2.3.1. Nợ quá hạn.
Về thị trường cho vay tiêu dùng, thị trường Việt Nam được đánh giá là rất tiềm năng với nhu cầu vay tiêu dùng của người dân ngày càng cao. Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, thu nhập của người dân gia tăng và ổn định hơn, vì thế xu hướng tiêu dùng cũng ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, thị trường hàng tiêu dùng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phong phú, đa dạng, càng thúc đẩy nhu cầu mua sắm của người dân. Đối tượng vay tiêu dùng chủ yếu là giáo viên, cán bộ công nhân viên, hộ gia đình, người về hưu... là những người có thu nhập ổn định. Mục đích vay thường là mua sắm xe ô tô, xe gắn máy làm phương tiện đi lại, sửa chữa nhà ở, mua sắm phương tiện tiêu dùng có giá trị trong gia đình.
Tuy nhiên, xu hướng tới đây, đối tượng vay tiêu dùng sẽ có thêm tầng lớp thanh niên, sinh viên, gia đình trẻ với mục đích vay để mua sắm phương tiện đi lại, máy tính, vay tài trợ du học, mua hoặc thuê nhà… Nhìn chung, người dân Việt Nam mà đặc biệt là giới trẻ đã làm quen với việc vay vốn ngân hàng để phục vụ mục đích tiêu dùng, và sẽ là một xu hướng phổ biến trong tương lai, do đó, thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam hiện tại mới bắt đầu khởi động và còn rất nhiều tiềm năng.
Thị trường cho vay tiêu dùng đầy tiềm năng, song hiện tại vẫn chưa được các ngân hàng khai thác triệt để. Một phần nguyên nhân vì các NHTM trong nước trước đây còn dè dặt trong việc cho vay tiêu dùng vì sợ rủi ro vỡ nợ cao, một phần vì kinh nghiệm triển khai các dịch vụ cho vay tiêu dùng còn thiếu. Dịch vụ cho vay tiêu dùng được các ngân
NHTM Việt Nam mới thực sự để ý khai thác mảng dịch vụ này. Do đó, về mặt quy trình, các NHTM Việt Nam vẫn còn thiếu kinh nghiệm từ việc tìm hiểu và xác định nhu cầu vay tiêu dùng của người dân, đưa ra các gói dịch vụ cho vay tiêu dùng phù hợp, đến việc theo dõi và thu hồi nợ. Tuy nhiên, có thể thấy xu hướng tới đây, các gói dịch vụ cá nhân kết hợp cả cho vay tiêu dùng và các tiện ích thanh toán, tiền gửi,… khác sẽ được các NHTM Việt Nam đẩy mạnh triển khai tới nhiều đối tượng khách hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ cho vay tiêu dung
Bảng 8: Tình hình nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng tại BIDV PGD Ngọc Thụy giai đoạn 2016 – 2018.
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017
Số % Số % Số % Số % Số %
tiền tiền tiền tiền tiền
1. Tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng 678.25 100 919.7 100 1521.1 100 241.4 35.6 601.47 65.4 1.1.Nợ quá hạn 6.1 0.9 4.6 0.5 5.32 0.35 1.5 24.59 0.72 15.65
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV Hội sở 2016 – 2018.
Nhìn vào bảng số liệu, cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng
có tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp, dưới 1% . Năm
2016 tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng với hoạt động cho vay tiêu dùng là 0,9% tương ứng với 6.1 tỷ đồng, Năm 2017, nợ quá hạn cho vay tiêu dùng là 4.60 tỷ đồng 0,5%, một tỷ lệ nhỏ so với tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng là 919.65 tỷ
đồng. Năm 2018, Ngân hàng tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu lại nợ vay, từng bước xây dựng và hoàn thiện qui chế hoạt động của quản lý tín dụng các cấp, thực hiện nghiêm túc theo Quyết định 493/ 2016/ QĐ- NHNN ngày 22/ 04/ 2016 của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên 5.32 tỷ đồng chiếm 0.35% tổng dư nợ tín dụng. Việc phân loại nợ đã phản ánh sát thực hơn tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng, từ đó giúp Ngân hàng có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động cho vay tiêu dùng và đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay.
