Hình 2.17:Mô hình quản lý rủi rotại BIDV Cao Bằng Hình 2.18: Quy trình 01 nghiệp vụ tại 01 phòngcủa BIDV Cao Bằng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO THEO HIỆP ƯỚC VỐN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 80 - 85)

Tại BIDV Cao Bằng, các nghiệp vụ tuân thủ quy định, quy trình nghiệp vụ của BIDV nhằm hạn chế rủi ro ở mức tối đa, số lượng cán bộ thực hiện ở các bộ phận nghiệp vụ đảm bảo đủ số lượng theo quy chuẩn và các nghiệp vụ bắt buộc thực hiện 02 nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 1: Theo 03 lớp phòng thủ: 03 lớp kiểm soát – 03 cán bộ, đảm bảo nguyên tắc tách bạch tại mỗi khâu nghiệp vụ (đề xuất-phê duyệt-kiểm soát):

Hình 2.18: Quy trình 01 nghiệp vụ tại 01 phòngcủa BIDV Cao Bằng

Nguồn: Phòng TCHC – BIDV Cao Bằng

- Nguyên tắc 2: Mỗi nghiệp vụ phải qua ít nhất 02 phòng nghiệp vụ (01 Phòng quản lý trực tiếp khách hàng thuộc bộ phận kinh doanh trực tiếp + tối thiểu 01 phòng thuộc bộ phận kinh doanh gián tiếp).

Các chi nhánh BIDV căn cứ vào hướng dẫn của HSC về chiến lược phòng ngừa và kiểm soát rủi ro, căn cứ vào tình hình môi trường hoạt động thực tế tại chi nhánh, chủ động xây dựng chiến lược kiểm soát phòng ngừa rủi ro. Cũng như tất cả

các Chi nhánh trong hệ thống BIDV, tại BIDV Cao Bằng đã thành lập Phòng Quản lý rủi ro trực thuộc Giám đốc Chi nhánh, thực hiện đồng thời 2 chức năng quản lý rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro hoạt động. Với những chức năng nhiệm vụ cụ thể:

Về kiểm soát rủi ro hoạt động:

- Phổ biến các văn bản quy định, quy trình về quản lý rủi ro hoạt động của BIDV và đề xuất, hướng dẫn các chương trình, biện pháp triển khai để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro hoạt động trong các khâu nghiệp vụ tại Chi nhánh.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong Chi nhánh tự kiểm tra và phối hợp thực hiện việc đánh giá, rà soát, phát hiện rủi ro hoạt động ở các phòng, các sản phẩm hiện có hoặc sắp có.

- Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro hoạt động xảy ra tại Chi nhánh và đề xuất giải pháp xử lý các sự cố rủi ro phát hiện được.

- Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro hoạt động tại Chi nhánh. - Công tác pháp chế - chế độ: Đầu mối tiếp nhận, nghiên cứu, phổ biến, sao gửi, lưu trữ các văn bản chế độ nhận được và các văn bản chế độ do Giám đốc Chi nhánh ban hành. Đề xuất tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn hoặc phân công các phòng chức năng hướng dẫn thực hiện những vấn đề liên quan. Tư vấn cho Giám đốc Chi nhánh những vấn đề pháp lý có liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Về cơ bản chi nhánh đã tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn, quy trình về phòng ngừa rủi ro theo “03 lớp phòng vệ” theo mô hình phòng ngừa QLRR hoạt động của hội sở chính:

+ Lớp phòng vệ thứ nhất: Tập trung QLRR trong các hoạt động tác nghiệp hàng ngày: “Trực tiếp áp dụng và thực hiện quy chế, quy trình QLRR vào quá trình tác nghiệp hàng ngày, trong các quy trình tác nghiệp của Đơn vị; Kiểm tra và tự kiểm tra giám sát việc quản lý rủi ro, việc thực hiện các biện pháp/chốt kiểm soát rủi ro trong quá trình tác nghiệp tại Đơn vị; Có trách nhiệm quản lý rủi ro một cách hiệu quả trong suốt quá trình tác nghiệp” Đây là lớp chi nhánh luôn thực hiện một cách triệt để, nghiêm túc. Các khâu tác nghiệp của tất cả các phòng, các bộ phận trong chi nhánh luôn thực hiện tuân thủ đầy đủ chặt chẽ dưới sự giám sát của kiểm soát viên hoặc lãnh đạo phòng theo phân cấp ủy quyền giám sát hoạt động.

