU TIỀN GỬI THEO KÌ HẠN

Nguồn: Xử lý số liệu từ bảng 2.8;2.9

■Tiền gửi dưới 12 tháng

■Tiền gửi thanh toán ■Tiền gửi trên 12 tháng

Năm 2012: Tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng là 101.881 triệu đồng, chiếm 56.50% tổng nguồn vốn huy động; tiền gửi thanh toán chiếm 26.00% tương ứng 46.883 triệu đồng; tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng chỉ chiếm 17.50% trên tổng nguồn vốn huy động. Năm 2013: Tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng là 128.632 tỷ đồng, tăng 26.26% so với năm 2012, chiếm 58.25% tổng nguồn vốn huy động; tiền gửi thanh toán giảm 1.75% so với năm 2012;tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng tăng thêm 22.82% so với năm 2012. Năm 2014: Mức tăng trưởng của tiền gửi <12 tháng là 40.67% so với năm 2012; trong năm 2014 thì tốc độ tăng trưởng của tiền gửi thanh toán tăng trưởng khá cao 51.55% đạt mức 81.156 triệu đồng; đối với tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng củng tăng trưởng với tốc độ 28.91% chiếm tỷ lệ 17% trong tổng nguồn vốn huy động.

Dựa vào bảng cơ cấu tiền gửi theo kì hạn ta có thể thấy tiền gửi dưới 12 tháng qua các năm luôn chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn tiền gửi huy động. Một phần nguyên nhân do tâm lý khách hàng không muốn gửi tiền trên kì hạn 12 tháng vì họ sợ có nhu cầu rút vốn trước hạn, ngoài ra sự biến động của lãi suất cũng là lý do khiến khách hàng ngại gửi tiền trên 12 tháng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng chưa có những biện pháp thích hợp để thu hút khách hàng gửi tiền trên 12 tháng. Tiền gửi thanh toán cũng chiếm tỉ trọng đáng kể vì nhu cầu thanh toán của cá nhân và doanh nghiệp ngày càng tăng. Sự gia tăng của tiền gửi thanh toán là một kết quả đáng ghi nhận đối với PGD. Điều này thể hiện, ngày càng nhiều người thích sử dụng các tiện ích của các khoản thanh toán, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt đang tăng. Để có được kết quả này, PGD cũng đã thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường huy động nguồn tiền này như tiến hành làm ATM miễn phí, thực hiện chi trả lương qua tài khoản cho các công ty, đa dạng hóa các thể thức thanh toán để thu hút khách hàng, tiến hành thanh toán theo yêu cầu của khách hàng nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

Tuy nhiên, viêc hai loại tiền gửi này chiếm tỉ trọng cao có thể làm gia tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong ngắn hạn bởi nguồn vốn ngắn hạn kém ổn định hơn so với nguồn vốn trung và dài hạn.

2.3.4. Chi phí huy động nguồn tiền gửi

Bảng 2.10:Bảng số liệu thể hiện chi phí huy động nguồn tiền gửi ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng Tiền gửi của tổ chức

kinh tế và cá nhân

180.320 220.827 315.783 40.507 22,46% 94.956 43,00%

Chi phí HĐTG 9.456 11.555 31.773 2.099 22,20% 20.218 175,00%

Chi phí phi lãi 1.161 1.507 4.616 346 29,80% 3.109 206,00%

Chi phí trả lãi TG 8.295 10.048 27.157 1.753 21,13% 16.999 167,00% Tỷ suất chi phí lãi

bình quân 4,60% 4,60% 8,60%

Nguồn:bộ phận kế toán PGD 3 Tháng 2 Biểu đồ 2.6:Chi phí huy động tiền gửi

CHI PHÍ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI

Nguồn: Xử lý số liệu từ bảng 2.10 350.000 300.000 ,<0 250.000 <g. 200.000 150.000 > I 100.000 a 50.000 0

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

■Ti n g i c a t ch c kinh t ề ử ủ ổ ứ ế

và cá nhân

■Chi phí huy động tiền gửi

■ Chi phí phi lãi

■ Chi phí tr lãi ả

Với:

Chi phí huy động bao gồm chi phí lãi và chi phí phi lãi như: Chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí nhân viên , chi phí trang thiết bị, chi phí quảng cáo, tiếp thị. Trong đó, chi phí lãi chiếm tỉ trọng cao nhất ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.Vì vậy, khi tổng hợp chi phí huy động tiền gửi, ngân hàng tổng hợp riêng chi phí lãi, các chi phí phi

lãi có liên quan ngân hàng đưa vào khoản mục chi phí khác.