2.3.2. Nợ xấu.
BIDV Hội sở đã hướng hoạt động tín dụng trong năm theo mục đích nâng cao chất lượng tín dụng đi đôi với kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh. Ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài trợ xuất nhập khẩu, mở rộng hạn mức tín dụng đối với khách hàng có uy tín, tiếp tục tạo sự gắn kết giữa hoạt động tín dụng và tài trợ thanh toán xuất nhập khẩu qua nghiệp vụ xuất nhập khẩu trọn gói. Trong năm 2018, BIDV Hội sở đang đi sâu vào khai thác hoạt động cho vay tiêu dùng, đa dạng hoá sản phẩm, góp phần làm cho hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng phát triển mạnh mẽ... Tất cả đã thúc đẩy hoạt động tín dụng của ngân hàng trong năm 2018 tăng trưởng khá nhưng vẫn đảm bảo an toàn.
ĐVT: Triệu Đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 10/09 Chênh lệch 11/10 ST ST ST ST TL(% ) ST TL(%) Dư nợ bình quân 712.862 854.68 6 1.025.53 7 141.824 19,90 170.85 1 19,99 Nợ xấu bình quân 5.553 6.497 7.698 944 17,00 1.201 18,49 Tỷ lệ nợ xấu BQ (%) 0,78 0,76 0,75
Nguồn: Phòng hành chính – kế toán.
Nhận xét:
Trong những năm qua, nền kinh tế thế giới và cả trong nước trải qua những đợt biến động liên tục. Ảnh hưởng đến hoạt động của tất cả các lĩnh vực kinh doanh, hoạt động ngân hàng cũng không ngoại lệ. Tuy phải đối mặt với những khó khăn chung của nền kinh tế, nhưng tình hình cho vay tại CN đã đạt được một số kết quả nhất định qua 3 năm.
Qua bảng số liệu về tình hình cho vay của BIDV PGD Ngọc Thụy trong 3 năm 2016 - 2018, ta thấy nhu cầu vay vốn tại CN tương đối cao, biểu hiện ở dư nợ cho vay tăng qua các năm.
Dư nợ BQ tính đến cuối năm 2017 đạt 854.686 triệu đồng đã tăng thêm 141.824 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 19,90% so với năm 2016. Năm 2018 đạt 1.025.537 triệu đồng, tăng 170.851 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 19,99% so với năm 2017. Khách hàng vay nợ của Ngân hàng chủ yếu là các tổ chức kinh tế và cá nhân và phần lớn là vay ngắn hạn. Dư nợ tăng nguyên nhân là do CN đã mở rộng quy mô tín dụng, mặt khác ngân hàng cũng đề ra những chính sách tín dụng thông thoáng hơn, mức lãi suất hợp lý với từng đối tượng đi vay để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong cho vay của ngân hàng.
Tuy tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng tính an toàn và hiệu quả của hoạt động tín dụng luôn được đảm bảo. Cụ thể, năm 2017 tỷ lệ nợ xấu là 0,76% sang năm 2018 tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ bình quân có xu hướng giảm chỉ còn 0,75%. Nếu Nợ xấu giảm dần qua các năm, đó là biểu hiện việc thu hồi nợ của CN thực hiện đúng kế hoạch, còn ngược lại thì chứng tỏ NH chưa thu được nợ đúng hạn. Tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức dưới 1% ở cả 3 năm thấp hơn mục tiêu đề ra của toàn hệ thống NH BIDV PGD Ngọc Thụy là 1,2%. Tỷ lệ nợ xấu thấp góp phần làm cho tình hình tài chính của BIDV PGD Ngọc Thụy luôn lành mạnh. Giữa các khâu thẩm định, đánh giá, xét duyệt trong quy trình tín dụng có sự độc lập và khách quan. Công tác đánh giá tín dụng thường xuyên được thực hiện nhằm giám sát, dự báo rủi ro tín dụng để có các biện pháp ngăn ngừa hoặc xử lý kịp thời.
