* Về phía PGD:
Nguyên nhân đầu tiên là chính sách tín dụng của PGD chưa thật linh hoạt. Cho vay kinh doanh là hoạt động thế mạnh truyền thống của PGD, lợi nhuận từ cho vay kinh doanh mang lại chiếm tỷ trọng rất lớn. Chính sách tín dụng được xây dựng theo hướng ưu tiên đối tượng KH này. Trong khi đó, KH vay tiêu dùng lại gặp nhiều khó khăn hơn khi vay vốn tại PGD. So với các khoản vay kinh doanh, các yêu cầu vay vốn tiêu dùng khó được chấp thuận hơn. Nếu được vay thì lãi suất vay tiêu dùng cao hơn, thời hạn ngắn hơn, giới hạn cho vay lại thấp hơn… Các điều kiện về tài sản đảm bảo cũng chặt chẽ hơn. CVTD không có đảm bảo bằng tài sản hầu như chỉ có hình thức vay bằng sổ lương. Thủ tục định giá tài sản đảm bảo của PGD khá rườm rà. Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm
chưa cao, chỉ từ 20-50%. Chính sách KH của PGD còn thiếu cởi mở, chưa thu hút được lượng đông đảo KH vay tiêu dùng đến với PGD.
Công tác marketing về CVTD của PGD chưa được quan tâm. Chính sách sản phẩm chưa tạo ra sự nổi bật cho sản phẩm của PGD so với sản phẩm của các NHTM khác. PGD đã chủ động tìm kiếm KH mới, tìm hiểu thực tế để đưa ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao mới, thoả mãn nhu cầu của KH, xong hoạt động quan trọng này chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Chính sách marketing của CN mới chỉ được xây dựng chung chung, chưa hướng tới từng đối tượng KH cụ thể. Việc quảng bá thương hiệu, hình ảnh mặc dù đã có nhưng chưa được đầu tư thích đáng nên hiệu quả đem lại không cao. Chính vì vậy mà những cố gắng trong việc nâng cao chất lượng CVTD của PGD chưa đạt được những kết quả như mong đợi.
Quy trình cho vay mà PGD đang áp dụng đối với các khoản CVTD chưa mang tính linh hoạt. Đây cũng là nguyên nhân gây nên những hạn chế trong hoạt động CVTD. Những điều kiện cho vay còn khắt khe, thủ tục phức tạp, mất thời gian khiến cho nhiều KH vay tiêu dùng, tuy có tình hình tài chính và thu nhập tốt, phương án vay khả thi khó tiếp cận được nguồn tín dụng từ PGD. Vẫn biết lĩnh vực CVTD hàm chứa rất nhiều rủi ro, nhưng PGD còn quá chặt chẽ trong việc xác định tài sản cầm cố thế chấp và các thủ tục nhằm tránh rủi ro, sự chặt chẽ đó đã khiến cho nhiều KH không thể vay được vốn.
Một nguyên nhân chủ quan khác, không thể không nhắc tới là quy mô và cơ cấu nguồn vốn của PGD. Hà Nội nói chung và quận Hoàn Kiếm nói riêng là nơi tập trung rất nhiều NHTM. Vì vậy, sự cạnh tranh trong việc huy động vốn cũng rất gay gắt, gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn của PGD. Lãi suất huy động mà PGD đưa ra thấp hơn so với các NHTM cổ phần khác, các hình thức huy động chưa hấp dẫn nên quy mô vốn của PGD chưa có sự gia tăng mạnh mẽ. Mặt khác, nguồn huy động của PGD chủ yếu là ngắn hạn. Để đảm bảo khả năng thanh khoản và sự phù hợp về kỳ hạn, PGD không thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn trung dài hạn CVTD. Chính vì vậy, hoạt động nâng cao chất lượng CVTD của PGD vẫn bị kìm hãm.
Bên cạnh nguyên nhân từ phía PGD, những hạn chế trong hoạt động CVTD của PGD còn được lý giải bởi những nguyên nhân thuộc về chính KH vay tiêu dùng.