Năm 2012, chi phí trả lãi tiền gửi là 8.295 triệu đồng trên tổng nguồn tiền gửi huy động là 180.320 triệu đồng. Ta có tỷ suất chi phí lãi bình quân là 4,60%. Tỷ suất này cho thấy, để huy động được một đồng tiền gửi, PGD 3 Tháng 2 chi 0,046 đồng chi phí trả lãi.

Năm 2013, tổng nguồn tiền huy động và chi phí trả lãi gia tăng gần như cùng tốc độ tăng trưởng 22,46%. Chi phí trả lãi tiền gửi là 10.045 triệu đồng và tổng nguồn tiền gửi huy động là 220.827 triệu đồng.Vì vậy, tỷ suất chi phí lãi không đổi so với năm 2012.

Năm 2014, chi phí trả lãi tiền gửi tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng 167% so với năm 2013, tương đương 16.999 triệu đồng. Bên cạnh đó, quy mô tiền gửi huy động cũng tăng lên với mức tăng trưởng 43,00% so với năm 2013 đạt 315.873 triệu đồng. Điều này dẫn đến tỷ suất chi phí lãi bình quân tăng lên 8,60%. Tỷ suất này cho thấy PGD 3 Tháng 2 phải bỏ ra 0,086 đồng tiền lãi để huy động thêm 1 đồng vốn tiền gửi.Chi phí phi lãi tăng đều qua ba năm bởi vì ngân hàng đã tăng cường hoạt động quảng cáo tiếp thị đặc biệt là việc giới thiệu các chương trình khuyến mãi đánh đúng vào tâm lí khách hàng điều này đã góp phần nhằm gia tăng nguồn tiền gửi.

Việc gia tăng chi phí huy động trong khi tổng nguồn vốn huy động cũng gia tăng là hợp lý nhất là khi thị trường có nhiều cạnh tranh đặc biệt là về lãi suất. Bởi lãi suất huy động về phía ngân hàng là chi phí nhưng đối với khách hàng là lợi ích trực tiếp quyết định hành vi gửi tiền của khách hàng.

X, . Chiphítrảlãitiềngửi *nnn/

Tỷ suât chi phí lãi bình quân=———j---—---77—*100%

Tông ting ihuyđộng

2.3.5. Hoạt động sử dụng nguồn tiền gửi

Bảng 2.11: Bảng số liệu thể hiện hoạt độn sử dụng nguồn vốn huy động

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng Doanh số cho vay 154.838 201.933 280.563 47.095 30,41% 78.630 38,94% Doanh số thu nợ 143.222 195.572 269.534 52.350 36,55% 73.962 37,82% Dư nợ cho vay 136.257 180.440 250.758 44.183 32,43% 70.318 38,97%

Nợ quá hạn 0,32% 0,24% 0,15%

Nguồn:bộ phận kế toán PGD 3 Tháng 2

Biểu đồ 2.7: Hoạt động nguồn vốn huy động

HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG

Nguồn: Xử lý số liệu từ bảng 2.11

Năm 2013, doanh số cho vay đạt 201.933 triệu đồng tăng 30,41% so với năm 2012 số tuyệt đối là 47.095 triệu đồng. Năm 2014, doanh số cho vay đạt 280.563 triệu đồng, tăng 38,94% so với năm 2013 tương ứng 78.630 triệu đồng. Điều này thể hiện ngân hàng có xu hướng mở rộng cho vay trong các lĩnh vực.Để đạt kết quả như vậy, PGD đã áp dụng chiến lược kinh doanh đa thành phần kinh tế. Những hoạt động như cho vay tiêu dùng: mua xe, mua nhà, cho vay xây nhà ở... thủ tục vay vốn đơn giản giúp khách hàng thực hiện nhanh

M) = <« • 280.563 300.000 269.534 250.000 200.000 150.000 100.000 50.000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

■Doang số cho vay

■Doanh số cho thu nợ

chóng hồ sơ vay vốn. Nhờ vào phong cách phục vụ lịch sự, tư vấn nhiệt

tình của bộ phận

nhân viên kinh doanh của PGD đã làm cho khách hàng cảm thấy dễ chịu, thoải

mái khi đến

ngân hàng nộp hồ sơ đề nghị vay vốn.