+ Lớp phòng vệ thứ hai: Xây dựng phương pháp và giám sát quá trình quản lý rủi ro hàng ngày tại lớp 1: “Phát triển và triển khai khung quy chế QLRR, các chính sách, hệ thống, quy trình và công cụ QLRR; Đảm bảo khung QLRR bao gồm

đầy đủ các bước: xác định rủi ro, đánh giá đo lường rủi ro, có giải pháp đối phó với rủi ro, có các chốt kiểm soát/các giới hạn kiểm soát rủi ro, có thông tin/dữ liệu về rủi ro, giám sát rủi ro và báo cáo; Phê duyệt kết quả QLRR theo đúng thẩm quyền được giao”. Lớp phòng vệ này cũng đảm bảo thường xuyên và triệt để tại chi nhánh. Mỗi một nghiệp vụ được thực hiện đều đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình nghiêm ngặt, ví dụ: Một giao dịch nộp tiền mặt tại quầy, theo đúng quy định về cảnh báo rủi ro về hoạt động giao dịch, nếu như có sự nghi ngờ theo dấu hiệu nhận biết về phòng chống rửa tiền, ngay lập tức giao dịch đó được tự động cập nhật lên hệ thống cảnh báo và được phân tích, dự đoán mức độ rủi ro để giao dịch viên tại quầy nhận biết và kịp thời báo cáo, xử lý. Đối với các hoạt động khác cũng vậy, luôn đảm bảo được thuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình nội bộ đã được thiết lập các công cụ để cảnh báo phát hiện và kiểm soát rủi ro.

+ Lớp phòng vệ thứ ba: Tập trung vào việc rà soát độc lập: “Tính hiệu quả của toàn bộ quá trình quản lý rủi ro; Tính tuân thủ quy chế, chính sách, quy trình quản lý rủi ro của các đơn vị; Đề xuất cải thiện, nâng cao hoặc bắt buộc thực hiện những hành động điều chỉnh khi cần thiết”. Tại lớp phòng vệ này, thật sự chưa được chắc chắn tại chi nhánh. Bộ phận rủi ro tuy về chức năng là làm việc độc lập, tuy nhiên, do chi nhánh còn thiếu cán bộ nên phòng quản lý rủi ro chỉ bố trí 03 cán bộ, 1 trưởng phòng và 02 nhân viên vì vậy việc độc lập rà soát tuân thủ quy chế, chính sách, quy trình quản lý rủi ro hoặc đưa ra những đề xuất về cải thiện hoặc nâng cao bắt buộc thực hiện những hành động điều chỉnh khi cần thiết hoặc việc triển khai các kế hoạch đào tạo tập huấn nghiệp vụ về QLRRHĐ chưa được kịp thời, dẫn đến việc kiểm soát rủi ro một cách độc lập và khách quan nhất chưa được chặt chẽ và đảm bảo. Nếu như coi đây là một hàng rào hoặc như một chốt chặn thì chốt chặn này còn lỏng lẻo.

Về kiểm soát rủi ro tín dụng:

Tại BIDV Cao Bằng áp dụng theo mô hình kiểm soát rủi ro tín dụng của toàn hệ thống BIDV là mô hình kiểm soát rủi ro tín dụng phân tán.HSC chỉ có nhiệmvụ là chỉ đạo định hướng chung và thẩm định những khách hàng vượt quá giới hạn cho phép của chi nhánh.Các nhiệm vụquản lý khách hàng, kiểm soát rủi ro và tác nghiệp đều được thực hiện tại Chi nhánh.