Xem xét tình hình cho vay của CN, có thể nhận thấy rằng tốc độ tăng về dư nợ cho vay đều tăng qua các năm. Tuy còn phải đối mặt với những khó khăn từ yếu tố khách quan của nền kinh tế đang phát triển kết, cộng với sự cạnh tranh khốc liệt của các NH khác trên địa bàn Đà Nẵng, nhưng ngân hàng chú trọng mở rộng hoạt động tín dụng, sử dụng những khoản huy động hợp lý, đáp ứng nhu cầu về vốn của mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế. Thêm vào đó chính sách lãi suất tín dụng hợp lý, thời hạn xét duyệt hồ sơ vay giải ngân nhanh chóng đã thu hút đông đảo khách hàng đến vay vốn tại BIDV PGD Ngọc Thụy. Trong những năm tiếp theo, CN cố gắng giữ vững tốc độ tăng trưởng tín dụng ổn định, vừa hướng đến khách hàng cá nhân vừa hướng đến khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển thêm các sản phẩm cho vay mới.
2.3.3. Thu nhập từ lãi từ KHCN.
Bảng 3: Thu nhập từ lãi KHCN.
Đơn vị: Tỷ đồng
2016 2018 2018 2017/2016 2018/2017
Doanh số thu nợ 1647.49 1597.9 2393.48 -49.59 795.579
Dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân
667 798.95 1087.95 131.95 288.995
Vòng quay vốn cho
vay 2,47 2 2,2 -0.47 +0,2
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV PGD Ngọc Thụy 2016-
2018)
Qua bảng số liệu bảng 3 cho thấy, năm 2016 số vòng quay là 2,47 sau đó giảm xuống còn 2 vòng vào năm 2017 và lại tăng lên 2,2 vòng vào năm 2018. Vòng quay vốn cho vay tiêu dùng tăng giảm chênh lệch qua các năm cho thấy vốn cho vay tiêu dùng của Ngân hàng quay vòng chậm và chưa hiệu quả. Năm 2018 tăng so năm 2017 nhưng không đáng kể. Điều này cũng biểu hiện hiệu quả
sở cần phải đẩy mạnh vòng quay vốn tín dụng cho vay tiêu dùng cá nhân hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng.
2.4 Đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng cá nhân 2.4.1 Những kết quả đạt được 2.4.1 Những kết quả đạt được
Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Hội sở nhìn chung là đã phát triển khá tốt. Cho vay tiêu dùng trở thành một hoạt động chính trong mục tiêu phát triển cho vay cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng. Sau đây là một số kết quả cụ thể mà BIDV Hội sở đã đạt được:
Thứ nhất, lợi nhuận từ hoạt động CVTD của PGD ngày càng tăng và chiếm một tỉ trọng ngày càng cao trong tổng lợi nhuận. Đây là tiêu chí quan trọng nhất phản ánh hiệu quả hoạt động của bất cứ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường. CVTD là một hoạt động có rủi ro lớn nhưng có khả năng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng là cao, vì vậy phát triển cho vay tiêu dùng là một chiến lược đúng đắn đối với một ngân hàng như BIDV.
Hai là, các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về số lượng của hoạt động cho vay tiêu dùng đều tăng. Doanh số cho vay, dư nợ cho vay tiêu dùng đều có tốc độ tăng cao. Bên cạnh đó, tỉ trọng dư nợ trong tổng doanh số cho vay của PGD ngày càng cao, cho thấy ngân hàng ngày càng dành nhiều nguồn lực vào việc phát triển cho vay tiêu dùng trong quá trình hoạt động
Ba là, tỷ lệ nợ quá hạn của CVTD thấp (ở mức < 1%), NQHCVTD/ tổng NQH có xu hướng giảm qua các năm chứng tỏ chất lượng của các món vay cho tiêu dùng của PGD ngày càng cao.
Bốn là, chất lượng tín dụng tiêu dùng nhìn chung đã được cải thiện tốt hơn khi mà ngân hàng đã ban hành các thể lệ cho vay tiêu dùng: thể lệ cho vay mua, sữa chữa nhà; thể lệ cho vay mua ô tô; thể lệ cho vay du học. Bên cạnh đó Ngân hàng còn ban hành bảng xếp hạng tín dụng, nhờ vậy nhân viên tín dụng có thể đánh giá khách hàng tốt hơn,
các thủ tục vay vốn được chặt chẽ rút, rút ngắn được thời gian, thủ tục nhanh gọn mà vẫn đảm bảo an toàn.
Năm là, trong quá trình phát triển cho vay tiêu dùng BIDV Hội sở đã tạo được các mối quan hệ rộng rãi và mật thiết với khách hàng, tạo ra được các lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng thương mại cổ phần khác trên cùng địa bàn. BIDV Hội sở trở thành một trong những ngân hàng có hoạt động tiêu dùng phát triển tại Hà Nội.
