Hình 2.14: Tổng hợp các lỗi RRHĐ của BIDV Cao Bằng giai đoạn 2015-2019
Bằng giai đoạn 2015-2019
- Các lỗi về nghiệp vụ kho quỹ: Không lập, lưu trữ bảng kê thu, chi tiền mặt theo quy định. Nhầm lẫn trong việc phân loại tiền; Không đóng dấu đã thu/chi tiền
trên bảng kê thu/chi tiền và các chứng từ liên quan ; Tiền đủ bó không được đóng gói, niêm phong và sắp xếp đúng quy định.Thu, chi thừa, thiếu tiền cho khách hàng (do sơ suất của cán bộ); Thiếu tiền trong các bó tiền niêm phong nộp về NHNN hoặc các tổ chức tín dụng khác bị phát hiện; Xử lý thừa, thiếu tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá không đúng quy định; Không phát hiện tiền giả, ngoại tệ giả. Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ bị phát hiện hoặc thu giữ không đúng thủ tục theo quy định. Bảo quản tiền mặt vào giờ nghỉ trưa của quỹ chính, quỹ phụ giao dịch viên không đúng quy định; Để tồn quỹ cuối ngày vượt định mức. Không mở sổ theo dõi xuất nhập ấn chỉ. Chênh lệch ấn chỉ giữa giá trị sổ sách và thực tế. ấn chỉ quan trọng hỏng do viết sai, in sai.Niêm phong bì đựng hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố không dán niêm phong, không ký đầy đủ các mép dán; Không khớp đúng số liệu giá trị tài sản thế chấp cầm cố ghi trên sổ theo dõi tài sản thế chấp cầm cố với giá trị ghi trên bìa hồ sơ tài sản thế chấp cầm cố; Không khớp đúng giá trị tài sản đảm bảo thưc tế có trong kho với giá trị trên báo cáo kế toán; Biên bản giao nhận, phiếu nhập xuất hồ sơ tài sản bảo đảm thiếu hoặc không đủ chữ ký, họ và tên của bên giao và bên nhận; Cho mượn hồ sơ tài sản thế chấp không có phê duyệt của lãnh đạo. Chưa được trang bị đẩy đủ phương tiện quản lý tiền như két sắt… Vận chuyển tiền không bằng ô tô chuyên dùng hoặc không đảm bảo an toàn; Kho tiền xây dựng chưa đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật qui định, hệ thống báo cháy không hoạt động, hệ thống thông gió không đảm bảo.
Tuy đã được giảm mạnh qua các năm (năm 2017 giảm 19.4% và năm 2018 giảm 12.1%) nhưng các sai sót liên quan đến nghiệp vụ kho quĩ vẫn chiêm tỉ trọng tương đối cao (khoảng 15% đến 16%) và là sai sót dễ gây tổn thất nhất.
- Các lỗi liên quan tới nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh: Cho vay vượt giới hạn tín dụng được giao của chi nhánh. Cho vay đối với khách hàng ngoài địa bàn khi chưa được Hội sở chính chấp thuận. Cho vay khi hồ sơ pháp lý khách hàng, hồ sơ khoản vay chưa đầy đủ theo quy định (Thiếu báo cáo tài chính, báo cáo tài chính không chính xác, chưa có các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của tài sản gắn liền trên đất, Bảo hiểm phương tiện giao thông hết hiệu lực, sử dụng tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay khi khách hàng không đủ điều kiện…). Không thẩm định, phân tích kỹ tính hiệu qủa của phương án, dự án vay vốn không xác định được chắc chắn vốn tự có tham gia.Xác định thời hạn vay và trả lãi chưa phù hợp với quy định. Giải ngân không căn cứ vào tiến độ thực hiện dự án và tiến độ tham gia vốn tự có theo cam kết của khách hàng. Giải ngân thiếu chứng từ, giải ngân các khoản tín
dụng do Hội sở chính uỷ quyền nhưng thực hiện không đúng, không đầy đủ các điều kiện ghi trong uỷ quyền. Giải ngân sai số tiền trên bảng kê rút vốn, vượt quá số tiền ghi trong Hợp đồng tín dụng. Giải ngân bằng tiền mặt với số lượng lớn mà không có căn cứ. Chưa kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra thực tế khách hàng, kiểm tra tình hình tài chính khách hàng, kiểm tra vật tư đảm bảo nợ vay kịp thời theo qui định. Biên bản kiểm tra sơ sài, không phân tích tình hình cân đối nguồn và sử dụng nguồn của doanh nghiệp, không đánh giá vật tư đảm bảo nợ vay. Sai lệch thông tin giữa hồ sơ tín dụng thực tế và hệ thống SIBS: Khai báo sai hạn mức; cán bộ tự ý sửa đổi (lãi suất, ngày đến hạn v.v…), điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; Nhập nhầm thông tin giữa các hồ sơ tín dụng; Liên kết tài sản đảm bảo sai hoặc không liên kết tài sản đảm bảo với Hợp đồng tín dụng. Không chuyển nợ quá hạn theo quy định.Thu nợ (gốc, lãi, phí,…) sai so với hợp đồng tín dụng. Thu nợ trước hạn không có sự đồng ý của khách hàng. Không thực hiện đánh giá định kỳ tài sản đảm bảo đúng theo quy định. Không lập phụ lục hợp đồng thế chấp khi thay đổi tài sản thế chấp. Tính, thu phí bảo lãnh sai. Chưa thực hiện kiểm tra thực tế khách hàng là đối tượng được ngân hàng bảo lãnh. Tất toán bảo lãnh trước hạn không đủ căn cứ.
