Phân tích các tỉ lệ tài chính
Thông tin từ các bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của doanh nghiệp thường được bổ sung bằng việc phân tích các chỉ số tài chính, cán bộ tín dụng sẽ lựa chọn những thông tin từ những báo cáo tài chính mà khách hàng đã cung cấp để từ đó phân tích, tìm hiểu những vấn đề có ảnh hưởng quan trọng tới tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như khả năng kiểm soát chi phí của doanh nghiệp, mức độ hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp trong việc tận dụng các nguồn lực để tạo ra doanh thu và các luồn tiền, khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng trang trải các chi phí tài chính, khả năng thanh toán nợ vay, tình hình biến động về khả năng sinh lời và thu nhập theo thời gian, qui mô nợ hay nợ so với vốn chủ của doanh nghiệp, và liệu trong tương lai doanh nghiệp có phải đối mặt với những khoản phải trả bất thường làm tăng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp trong tương lai hay không.
Các chỉ tiêu tài chính thường được sử dụng để đo lường khả năng kiểm soát chi phí của doanh nghiệp bao gồm:
Tiền công và tiền lương / Doanh thu thuần Chi phí quản lí và bán hàng/ Doanh thu thuần Khấu hao/Doanh thu thuần
Chi phí trả lãi tiền vay/Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán/ Doanh thu thuần
Những chỉ tiêu này được sử dụng để xem xét những chi phí và tỉ lệ của chúng trên doanh thu thuần mà doanh nghiệp phải đã chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Những tỉ lệ chi phí này phản ảnh phần nào chất lượng cũng như năng lực quản lí của chủ doanh nghiệp, có thể so sánh những chỉ tiêu này với tỉ lệ trung bình toàn ngành để biết được vị thế cũng như năng lực của doanh nghiệp trên thị trường. Với một doanh nghiệp có chi phí cho quản lí bán hàng, giá vốn hàng bán cao hơn mức trung bình ngành trong nhiều năm thì có thể nói doanh nghiệp này khó có ưu thế cạnh tranh trong việc giảm chi
phí sản xuất so với các đối thủ cạnh tranh khác. Chi phí trả lãi tiền vay cũng cho biết tình hình thực hiện nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp trong thời gian qua là bao nhiêu, và liệu doanh nghiệp có còn đủ năng lực nếu vay thêm vốn nữa không. Nếu doanh nghiệp có chi phí giảm qua từng năm với sự ổn định hoặc tăng trưởng của doanh thu chứng tỏ doanh nghiệp có thể thuyết phục được ngân hàng về triển vọng thu nhập trong tương lai. Thông qua những chi phí chi cho quản lí, bán hàng, trả lương cho công nhân viên có thể nắm được chính sách nhân sự, chính sách marketing của doanh nghiệp, và hiệu quả của những chính sách đó tới việc tăng doanh thu. Phương pháp tính khấu hao của cũng ảnh hưởng tới việc sử dụng tài sản cố định, phân bổ chi phí hợp lí, điều này cũng phản ánh một phần năng lực quản lí điều hành của đội ngũ quản lí doanh nghiệp.
Xem xét kết quả hoạt động của doanh nghiệp là một việc làm rất cần thiết đối với ngân hàng, doanh nghiệp đã sử dụng như thế nào trong việc tạo ra doanh thu, luồng tiền mặt và quá trình doanh thu được chuyển thành tiền mặt được tiến hành như thế nào. Các tỉ lệ thường được sử dụng là:
Vòng quay dự trữ
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Kì thu nợ trung bình
Vòng quay tiền
Các chỉ số hoạt động được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, vốn của doanh nghiệp được sử dụng để đầu tư cho các loại tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động. Do đó nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các chỉ số này để xem xét khả năng hoạt động của doanh nghiệp.
Vòng quay tiền được xác định bằng cách chia doanh thu trong năm cho tổng số tiền và các loại tài sản tương đương tiền bình quân trong năm, nó cho biết vòng quay của tiền trong năm.
Vòng quay dự trữ là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó được xác định bằng tỉ số giữa doanh thu trong năm và giá trị dự trữ bình quân. Dự trữ của doanh nghiệp thông thường có: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm. Nhìn chung những doanh nghiệp có vòng quay dự trữ càng cao thì càng tốt cho ngân hàng và chủ nợ vì tỉ lệ này cho biết số lần trong năm doanh nghiệp đó chuyển hàng tồn kho thành hàng hóa. Tỉ lệ này càng thấp có thể cho thấy khách hàng ít chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp hoặc chính sách dự trữ và sản xuất của doanh nghiệp không còn hiệu quả. Tỉ lệ vòng quay dự trữ quá cao có thể phản ánh việc giá sản phẩm được xác định ở mức thấp hoặc dự trữ hàng không phù hợp, thiếu hàng bán, không thu hút được khách hàng.
