Khái quát tình hình nguồn vốn củaNgân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tây Ninh

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tây Ninh (Trang 67 - 72)

2.4.1 Khái quát tình hình nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài GònThương Tín - chi nhánh Tây Ninh Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng bởi nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu từ 4 nguồn đó là vốn huy động, vốn tự có, vốn đi vay và vốn khác. Riêng đối với chi nhánh thì có vốn huy động và vốn tự có.

> Đối với nguồn vốn huy động: Ngân hàng được toàn quyền sử dụng sau khi

đã trích lại một phần theo tỷ lệ đảm bảo do Ngân hàng Nhà nước quy định,

> Đối với nguồn vốn tự có: Bao gồm tài sản nợ khác và quỹ của Chi nhánh Để hiểu rõ hơn tình hình của Ngân hàng trong 3 năm qua chúng ta sẽ tiến hành xem xét cơ cấu nguồn vốn của Samcombank Tây Ninh. Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Tây Ninh qua 3 năm cụ thể:

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của Sacombank Tây Ninh năm 2008, 2009 và 2010

Cơ cấu nguồn vốn năm 2008, 2009, 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Chênh lệch 2009/2008 2009/2010 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 934.92 6 1.155.29 7 1.685.990 220.37 1 24 530.69 3 4 6 Vốn tự có 30.47 7 40.14 0 47.393 9.663 32 7.253 1 8 Tồng nguồn vốn 965.40 3 1.195.43 7 1.733.38 3 230.03 4 24 537.94 6 4 5

Nguồn: Phòng kế toán của Sacombank Tây Ninh

> Vốn huy động

Năm 2008 Ngân hàng huy động được 934.926 triệu đồng, đến năm 2009 là 1.155.297 triệu đồng, tăng 220.371 triệu đồng so với năm 2008 tương đương tăng 24%. Năm 2010 nguồn vốn huy động được là 1.685.990 triệu đồng, tăng 530.693 triệu đồng so với 2009 tương đương tăng 46%. Tây Ninh là một tỉnh phát triển nông nghiệp rất mạnh đặc biệt là cao su, mì và mía. Trong năm 2008 ngoài việc phải đối đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế chung, người dân Tây Ninh càng lâm vào khó khăn hơn nữa do sự kiện bê bối của công ty bột ngọt Vedan, nhiều doanh nghiệp tư nhân bị tồn đọng mì, mía, không có nguồn tiêu thụ, xoay vòng vốn không kịp dẫn đến phá sản, đời sống nhân dân đã khó nay càng khó hơn, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Năm 2009 với sự khuyến khích, hỗ trợ từ ban lãnh đạo của tỉnh, nhiều doanh nghiệp đã bắt tay gầy dựng lại việc kinh doanh, tái đầu tư, sản xuất vì vậy nhu cầu vay vốn rất lớn do đó nguồn vốn huy động trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy còn chịu nhiều ảnh hưởng từ năm 2008 nhưng trong năm 2009 với những nổ lực của mình, chi nhánh đã cố gắng đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng nhiều cách như tuyên truyền marketing, mở ra những hạn mục tiền gửi mới..., hoạt động huy động vốn không những được cải thiện mà còn tăng rõ rệt so với năm 2008. Với đà đó sang năm 2010, các doanh nghiệp làm ăn ổn định, đời sống nhân dân có phần ổn định hơn và đặc biệt là sự tăng giá trở lại của cao su sau thời gian rớt giá trầm trọng do không xuất khẩu được sang Trung Quốc đã làm cho nguồn vốn huy động đã tăng mạnh so với năm 2009.

> Vốn tự có:

Sơ đồ 2.5: Vốn tự có của Sacombank Tây Ninh năm 2008, 2009 và 2010 Vốn tự có chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn Ngân hàng. Tuy nhiên, nguồn vốn này cũng tăng qua các năm. Năm 2008 là 30.477 triệu đồng. Năm 2009 là 40.140 triệu đồng, tăng 9.663 triệu đồng tương đương tăng 32% so với năm 2008 và năm 2010 là 47.393 triệu đồng, tăng 7.253 triệu đồng tương đương tăng 18% so với năm 2009.

Qua bảng số liệu ta thấy vốn huy động rất ổn định qua các năm và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2008 nguồn vốn huy động chiếm 96,8% trong tổng nguồn vốn, năm 2009 là 96,6% và năm 2010 là 97,3%. Nhờ duy trì được tỷ trọng cao của vốn huy động trong tổng nguồn vốn giúp Ngân hàng luôn luôn chủ động trong công tác sử dụng vốn, đáp ứng được tốt nhất nhu cầu vốn của khách hàng và tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

Sự tăng trưởng của tổng nguồn vốn hàng năm của Chi nhánh xuất phát từ nhu cầu về vốn của các đơn vị kinh tế trong Tỉnh ngày càng tăng và Chi nhánh ngày càng mở rộng phạm vi cho vay. Do đó, Chi nhánh phải cóchiến lược kinh doanh phù hợp để khơi tăng nguồn vốn huy động của mình nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tây Ninh (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w