Song song với việc cho vay thì công tác thu nợ là một yếu tố cần thiết cho quá trình hoạt động của ngân hàng nhằm thu hồi vốn và đảm bảo cho đồng vốn được quay vòng liên tục. Doanh số thu nợ trong năm tùy thuộc vào kỳ hạn của khoản nợ, đồng thời còn tùy thuộc vào biến động của thị trường nhưng nhìn chung tình hình thu nợ của PGD tiến triển rất tốt. Năm 2012, doanh số thu nợ là 143.222 triệu đồng. Năm 2013, cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ là 195.572 triệu đồng tăng 36,55% so với năm 2012 tương đương 52.350 triệu đồng.

Nợ quá hạn đối với các NHTM đang là một vấn đề đáng quan tâm, các TCTD phải dùng nhiều nguồn khác nhau để bù đắp rủi ro, chủ yếu là dùng lợi nhuận để bù đắp và xử lý. Ta thấy trong năm 2012 dư nợ quá hạn là 0,32%, qua năm 2013 nợ quá hạn còn 0,24%, giảm 0,08% so với năm 2012. Đến năm 2014, nợ quá hạn giảm còn rất thấp chiếm 0,15%. Đây là một thành tích đáng khen của PGD trong thời gian qua, một phần là do PGD đẩy mạnh xử lý nợ quá hạn đồng thời kiểm soát chặt chẽ quy trình cho vay, thận trọng trong việc thẩm định khách hàng trước khi cho vay,.. .nên tỷ lệ nợ quá hạn trong dư nợ cho vay khá nhỏ và liên tục giảm qua các năm.

Về tình hình dư nợ tại PGD cũng có những bước tiến khả quan qua các năm nhưng nhìn chung chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho các khách hàng có nhu cầu vì nhiều nguyên nhân khách quan như khách hàng không đủ tài sản thế chấp, khách hàng chưa có phương án kinh doanh khả thi.

Mức dư nợ cho vay của PGD tăng lên qua các năm là nhờ vào PGD đã thực hiện tốt nhiều giải pháp hữu hiệu như thực hiện tốt chính sách ưu đãi khách hàng,tích cực đẩy mạnh công tác tiếp thị, nâng cao chất lượng phục vụ làm cho hoạt động tín dụng của PGD từng bước phát triển vững chắc.

2.4. Quy trình mở sổ tiết kiệm tại Ngân hàng Đông Á - PGD 3 Tháng 2

2.4.1. Giới thiệu về khách hàng mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng Đông Á-PGD 3/2

Vào ngày 14/4, khách hàng Nguyễn Văn A lần đầu tiên mở sổ tiết kiệm tại Ngân hàng Đông Á.

Khách hàng Nguyễn Văn A, sinh năm 1993 đang cư trú tại số nhà 10/4-Khu phố 4- Phường 10-TP Mỹ Tho-Tỉnh Tiền Giang. Số CMND: 312 149 906

Khách hàng A có nhu cầu gửi tiết kiệm hình thức thông thường 8.500.000 VND với kỳ hạn 12 tháng lãnh lãi cuối kỳ, lãi suất 6.6%/ năm (0.55%/tháng).

2.4.2. Quy trình mở sổ tiết kiệm

Bước 1: Giao dịch viên nhận yêu cầu gửi tiền của khách hàng A

-Khách hàng A tới quầy và điền vào giấy yêu cầu gửi tiền tiết kiệm. Khách hàng ghi rõ các yêu cầu về các thông tin như số tiền, kỳ hạn, loại tiền và hình thức gửi.

■^ Giấy yêu cầu gửi tiết kiệm của khách hàng A (Phụ lục)

Bước 2: Giao dịch viên kiểm tra yêu cầu gửi tiền và hướng dẫn khách hàng A các thủ tục cần thiết

-Giao dịch viên yêu cầu khách hàng A xuất trình giấy tờ tùy thân hợp pháp (giấy CMND, hộ chiếu...). Kiểm tra các yếu tố trên giấy yêu cầu gửi tiền, nếu có sai sót thì yêu cầu khách hàng sửa đổi, bổ sung và sau đó tiến hành thu tiền.

Bước 3: Giao dịch viên nhận tiền, kiểm đếm tiền

-Thực hiện đúng theo quy trình thu tiền mặt, lưu ý khớp đúng kê khai tiền của khách hàng và tiền thu thực tế. Nếu giao dich vượt hạn mức thu hoặc hạn mức tồn quỹ của giao dịch viên thì chuyển quỹ chính xử lý. Đóng dấu “Đã thu tiền” lên bảng kê tiền nộp của khách hàng.

