CHƯƠNG V: ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA MÔ HÌNH AIRBNB
5.4. Airbnb trong đại dịch Covid
5.4.1. Airbnb trong thời kỳ Covid 19
Bước sang năm 2020 đại dịch Covid-19 lan rộng khắp thế giới, toàn bộ dịch vụ du lịch gần như đóng băng, kéo theo tình trạng không có khách của các dịch vụ lưu trú. Doanh thu của Airbnb suy giảm trầm trọng.
Theo CNBC, giá trị của Airbnb vào tháng 3-2017 là 31 tỷ USD, đến cuối tháng 4-2020 chỉ còn là 18 tỷ USD. Không có con số chính thức về mức độ giảm sút doanh thu đặt phòng của Airbnb, nhưng theo ước tính của Bloomberg con số này là từ 41-
96% tùy nơi và thời điểm. Đầu tháng 5-2020, Airbnb đã phải cho nghỉ việc 1.900 nhân viên trong tổng số 7.500 nhân viên của mình, tương đương 1/4. CEO Brian Chesky đã phải nói với nhân viên của mình trong thư trần tình rằng doanh thu năm 2020 sẽ ít hơn một nửa của năm 2019. Tình hình bi đát đến nỗi các tờ báo lớn như CNBC, Bloomberg… giật tít: Liệu Airbnb có sống sót nổi qua đại dịch Covid-19?
Kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, người dân không thể đi du lịch, hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn do lượng khách giảm mạnh. Theo số liệu của trang phân tích thị trường cho thuê phòng ngắn hạn AirDNA, lượng đặt qua Airbnb giảm khoảng 33-36% (trong khi các khách sạn giảm 17,5%).
Theo báo cáo kết quả kinh doanh hồi tháng Năm, Airbnb thông báo lỗ hàng trăm triệu USD, dự kiến doanh thu năm nay sẽ thấp hơn một nửa so với năm 2019.
Tình hình tồi tệ đến mức, hồi tháng Năm vừa qua, startup này đã cắt giảm 25% nhân sự, tương đương gần 1.900 người. Gần đây, CEO Brian Chesky đã thông báo với các nhân viên công ty rằng Airbnb đã hạ giá trị công ty xuống 26 tỷ USD, thấp hơn cả mức 31 tỷ USD được định giá khi Airbnb huy động vốn từ các nhà đầu tư vào tháng 9/2017, theo Financial Times.
Tuy vậy, so với các dịch vụ lưu trú truyền thống, Airbnb hoạt động trong tình trạng chới với nhưng có nhịp độ ổn định, khi thị trường thuê nhà ngắn hạn trở thành thú vui nhất định của những người “thèm thuồng du lịch”, như một cách trốn tránh với thực tại của các lệnh giãn cách xã hội nghiêm ngặt.
5.4.2. Yếu tố lạc quan và khắc phục
Nền tảng đặt phòng lưu trú trực tuyến Airbnb ngày 16/11/2020 cho biết, mô hình chia sẻ phòng lưu trú của họ đã chứng tỏ khả năng phục hồi trong thời kỳ đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 hoành hành trên toàn cầu khi công bố lợi nhuận trong quý III/2020.
Công ty khởi nghiệp có trụ sở tại San Francisco (Mỹ) này đã đạt lợi nhuận 219 triệu USD trong quý III/2020 nhưng vẫn chịu thua lỗ 697 triệu USD trong chín tháng kể từ đầu năm nay, giữa bối cảnh doanh thu giảm 32% do sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã "tàn phá" lĩnh vực du lịch.
Trong báo cáo dữ liệu tài chính lần đầu tiên của mình, Airbnb cho biết mô hình chia sẻ phòng lưu trú của họ đã phục hồi so với các mô hình kinh doanh khác trong
lĩnh vực này giữa thời kỳ ngành du lịch toàn cầu lâm vào khủng hoảng bởi đại dịch COVID-19.
Báo cáo của Airbnb nêu rõ, mọi người muốn ra khỏi nhà và được đi du lịch, nhưng họ không muốn đi xa hoặc ở trong các khách sạn đông đúc, bởi vậy nền tảng đặt phòng của Airbnb đã chứng minh là có thể thích ứng để phục vụ những cách thức du lịch mới này.
Doanh thu của Airbnb đã giảm xuống 2,5 tỷ USD trong chín tháng kể từ đầu năm 2020, từ mức tương ứng 3,7 tỷ USD của một năm trước đó. Mức thua lỗ của công ty này trong chín tháng qua cũng gần tương đương với mức thua lỗ của năm ngoái.
Theo báo cáo trên, gần như quý nào Airbnb cũng chịu thua lỗ. Song kể từ năm 2018 tới nay, quý III nào công ty này cũng đạt lợi nhuận. Airbnb cho biết, mô hình kinh doanh độc đáo của họ đã được chứng minh là có lợi cho cả chủ nhà cho thuê và khách du lịch tìm kiếm một môi trường an toàn trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh toàn cầu.
Công ty này cho biết, sự bùng phát dịch COVID-19 đã ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động và tình hình tài chính gần đây của họ và điều này sẽ còn tiếp diễn. Tuy nhiên, công ty này kỳ vọng rằng khi thế giới phục hồi sau đại dịch, Airbnb sẽ là một "kênh" thu nhập quan trọng để giúp giúp hàng triệu người vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch COVID-19. Theo Airbnb, đại dịch COVID-19 đã củng cố thực tế rằng du lịch là nhu cầu thiết yếu của con người, ngay cả khi đối mặt với thách thức, mọi người vẫn tìm kiếm các lựa chọn đi lại trong phạm vi gần.
Nền tảng này hiện có hơn bốn triệu địa điểm lưu trú ở 220 quốc gia trên thế giới và đã phục vụ hơn 825 triệu lượt đặt phòng. Airbnb vẫn chưa ấn định ngày chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) nhưng đang bắt đầu thực hiện kế hoạch này bằng việc nộp hồ sơ tài chính cho Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ (SEC)./.
KẾT LUẬN
Sự ra đời của Airbnb cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử cũng như mô hình kinh tế chia sẻ. Airbnb mang đến cho du khách thêm lựa chọn khi có nhu cầu lưu trú. Airbnb tạo điều kiện để nhiều người có thể đi du lịch với chi phí rẻ, mang đến những trải nghiệm độc đáo, mới lạ khi lưu trú. Bên cạnh đó, mô hình Airbnb cũng mang đến nhiều bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp đang kinh doanh trên mô hình thương mại điện tử. Trong một thị trường mà người sử dụng và những đối thủ cạnh tranh chỉ cách nhau một cú nhấp chuột thì các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trực tuyến buộc phải tạo ra được nét khác biệt trong dịch vụ của mình so với các đối thủ cạnh tranh nếu không họ sẽ không thể phát triển và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Khi công nghệ, thương mại điện tử và toàn cầu hóa trở nên gắn bó với nhau hơn, người mua và người bán đang gia tăng khả năng kết nối, do đó việc mua bán, giao dịch sẽ rất nhanh. Vì vậy, trong khi môi trường kinh doanh đầy biến động, các nhà quản lý của Airbnb cũng như các doanh nghiệp đang kinh doanh trực tuyến cần phải xem xét các chiến lược phát triển mới để đối phó với những thay đổi nhanh chóng mà do tăng trưởng thương mại điện tử mang lại trong thị trường toàn cầu.