Phương hướng phát triển cho vay mua nhà ở tại Chi nhánh Đại La đến năm 2025

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp Phát triển cho vay mua nhà ở tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đại La (Trang 95 - 97)

5. Bố cục của đề tài

3.2. Phương hướng phát triển cho vay mua nhà ở tại Chi nhánh Đại La đến năm 2025

đến năm 2025

3.2.1. Phương hướng phát triển chung

BIDV - Chi nhánh Đại La tập trung cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng, chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững. Phát triển hoạt động ngân hàng bán buôn để hỗ trợ, tạo tiền đề, cơ sở phát triển ngân hàng bán lẻ; nâng cao năng lực khai thác ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động. Duy

60

trì và phát huy giá trị cốt lõi, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và quảng bá thương hiệu BIDV. Phấn đấu đến hết năm 2025 trở thành ngân hàng có thị phần tín dụng lớn thứ ba và hiệu quả hoạt động (lợi nhuận trước thuế/bình quân đầu người) tốt nhất tại địa bàn quận Hoàn Kiếm.”

Về hoạt động tín dụng: “Tăng trưởng tín dụng có hiệu quả, gắn với cải thiện cơ cấu nền khách hàng và kiểm soát chặt chẽ chất lượng và rủi ro tín dụng, ưu tiên tăng trưởng tín dụng ngắn hạn. Chi nhánh chủ động tiếp cận, tiếp thị, chọn lọc khách hàng có hoạt động kinh doanh tốt để mở rộng quy mô cho vay đảm bảo an toàn, hiệu quả; Duy trì tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2021-2025 ở mức bình quân 22%/năm, phấn đấu đến hết năm 2025 dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt 5.400 tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng doanh nghiệp đạt tối thiểu 70% tổng dư nợ.”

Về hoạt động huy động vốn: “Tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn, tích cực cải thiện khả năng tự cân đối vốn của Chi nhánh trên cơ sở tăng trưởng bền vững nguồn vốn dân cư và tăng cường tìm kiếm các khách hàng tổ chức mới để khai thác các nguồn vốn có chi phí hợp lý, đảm bảo chi phí huy động vốn bình quân không cao hơn so với chi phí huy động vốn bình quân của hệ thống. Căn cứ tình hình sử dụng vốn của BIDV trên cơ sở khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, chi nhánh bám sát, quán triệt chỉ đạo của BIDV Việt Nam về kế hoạch huy động vốn theo từng thời kỳ. Trong giai đoạn 2021-2025 huy động vốn tăng trưởng bình quân đạt 18%, phấn đấu đến cuối năm 2025 đạt 4.100 tỷ đồng, trong đó huy động vốn từ dân cư duy trì tối thiểu khoảng 60% tổng nguồn vốn huy động.

Mục tiêu chất lượng: Chi nhánh chú trọng kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung phát triển nền khách hàng tốt đồng thời cơ cấu nền khách hàng cũ để tăng tính bền vững, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức ≤ 1%/Tổng dư nợ trong giai đoạn 2021-2025.

Về hoạt động dịch vụ: gia tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ; phát triển ổn định nguồn thu từ các sản phẩm dịch vụ truyền thống và đẩy mạnh thu các dòng dịch vụ hiện đại có hàm lượng công nghệ cao. Thông qua việc cung cấp dịch vụ tốt nhất đến khách hàng để quảng bá thương hiệu, nâng cao vị thế và khả năng nhận

biết thương hiệu BIDV của công chúng trên địa bàn. Chi nhánh phấn đấu thu dịch vụ ròng đến năm 2025 đạt 17 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 là 24%.”

Về hiệu quả hoạt động: “Phấn đấu chênh lệch thu chi đạt mức 155 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 140 tỷ đồng vào năm 2025, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 là 24%/năm, trích đủ dự phòng rủi ro theo phân loại nợ. Kiểm soát tốc độ tăng trưởng chi phí (đặc biệt chi phí quản lý) thấp hơn tốc độ tăng trưởng các nguồn thu, nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả các điểm mạng lưới trực thuộc… để đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh”.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp Phát triển cho vay mua nhà ở tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đại La (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w