1. Nói là phải đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức
- Nói đi đôi với làm là nét đẹp trong truyền thống đạo đức dân tộc được Hồ Chí Minh nâng lên một tầm cao mới, được coi là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới và là đặc trưng bản chất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
- Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp trong truyền thống phương Đông. Nói đi đôi với làm phải gắn với nêu gương về đạo đức. Xây dựng nền đạo đức mới phải đặc biệt chú trọng “đạo làm gương”
2. Xây đi đôi với chống
- Xây đi đôi với chống là đòi hỏi của nền đạo đức mới
- Xây đạo đức mới phải tiến hành giáo dục những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức. - Xây đạo đức mới cần kết hợp giữa xây và chống, lấy xây làm chính.
-Đạo đức mới trên cơ sở kiên trì mục tiêu chống đế quốc, chống thói quen và tập tục lạc hậu, phải loại trừ chủ nghĩa cá nhân
3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
- Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở sự tự giác tu dưỡng đạo đức của mỗi người.
- Tu dưỡng đạo đức là một cuộc cách mạng trường kỳ gian khổ phải tiến hành kiên trì, thường xuyên, liên tục.
- Tu dưỡng đạo đức là đòi hỏi mỗi người phải tự giác rèn luyện thông qua hoạt động thực tiễn, qua công việc, trong mối quan hệ ...
- Hồ Chí Minh đòi hỏi mọi người phải thường xuyên được giáo dục và tự giáo dục về mặt đạo đức.
PHẦN 2: LIÊN HỆ TỚI QUÁ TRÌNH TU DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HIỆN NAY.
Tiếp thu lời bác dạy sinh viên Đại học Thương Mại tích cực tu dưỡng phẩm chất, lời bác dạy:
- Thứ nhất, chuẩn mực đạo đức “Trung với nước, hiếu với dân” sinh viên đã tham gia học học phần quân sự, qua đó nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm bản thân, sự hy sinh của ông cha ta cho Tổ quốc, giúp sinh viên nâng cao được tinh thần yêu nước, trung thành và bảo vệ đất nước.
- Thứ hai, chuẩn mực “Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”: nhiều bạn sinh viên thể hiện qua nhiệm vụ, công việc hàng ngày. Ý thức “cần, kiệm” thể hiện qua sinh viên trường Thương Mại dành học bổng trong các năm học đó là biểu hiện của sự cần cù, siêng năng... - Thứ ba, chuẩn mực “thương yêu người sống có tình nghĩa”: sinh viên có những hành động thiết thực thông qua các chương trình tình nguyện giúp đỡ người nghèo, trẻ em vùng khó khăn (ví dụ: mùa hè xanh, tết yêu thương...); Hiến máu tình nguyện với nhiều thông điệp như: Một giọt máu trao - đời lại; Hiến máu cứu người – một nghĩa cử cao đẹp....Sinh viên trường tổ chức các hoạt động để giao lưu với các bạn sinh viên nước ngoài, nâng cao đoàn kết khi chung sống chung một mái trường.
Nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như:
- Một số bạn coi nhẹ việc học, không quan tâm đến tành tích bản thân, không hăng hái tham gia các hoạt động của nhà trường, gian lận trong thi cử.
- Sử dụng tiền bố mẹ trợ cấp đi học một các phung phí, không biết tiết kiệm.
- Sinh viên đang dần chạy theo lối sống thực dụng, buông thả, chạy theo giá trị vật chất bỏ quên giá trị tinh thần.
- Một số sinh viên đi ngược lại chuẩn mực đạo đức phân biệt vùng miền, giàu nghèo giữa các bạn học.
Để khắc phục được những hạn chế mà sinh viên vẫn còn đang mắc phải: sinh viên phải trả lời được câu hỏi “Học để làm gì? Học để phục vụ ai? Ai là bạn,thù? Cái gì tốt, xấu?”. Ngoài ra sinh viên cần nhận thực được và tích cực tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống mà nhà trường tổ chức và các hoạt động phát triển bản thân khác
KẾT LUẬN ĐỀ TÀI 2:
- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi đường, chỉ lối cho cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tiến hành công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm cho vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
- Học tập, làm theo tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là yêu cầu, trách nhiệm, là tình cảm, nguyện vọng của mỗi cán bộ, Đảng viên và người dân Việt Nam yêu nước, để xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp, dân chủ; dân tộc Việt Nam độc lập, tự do; nhân dân Việt Nam ấm no, hạnh phúc.
- Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam; là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc,nhằm xây dựng một đất nước Việt Nam phát triển hướng tới con người, do con người và vì con người trong thời kỳ hội nhập và mở cửa.
- Sinh viên học tập theo tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là học đạo làm người, hoàn thiện nhân cách cá nhân để trở thành những chiến sĩ đi tiên phong cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nước Việt Nam to đẹp, lớn mạnh giống như mong muốn và khát vọng của Bác.
CÂU HỎI PHẢN BIỆN:
1. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức có vị trí, vai trò quan trọng như thế nào trong xã hội và trong đời sống của mỗi người?
2. Tình trạng suy thoái đạo đức trong một bộ phan cán bộ, đảng viên hiện nay là do những nguyên nhân nào?
3. Để thanh, thiếu niên và nhi đồng xứng đáng là thế hệ cách mạng của đời sau, họ cần được bồi dưỡng những gì?
4. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp đạo đức truyền thống Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp đạo đức truyền thống của dân tộc với tinh hoa đạo đức
của nhân loại. Vậy đạo đức truyền thống của dân tộc là như thế nào?
5. Theo như tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức thì phải loại trừ chủ nghĩa cá nhân, nhưng trong thời đại hiện nay khi con người dần muốn chứng minh mình thì chủ nghĩa cá nhân và cái riêng của mình có phải xấu? Nếu không thì cái riêng chính đáng ở đây là gì?
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Bộ giáo dục và đào tạo, dành cho bậc đại học – không chuyên ngành lý luận chính trị, 8/2019
2, Đoàn kết quốc tế - phát huy sức mạnh thời đại trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/oan-ket-quoc-te-phat-huy-suc-manh-thoi-dai-trong- khang-chien-chong-my-cuu-nuoc-432118
3, Việt Nam – Cuba, tình đoàn kết mẫu mực trong quan hệ quốc tế
https://vov.vn/chinh-tri/viet-nam-cuba-tinh-doan-ket-mau-muc-trong-quan-he-quoc-te- 891167.vov