Trong phân tích tài chính, kì thu tiền bình quân sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày. Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp.
Kì thu tiền bình quân = Các khoản phải thu x360/ Doanh thu
Sự kéo dài của kì thu nợ bình quân cho thấy qui mô các khoản tín dụng quá hạn đã tăng lên và hiệu quả của chính sách thu tiền đã giảm, đặt ra câu hỏi: tại sao lại xảy ra tình trạng này và doanh nghiệp đã làm gì để đưa doanh số thu nợ tăng lên.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng của tổng tài sản và của riêng tài sản cố định nhà phân tích tài chính thường sử dụng 2 chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu/ Tài sản cố định
Giá trị tài sản cố định sử dụng được lấy theo giá trị còn lại của tài sản cố định tính đến thời điểm lập báo cáo.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu/ Tổng tài sản
Hai chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản khi đưa vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Để tạo ra luồng tiền mặt để thực hiện nghĩa vụ nợ, doanh nghiệp phải bán được hàng hóa dịch vụ, để đánh giá được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thường căn cứ vào các chỉ tiêu như tỉ lệ tăng trưởng bán hàng, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường, tỉ lệ lợi nhuận biên
Tỉ lệ lợi nhuận gộp biên
= (Doanh thu thuần – giá vốn hàng bán)/Doanh thu thuần Lợi nhuận biên = Thu nhập sau thuế / Doanh thu thuần
Lợi nhuận gộp biên tính toán cả điều kiện thị trường, nhu cầu thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh mà doanh nghiệp phải đối mặt, thị phần hay sức mạnh của doanh nghiệp trên thị trường. Lợi nhuận biên cho biết lợi nhuận từ mỗi đồng doanh thu sau khi trừ tất cả các chi phí bao gồm cả thuế, nó phản ánh mức độ hiệu quả của chính sách kiểm soát chi phí và mức độ cạnh tranh của chính sách định giá của doanh nghiệp.
Một nguyên tắc quan trọng khi ngân hàng ra quyết định cho vay đó là doanh nghiệp phải có cơ sở đảm bảo cho việc hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn, đầy đủ. Để đánh giá sự bảo vệ đối với ngân hàng nhà phân tích thường dùng các tỉ lệ như tỉ lệ hoàn trả lãi, tỉ lệ hoàn trả gốc và lãi, tỉ lệ hoàn trả các khoản cố định.
Tỉ lệ hoàn trả lãi = Thu nhập trước lãi và thuế/ Lãi phải trả
Tỉ lệ hoàn trả lãi và gốc = Thu nhập trước lãi và thuế / {( Phần trả lãi – Phần trả gốc/( 1 – Tỉ lệ thuế thu nhập )}
Tỉ lệ hoàn trả các khoản cố định
Trạng thái thanh toán của người vay biểu thị khả năng của họ trong việc tăng tiền mặt một cách kịp thời khi cần với chi phí hợp lí, bao gồm khả năng trả lãi tiền vay, các khoản nợ ngắn hạn đúng hạn. Các chỉ số thường được sử dụng là: tỉ lệ thanh toán hiện hành, tỉ lệ thanh toán nhanh, tỉ lệ dự trữ trên vốn lưu động ròng.
Tỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn Tỉ số thanh toán nhanh
= ( Tài sản lưu động – Dự trữ)/ Nợ ngắn hạn
Tỉ số dự trữ trên vốn lưu động ròng = Dự trữ/ Vốn lưu động ròng Trong đó:
Tài sản lưu động ròng = Tài sản lưu động – Tồn kho NVL và hàng hoá – Các khoản nợ ngắn hạn
Vốn lưu động ròng = Tài sản lưu động – Các khoản nợ ngắn hạn
Tài sản lưu động thường bao gồm tiền mặt và các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng, các khoản phải thu và dự trữ, còn nợ ngắn hạn bao gồm các khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả phải nộp khác… Cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều có thời gian nhất định thường là trong vòng 1 năm. Tỉ số thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khỏan nợ đó.
Để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn nhà phân tích còn quan tâm tới chỉ tiêu vốn lưu động ròng, hay vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho việc đánh giá điều kiện cân bằng tài chính trong một doanh nghiệp. Nó được xác định là phần chênh lệch giữa tổng tài sản lưu động và tổng nợ ngắn hạn, hoặc là phần chênh lệch giữa vốn thường xuyên ổn định với tài sản cố định ròng. Khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán, mở rộng qui mô
sản xuất và khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh phụ thuộc phần lớn vào vốn lưu động ròng. Do vậy sự phát triển của doanh nghiệp có thể được thể hiện ở sự tăng trưởng của vốn lưu động ròng.