Bước 4: Giao dịch viên khai báo và in sổ tiết kiệm

Giao dịch viên căn cứ thông tin khách hàng để khai báo trên phần mềm hệ thống. Kiểm tra chọn đúng mẫu sổ tiết kiệm và kiểm tra kỹ các thông tin cập nhật trước khi in. Chuyển toàn bộ chứng từ cho ban giám đốc phê duyệt.

->Sổ tiết kiệm của khách hàng A (phụ lục)

Bước 5: Ban giám đốc kiểm soát

- Kiểm soát kiểm tra các thông tin trên yêu cầu gửi tiền và giấy tờ tùy thân của khách hàng và thông tin cập nhật vào hệ thống của giao dịch viên. Phê duyệt trên hệ thống.

Bước 6: Ban giám đốc ký tên đóng dấu và trả lại cho giao dich viên

-Ký kiểm soát trên sổ tiết kiệm và các chứng từ kèm theo, đóng dấu. Trả lại sổ tiết kiệm và các giấy tờ cho giao dịch viên.

Bước 7: Trả sổ tiết kiệm và giấy tờ cho khách hàng A

-Giao dịch viên kiểm tra lại các yếu tố trên sổ tiết kiệm đã hoàn thiện; chuyển khách hàng kiểm tra lại các thông tin trước khi rời quầy, sau đó đưa sổ tiết kiệm và giấy tờ tùy thân cho khách hàng A.

Bước 8: Cất tiền, ghi sổ quỹ

- Cất tiền vào thùng, cập nhật sổ quỹ theo đúng quy trình thu tiền.

Bước 9: Luân chuyển và lưu chứng từ

- Lưu thẻ lưu vào các kẹp đựng thẻ lưu. Kẹp chứng từ thẻ lưu cần được sắp xếp theo ngày tháng, số sổ tiết kiệm để dễ tìm kiếm khi cần thiết.

2.5. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ số tài chính

2.5.1. Tỷ suất chi phí huy động VTG bình quân

Bảng 2.12: Bảng số liệu thể hiện tỷ suất chi phí huy động VTG bình quân ĐVT:Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chi phí huy động VTG 9.456 11.555 31.773

Tổng chi phí 132.371 155.125 208.750

Tỷ suất chi phí huy động VTG bình quân 7,14% 7,45% 15,22%

Nguồn:bộ phận kế toán PGD 3 Tháng 2

Chỉ tiêu này đánh giá chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra cho hoạt động huy động vốn tiền gửi so với tổng chi phí hoạt động. Qua bảng phân tích số liêu trên ta thấy chi phí mà ngân hàng bỏ ra để huy động vốn ngày càng tăng, cụ thể năm 2012 tỷ suất chi phí huy động VTG bình quân đạt 7.14%, năm 2013 tỷ suất này đã tăng nhưng không đáng kể 7.45%. Năm 2014, tỷ suất chi phí huy động VTG bình quân tăng đột ngột gấp 2 lần so với năm 2012 và 2013, điều này là do năm 2014 PGD đã mở rộng mạng lưới kinh doanh hoạt động đồng thời cũng tăng cường hoạt động quảng cáo tiếp thị và những chương trình khuyến mãi đặc biệt dành riêng cho những khách hàng truyền thống nhằm gia tăng nguồn tiền gửi. Việc gia tăng chi phí huy động trong khi tổng nguồn vốn huy động cũng gia tăng là hợp lý nhất là khi thị trường có nhiều cạnh tranh đặc biệt là về lãi suất. Bởi lãi suất huy động về phía ngân

Tỷ suất chi phí huy động VTG bình quân=Chi phí huy động VTG

hàng là chi phí nhưng đối với khách hàng là lợi ích trực tiếp quyết

định hành vi gửi tiền của

khách hàng.

2.5.2. Hệ số tổng vốn tiền gửi trên tổng dư nợ

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng VTG 180.320 220.827 315.783

Tổng dư nợ 136.257 180.440 250.758

Tổng VTG trên tổng dư nợ 1,32 1,22 1,26

Chỉ tiêu này cho biết nguồn vốn tiền gửi huy động có đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng hay không, phản ánh sự cân đối giữa nguồn vốn tiền gửi huy động được với hoạt động tín dụng, đầu tư. Qua bảng phân tích trên thì ta thấy cả 3 năm các hệ số đều > 1 điều này chứng tỏ nguồn vốn tiền gửi của PGD thừa để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á PHÒNG GIAO DỊCH 3 THÁNG 2 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w