1. Đạo đức là gốc
- Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là gốc của người cách mạng từ rất sớm và xuyên suốt cuộc đời của mình. Những thập kỷ bốn mươi, năm mươi, sáu mươi, Người đều có những bài viết ngắn gọn, súc tích về đạo đức cách mạng, trong Di chúc, Người nhấn mạnh: Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi Đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liên chính, chí công vô tư, phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.
- Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của cách mạng. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân, đối với con người, sức có mạng mới gánh được nặng và đi được xa, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng. Chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy phải là công việc của toàn đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và cá nhân trong xã hội.
- Người nói, cán bộ, đảng viên muốn dân tin, dân phục thì không phải cứ viết lên trán hai chữ “cộng sản” mà ta được học yêu mến, quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Người trăn trở với nguy cơ Đảng xa rời cuộc sống, xa rời quần chúng, rơi vào thoái hóa, biến chất. Vì vậy Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải “là đạo đức, là văn minh” thì mới hoàn thành được sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình. Đạo đức chính là phẩm chất đòi hỏi con người cần phải có, để tham gia vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, để cống hiến được nhiều nhất cho cuộc đấu tranh đó
2. Đạo đức là nền tảng titnh thần của xã hội, của người cách mạng
- Đạo đức trở thành nhân tố quyết định của sự thành bại trong mọi công việc, phẩm chất mỗi con người. Đạo đức có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp đổi xã hội cũ thành xã hội mới và xây dựng thuần phong mỹ tục. Hồ Chí Minh quan niệm: “Việc nước lấy Đoàn thể làm cốt cán. Việc Đoàn thể lấy cán bộ làm cốt cán. Cán bộ lấy đạo đức làm cốt cán.”
- Đạo đức với những chuẩn giá trị có tác dụng chi phối đời sống tinh thần của xã hội. Là bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thần xã hội. Đạo đức góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, qua đó thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội. Trong xã hội, sự suy thoái đạo đức trong mỗi con người và xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội. Hồ Chí Minh nhắc lại lời Mạnh Tử: “Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy.” Chính vì vậy Người thường nhắc lại tinh thần của Lenin: “Đảng cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc và thời đại.”
- Đạo đức cách mạng tạo nên bản lĩnh, khí chất cho người cách mạng, người cách mạng có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước.. khi được thuận lượi và thành công cũng vẫn giữ tinh thần chất phác, khiêm tốn.