Tỉ số khả năng thanh toán nhanh là tỉ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển thành tiền bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Tài sản dự trữ là những tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nếu đem bán. Do vậy tỉ số khả năng thanh toán nhanh thể hiện khả năng hoàn trả các khoản nợ không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ, hàng tồn kho. Tỉ số dự trữ trên vốn lưu động ròng cho biết dự trữ chiếm bao nhiêu phần trăm vốn lưu động ròng. Điều nay có liên quan tới cơ cấu vốn, cơ cấu tài trợ cũng như cơ cấu tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Nếu như các chỉ số trên phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt trong doanh nghiệp thì tỉ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp hiệu quả hoạt động của toàn doanh nghiệp, từ hoạt động sản xuất kinh doanh tới hiệu quả quản lí. Các tỉ số thường được sử dụng như: doanh lợi tiêu thụ sản phẩm, tỉ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu, hoặc trên tổng tài sản. Thu nhập mà nhà phân tích thường sử dụng đó là thu nhập trước thuế hoặc thu nhập sau thuế, đó chính là lượng thu nhập của chủ doanh nghiệp sau khi trừ đi các chi phí.
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Thu nhập sau thuế/ Doanh thu Tỉ số thu nhập sau thuế trên tổng tài sản
ROA = Thu nhập sau thuế / Tổng tài sản Tỉ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu ROE = Thu nhập sau thuế / Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm phản ánh số lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng doanh thu, còn chỉ tiêu ROE, ROA phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu hoặc tổng vốn đầu tư, ROE được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định
quản lí tài chính của doanh nghiệp. Còn với ROA tùy vào tình hình của từng doanh nghiệp mà có thể sử dụng nhu nhập sau thuế hay thu nhập trước thuế để phân tích đánh giá.
Bất cứ một tổ chức tín dụng nào khi ra quyết định cho vay cũng quan tâm tới vấn đề hiện nay khách hàng của mình có qui mô nợ như thế nào, do vậy khái niệm đòn bẩy tài chính được sử dụng để đánh giá phân tích trạng thái tín dụng và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ số về khả năng cân đối vốn được dùng để đo lường phần vốn của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ, và nó có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính. Bởi lẽ các chủ nợ sẽ nhìn vào tỉ số này để xem xét mức độ tin cậy và sự an toàn cho các khoản nợ. Nếu doanh nghiệp chỉ có tỉ lệ vốn chủ rất ít so với tổng vốn đầu tư thì rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh chủ yếu so các chủ nợ phải gánh chịu, mặt khác khi mở rộng qui mô vốn bằng cách đi vay thì các chủ sở hữu doanh nghiệp vẫn giữ vững quyền kiểm soát điều hành. Ngoài ra nếu doanh nghiệp tạo được lợi nhuận từ các khỏan tiền vay thì lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng lên một cách đáng kể. Một số chỉ tiêu thường sử dụng khi xem xét vấn đề này bao gồm: hệ số nợ, tỉ số đòn bẩy, tỉ số nợ trên doanh thu.
Qui mô nợ của doanh nghiệp có quan hệ với doanh thu vì doanh thu tạo ra cuối cùng là để phục vụ cho việc trả nợ, nếu các khoản phải trả tương xứng với doanh thu thì nhà quản trị phải tìm kiếm những khỏan nợ có chi phí thấp hơn, hoặc hạn chế chi phí nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Một yếu tổ khác có ảnh hưởng tới tình hình thu nhập của doanh nghiệp đó là các khỏan phải trả bất thường, nó không xuất hiện thường xuyên trong bảng cân đối kế toán nhưng nó có thể chuyển thành các quyền đòi hỏi thực sự về tài sản của doanh nghiệp, làm giảm các quĩ hiện hành giành cho trả nợ. Một số khoản phải trả bất thường như: chi phí cho những vụ kiện cáo, tranh chấp, những khoản lương hưu phải trả cho người lao động trong tương lai, thuế chưa nộp, những chi phí liên quan tới môi trường… thông thường những khỏan trả bất thường này không nằm trong chi phí dự kiến của doanh nghiệp nhưng vì một lí do nào đó như sự thay đổi của những qui định về môi trường, việc tăng
thuế của chính phủ hoặc so tranh chấp thương mại. bản quyền... Việc dự báo đánh giá ảnh hưởng của những khoản chi này tới thu nhập doanh nghiệp sẽ cung cấp thêm cơ sở cho hoạt động phân tích tài chính.
Ngoài ra các nhà phân tích tài chính còn sử dụng những chỉ tiêu tài chính trung gian, kết hợp những đánh giá về trạng thái tĩnh với những đánh giá về trạng thái động để đưa ra bức tranh tòan cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu như trạng thái tĩnh thể hiện qua bảng cân đối kế toán thì trạng thái động được phản ánh qua bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn (bảng tài trợ) qua các kết quả kinh doanh. Thông qua các báo