2.4.2 Hạn chế
Trước hết tỷ trọng dư nợ CVTD còn rất nhỏ so với tỷ trọng cho vay kinh doanh . Dư nợ CVTD chỉ chiếm khoảng hơn 2.5% tổng dư nợ của PGD. Mục tiêu để tỷ trọng này lớn hơn hoặc bằng 5% vẫn chưa đạt được.
- Mặc dù chất lượng hoạt động tín dụng đã đạt kết quả nhất định nhưng còn chứa nhiều nguy cơ xảy ra rủi ro. Bên cạnh sự gia tăng của dư nợ, nợ quá hạn cũng tăng theo với tốc độ khá nhanh, làm cho tỉ lệ nợ quá hạn ở mức cao.
Hơn nữa, khi vay vốn tại PGD, KH vay tiêu dùng vẫn phải chịu sự phân biệt đối xử về lãi suất, kỳ hạn và quy mô các khoản vay so với các khoản vay kinh doanh.
PGD vẫn còn rất dè dặt khi cấp tín dụng trung dài hạn cho các khoản vay tiêu dùng, đặc biệt là nhu cầu mua bất động sản. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ CVTD mới chỉ đạt trung bình 37%. Vì vậy, nhu cầu vay vốn trung dài hạn của KH vay tiêu dùng chưa thể được PGD đáp ứng đầy đủ.
- Cơ cấu CVTD chưa được hợp lý, các khoản cho vay theo thời gian chưa hợp lý, tỷ trọng của các món vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao; NQH cho vay mua ô tô, mua nhà chiếm tỷ trọng cao, lớn hơn 85%. Điều này là tiềm ẩn rủi ro với Ngân hàng.
Những hạn chế trong hoạt động CVTD của PGD vẫn đang tồn tại một cách rő ràng. Để khắc phục tình trạng này, việc tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là rất cần thiết.
So với các tổ chức tín dụng khác thì vốn tự có của BIDV là thấp. Vốn ít sẽ ảnh hưởng tới việc huy động vốn của Ngân hàng, nguồn vốn huy động được là hạn chế làm ảnh hưởng tới hoạt động cho vay, làm hạn chế hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Thứ hai, hoạt động marketing của ngân hàng còn yếu kém, chưa hiệu quả
Hoạt động marketing của ngân hàng dùng để chỉ các hệ thống các chiến lược, biện pháp, chương trình, hoạt động tác động vào toàn bộ quá trình tổ chức cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm sử dụng nguồn nhân lực ngân hàng một cách tốt nhất trong việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Việc sử dụng các biện pháp marketing hiệu quả góp phần quảng bá hình ảnh ngân hàng, thu hút khách hàng đến với ngân hàng ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên hoạy động ngân hàng BIDV còn nhiều yếu kém và thụ động. Khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các khách hàng quen, đã có quan hệ, ngân hàng chưa chủ động tìm kiếm các khách hàng mới. Thỉnh thoảng ngân hàng có phát tờ rơi, thư ngỏ nhưng làm một cách tự phát, chưa có kế hoạch.. Việc trông chờ vào trụ sở trong việc tiếp thị hình ảnh và giới thiệu sản phẩm là chưa đủ, BIDV Hội sở phải tích cực hơn trong việc quảng bá hình ảnh đến với khách hàng trên địa bàn Hà Nội để có thêm nhiều hơn nữa khách hàng đến với mình nhằm nâng cao lợi nhuận thu được.
Thứ ba, các sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng còn đơn điệu, kém phong phú
Các hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng chủ yếu mua, xây, sửa chữa nhà, mua ôtô chiếm tỷ trọng lớn, chưa có nhiều sản phẩm tích hợp công nghệ cao, chứa đựng nhiều chức năng khác nhau. Ngân hàng chưa chú trọng tập trung phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng khác ngoài ba sản phẩm truyền thống, với tâm lý ngại các khoản cho vay nhỏ, có rủi ro cao. Chính điều này đã hạn chế quy mô CVTD của ngân hàng.
Thứ tư, việc kiểm tra, kiểm soát cho vay của ngân hàng còn chưa tốt