giới hạn tín dụng như tốc độ tăng trưởng, cơ cấu vốn vay theo thời hạn,… và thực hiện báo cáo về kiểm soát việc tuân thủ các giới hạn tín dụng của chi nhánh theo quy định của Chính Phủ, NHNN và BIDV lên các bộ phận QLRR tại Hội sở chính theo các Báo cáo đột xuất hoặc định kỳ hàng tháng,quý, bán niên. Có thể thấy, việc thu thập hầu hết các dữ liệu định tính như mức độ đáp ứng các điều kiện tín dụng, tình hình tiếp cận các dự án, … đều được tập hợp dữ liệu từ nguồn báo cáo của các chi nhánh. Vì thế, mức độ tin cậy của các số liệu thu thập được phụ thuộc vào tính đầy đủ và đúng đắn các thông tin mà chi nhánh cung cấp.

Tại chi nhánh, ngoài 30% là các báo cáo định lượng thực hiện bằng phương pháp thống kê và tổng hợp dữ liệu, 70% các báo cáo củabộ phận QLRRTD là các báocáo định tính thực hiện bằng phương pháp thu thập lại thông tin của các Phòng Quản lý khách hàng. Vì thế, về cơ bản các thông tin đều được thu thập đầy đủ tuy nhiên vẫn còn yếu tố chủ quan nên chất lượng thông tin không đồng nhất.

2.2.2.4. Thực trạng dự phòng và xử lý rủi rotại BIDV Cao Bằng

2.2.2.4.1. Thực trạng dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng tại BIDV Cao Bằng

a. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại BIDV Cao Bằng

Tại hệ thống BIDV các khách hàng vay vốn đều được XHTDNB triển khai chính thức bắt buộc từ 2017với mục đích:

(1) Phân loại và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: Hệ thống XHTDNB là công cụ để BIDV thực hiện phân loại nợ (tài sản tín dụng) theo quy định của NHNN và theo thông lệ quốc tế; BIDV căn cứ vào kết quả XHTDNB của khách hàng để thực hiện phân loại nợ theo các văn bản hướng dẫn của NHNN và của BIDV từng thời kì; Từ kết quả phân loại nợ sẽ giúp BIDV tính toán trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế.

(2) Phục vụ QLRRTD toàn hệ thống BIDV: Xác lập hợp lý, chính xác ở mức độ cao nhất lượng tổn thất tín dụng theo từng dòng sản phẩm hoặc lĩnh vực hay ngành kinh tế, phân tích được lợi nhuận của các dòng sản phẩm; Tạo điều kiện cho việc xây dựng một cách đồng bộ, rõ ràng chi tiết và cụ thể các quy trình tín dụng và chính sách khách hàng; Nâng cao công tác quản trị kinh doanh của Ngân hàng tiến tới thông lệ quốc tế; Hỗ trợ công tác quản trị RRTD toàn hệ thống đối với từng khách hàng, theo từng danh mục, lĩnh vực ngành nghề với quy mô khác nhau; Hỗ trợ ra quyết định cấp tín dụng.

(3) Phục vụ QLRRTD tại Chi nhánh: Kết quả xếp hạng khách hàng là một trong các căn cứ để ra quyết định tín dụng; Góp phần đo lường hợp lý mức độ rủi ro của danh mục tín dụng tại chi nhánh; Hỗ trợ theo dõi, đánh giá khen thưởng đối với cán bộ thông qua thống kê quá trình sử dụng Hệ thống XHTDNB của cán bộ.

* Đối với khách hàng tổ chức: Kết quả xếp hạng là một trong các căn cứ để đưa ra quyết định cấp tín dụng, áp dụng chính sách khách hàng và dùng để thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro. Hệ thống XHTDNB cho khách hàng tổ chức của BIDV sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng; Kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng. Trên cơ sở tổng điểm, kết quả xếp hạng và nhóm nợ của khách hàng tổ chức như sau:

Bảng 2.9: Kết quả xếp hạng và nhóm nợ của khách hàng tổ chức tại BIDV Cao Bằng giai đoạn 2017-2019

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO THEO HIỆP ƯỚC VỐN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CAO BẰNG (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w