Sai sót trong nghiệp vụ tín dụng cũng là loại sai sót chiếm tỉ trọng cao, tuy nhiên sai sót này cũng đã được giảm nhiều qua các năm (năm 2017 giảm 22,4% và năm 2018 giảm 34,6%) phát sinh nhiều là các hành vi vi phạm việc tuân thủ kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, vật tư đảm bảo của khách hàng và đánh giá lại tài sản đảm bảo theo đúng định kỳ qui định. Những sai sót tác nghiệp của cán bộ ngân hàng trong quá trình cho vay đã và đang trở thành một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
2.2.2.3. Thực trạng tổ chức hệ thống kiểm soát rủi ro theo chuẩn Basel II tại BIDV Cao Bằng
2.2.2.3.1. Bộ máy và nhân sự cấp cao của BIDV Việt Nam: được thể hiện theo hình 2.16. Cụ thể;
- Cơ cấu tổ chức giám sát của Hội đồng quản trị đảm bảo:
+ Có Ủy ban quản lý rủi ro và Ủy ban nhân sự theo quy định của NHNN về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của NHTM và phải đảm bảo mỗi ủy ban có ít nhất trên một phần hai (1/2) số thành viên có quyền biểu quyết là thành viên không phải người điều hành;
trị thực hiện giám sát của quản lý cấp cao.
- Cơ cấu tổ chức giám sát của Ban kiểm soát thực hiện theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và quy định nội bộ của Ban kiểm soát.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT
BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ỦY BAN CHIẾN LƯỢC VÀ TỔ CHỨC ỦY BAN QUẢN LÝ RỦI RO
ỦY BAN NHÂN SỰ
ỦY BAN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ KẾ TOÁN TRƯỞNG
HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ VỐN HỘI ĐỒNG ALCO
CÁC HỘI ĐỒNG KHÁC HỘI ĐỒNG RỦI RO
Hình 2.16: Mô hình bộ máy quản lý cấp cao của BIDV Việt nam
Nguồn: Phòng TCHC – BIDV Cao Bằng
- Tổng giám đốc phải thành lập Hội đồng rủi ro, Hội đồng ALCO và Hội đồng quản lý vốn để đề xuất, tham mưu cho Tổng giám đốc (Giám đốc) theo quy có cơ cấu tổ chức đảm bảo:
+ Hội đồng rủi ro gồm: Chủ tịch là người điều hành tại trụ sở chính (không phải là Tổng giám đốc) chuyên trách về quản lý rủi ro, có kinh nghiệm, hiểu biết,
GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
PHÒNG QUẢN LÝ
RỦI RO
CÁC PHÒNG KINH DOANHCÁC PHÒNG GIAO DỊCH CÁC PHÒNG TÁC NGHIỆP CÁC PHÒNG NỘI BỘ
trình độ chuyên môn về quản lý rủi ro và thành viên khác thuộc các bộ phận có liên quan theo quy định nội bộ của NHTM;
+ Hội đồng ALCO gồm: Chủ tịch là Tổng giám đốc hoặc người điều hành khác tại trụ sở chính và thành viên khác thuộc các bộ phận có liên quan theo quy định nội bộ của NHTM;
+ Hội đồng quản lý vốn gồm: Chủ tịch là Tổng giám đốc hoặc người điều hành khác tại trụ sở chính chuyên trách về tài chính, có kinh nghiệm, hiểu biết, trình độ chuyên môn về kế toán, tài chính và thành viên khác thuộc các bộ phận có liên quan theo quy định nội bộ của NHTM;
+ Quy chế làm việc của các hội đồng do Tổng giám đốc ban hành tối thiểu bao gồm chức năng, nhiệm vụ của các hội đồng, số lượng thành viên và chức năng, nhiệm vụ của các thành viên; cơ chế ra quyết định; họp định kỳ (đảm bảo Hội đồng rủi ro và Hội đồng ALCO họp tối thiểu mỗi quý 01 lần, Hội đồng quản lý vốn họp tối thiểu 06 tháng một lần); họp đột xuất và các nội dung khác.
2.2.2.3.2. Mô hình bộ máy quản trị rủi ro tại BIDV Cao Bằng: Hiện nay tổ chức theo quy định của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam. Trách nhiệm trực tiếp là Phòng quản lý rủi ro.Phòng QLRR của BIDV Cao Bằng thực hiện các nhiệm vụ: Thẩm định tính hợp pháp của TSBĐ (Thành phần tổ định giá khi giá trị ước tính của TSBĐ từ 5 tỷ đồng trở lên). Tư vấn, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong quá trình soạn thảo các hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm. Tham gia trực tiếp vào các vụ khởi kiện các khách hàng nợ xấu, hoặc lừa đảo. Làm việc trực tiếp với khách hàng khi có các đơn thư khiếu nại liên quan đến ngân hàng.
Cán bộ 1
Cán bộ 3:
Phó giám đốc Chi nhánh phụ trách phòng nghiệp vụ
Cán bộ 2: Lãnh đạo phòng bộ phận nghiệp vụ Đề xuất – Kiểm soát vòng 1 Phê duyệt – Kiểm soát vòng 2 Kiểm soát – Kiểm soát vòng 3
Hình 2.17:Mô hình quản lý rủi ro tại BIDV Cao Bằng