*Về phía khách hàng vay tiêu dùng
Nguyên nhân lớn nhất chính là khả năng đáp ứng các điều kiện vay của người tiêu dùng còn hạn chế. Các KH vay tiêu dùng có đặc điểm là quy mô vốn nhỏ, năng lực tài chính không đồng đều, đa số KH vay tiêu dùng không có tình hình tài chính tốt. Hơn nữa KH vay tiêu dùng hầu hết không có người bảo lãnh, lại không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn. Công tác kiểm tra tài chính của KH cá nhân gặp khó khăn hơn nhiều so với KH doanh nghiệp. Thêm vào đó, trình độ của KH cá nhân không cao, kiến thức quản lý vốn và tài sản yếu kém. Rủi ro đạo đức đối với KH cá nhân lại cao hơn nhiều so với KH doanh nghiệp, công tác kiểm tra giám sát cho vay với đối tượng này tốn nhiều chi phí và phức tạp vì tuy quy mô vay nhỏ nhưng số lượng lại rất lớn. Tất cả những điều đó khiến cho người tiêu dùng khó đáp ứng được các điều kiện vay mà PGD đặt ra. Tuy nhiên trình độ, các điều kiện tài chính và thu nhập của KH cá nhân không thể được cải thiện trong ngắn hạn, bởi đây là yếu tố mang tính xã hội và phụ thuộc vào sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Do đó việc tiếp cận vốn tín dụng của PGD đối với KH cá nhân còn rất khó khăn.
*Về phía môi trường kinh doanh
Bên cạnh những nguyên nhân thuộc về PGD và KH, những nguyên nhân từ phía môi trường kinh doanh cũng rất quan trọng và không thể không kể đến.
Hiện nay cho vay tiêu dùng đã trở thành mục tiêu của các tổ chức tín dụng, nhất là các Ngân hàng ngoài Quốc doanh, điển hình là các ngân hàng thương mại cổ phẩn lớn như ngân hàng thương mại cổ phần BIDV PGD Ngọc Thụy (BIDV PGD NGỌC THỤY), ngân hàng BIDV (BIDV PGD Ngọc Thụy), ngân hàng kỹ thương (Techcombank), ngân hàng Nhà Hà Nội (HaBuBank)… Cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt làm cho các ngân hàng quốc doanh dường như đã thức tỉnh trước thị trường đầy tiềm năng này. Họ ngày càng chú trọng đến các khách hàng cá nhân, hộ gia đình để đáp ứng nhu cầu vay tiêu
dùng như Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (AgriBank), Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV). Với áp lực cạnh tranh gay gắt như vậy, thị phần cho vay tiêu dùng sẽ bị chia sẻ nên quy mô cho vay tiêu dùng ở PGD Ngân hàng BIDV PGD Ngọc Thụy khá nhỏ là một lẽ tất yếu. Quan trọng hơn việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO dẫn đến sự mở cửa thị trường tài chính. Những ngân hàng quốc tế, những tập đoàn tài chính lớn mạnh xuất hiện, cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt sẽ thu hút một lượng lớn KH đến với mình. Vì thế, hoạt động nâng cao chất lượng CVTD của PGD sẽ ngày càng khó khăn hơn.
Ngoài ra môi trường pháp lý kém minh bạch, thiếu lành mạnh khiến cho việc nâng cao chất lượng CVTD của PGD gặp nhiều trở ngại. Sự vô lý, cứng nhắc trong công tác hành chính, các văn bản pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn gây ra sự lúng túng cho KH khi tiến hành vay vốn. Năng lực quản lý yếu kém của các cơ quan quản lý kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nói chung và đối với hoạt động CVTD nói riêng. Vì thế mà nhu cầu vay vốn tiêu dùng cũng bị hạn chế rất nhiều. Hơn thế nữa, những quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động của các NHTM lại quá khắt khe. Tất cả những điều này đã gây khó khăn rất lớn đối với hoạt động CVTD của PGD.
Hiện nay chưa có đủ các quy định pháp lý đảm bảo cho người tiêu dùng có nhu cầu vay vốn có thể tiếp cận thường xuyên với nguồn tín dụng của NH. Những biện pháp hỗ trợ tiêu dùng, bảo lãnh tín dụng cho nhu cầu vay tiêu dùng của người dân, chính sách hỗ trợ tài chính - tín dụng…chưa đem lại hiệu quả như mong đợi. Vì vậy, vay được vốn của NH nói chung và của PGD nói riêng vẫn là vấn đề khó khăn đối với KH vay tiêu dùng.
Nhìn chung, hoạt động nâng cao chất lượng CVTD của PGD đã đạt được những thành tựu lớn. Song những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động này cũng không ít. Nếu như PGD không có những giải pháp kịp thời thì những hạn chế nêu trên không những
không được giải quyết mà ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, đe doạ tới sự phát triển của PGD nói chung, và tới hoạt động CVTD nói riêng trong tương lai.
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA PGD NGÂN HÀNG BIDV – PGD NGỌC THỤY.