Xem xét các vấn đề cơ bản của chiến lược: Mô thức IFAS đã điều chỉnh:
Các nhân tố bên trong Độ quan
trọng Xếp loại
Tổng điểm quan trọng Điểm mạnh:
1. Nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất thép giá rẻ 2. Hệ thống phân phối rộng khắp cả trong và ngoài
nước
3. Công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại 4. Quy trình sản xuất liên tục, khép kín 5. Quy mô doanh nghiệp lớn
6. Tiềm lực tài chính mạnh
7. Thương hiệu nổi tiếng, trên 20 năm kinh nghiệm 8. Năng lực quản trị tốt 0.13 0.1 0.13 0.07 0.08 0.12 0.08 0.1 4 3 4 3 4 4 3 3 0.52 0.3 0.52 0.21 0.32 0.48 0.24 0.3 Điểm yếu:
1. Không tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào 2. Một số sản phẩm trong lĩnh vực chăn nuôi, nội
thất chưa thực sự nổi bật
3. Lĩnh vực bất động sản, nông nghiệp đầu tư muộn so với các đối thủ cạnh tranh
4. Hàng tồn kho tăng cao (đặc biệt là sản phẩm tôn mạ) 0.11 0.03 0.02 0.03 3 2 3 2 0.33 0.06 0.06 0.06 Tổng 1.0 3.4
Nhìn vào bảng mô thức IFAS trên, so với bảng mô thức IFAS gốc của doanh nghiệp ta có thể nhận thấy một số điểm yếu của doanh nghiệp vẫn chưa được khắc phục, cụ thể là việc không tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào, vẫn phải nhập khẩu khá nhiều. Tuy nhiên, nhìn vào bảng trên ta cũng nhận thấy, nhờ vào việc triển khai tốt các chiến lược cấp công
27
ty và cấp kinh doanh, các điểm yếu của Tập đoàn được khắc phục đáng kể, kế đó điểm mạnh không những tăng lên về số lượng mà còn trở nên vượt trội. Tập đoàn đã phát huy rất tốt những điểm mạnh của mình để tạo nên sự thành công của Tập đoàn.
Mô thức EFAS đã điều chỉnh:
Các nhân tố bên ngoài Độ quan
trọng Xếp loại
Tổng điểm quan trọng Cơ hội:
1. Nền kinh tế mở cửa và hội nhập quốc tế
2. Tốc độ tăng trưởng dân số khá cao, tỷ trọng dân số trẻ trong độ tuổi lao động luôn chiếm trên 50% 3. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng
4. Sự phát triển của KH – CN
5. Sự ổn định của hệ thống chính trị, pháp luật tại Việt Nam
6. Các chính sách ưu tiên phát triển ngành thép của Chính phủ
7. Lãi suất vay vốn có xu hướng giảm dần 8. Tỷ giá hối đoái tiếp tục ổn định
0.12 0.05 0.08 0.12 0.03 0.07 0.04 0.04 4 4 4 4 2 3 2 2 0.48 0.2 0.32 0.48 0.06 0.21 0.08 0.08 Thách thức:
1. Cuộc chiến Thương mại Mỹ - Trung 2. Giá quặng sắt tăng cao
3. Giá điện, xăng dầu tăng
4. Sức ép từ các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước
5. Ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi đến lĩnh vực chăn nuôi
6. Tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp
0.14 0.08 0.08 0.07 0.04 0.04 4 3 4 4 2 3 0.56 0.24 0.32 0.28 0.08 0.12 Tổng 1.0 3.51
So sánh bảng mô thức EFAS trên với bảng mô thức EFAS gốc ta nhận ra rằng, xã hội đang ngày càng phát triển và có sự chuyển biến tích cực, tạo nhiều cơ hội cho Tập đoàn Hòa Phát phát triển, đặc biệt đối với ngành thép. Ngành thép vẫn sẽ là một ngành đầy tiềm năng và phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Nhờ áp dụng các chiến lược phù hợp và thực thi có
28
hiệu quả, Tập Đoàn đã gặt hái được những thành quả đáng nể, với những con số ấn tượng. Bên cạnh đó, thách thức của Hòa Phát trong tương lai cũng không ít, tiêu biểu là sự ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung, đòi hỏi Tập đoàn phải có những chính sách cụ thể, triển khai các chiến lược kinh doanh hiệu quả giúp Tập đoàn vượt qua được những thách thức này.
Đo lường kết quả thực hiện:
Để đánh giá chiến lược của Tập đoàn Hòa Phát có đem lại hiệu quả trong giai đoạn 2016- 2019, cần so sánh kết quả hiện tại với các mục tiêu đã đặt ra từ trước thông qua các tiêu chí sau: doanh thu, lợi nhuận, thị phần và sản lượng.
Dưới đây là định hướng chiến lược và chỉ tiêu kế hoạch Tập đoàn Hòa Phát đề ra giai đoạn 2016-2019:
“ Với mục tiêu phát triển bền vững, chiến lược của Hòa Phát luôn là tìm tòi phát triển dự án mới, sản phẩm mới, gia tăng thêm giá trị cho mỗi cổ đông và cộng đồng xã hội, nhưng tập trung vào mảng cốt lõi là sản xuất thép. “Hòa Phát với thông điệp không bao giờ dừng lại, dù thị trường thuận lợi hay khó khăn Tập đoàn vẫn luôn kiên định vững bước, tiến về phía trước và tin tưởng sẽ hoàn thành tốt kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông thông qua”, Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long chia sẻ thêm.
Tập đoàn Hòa Phát đã đặt mục tiêu doanh thu năm 2019 đạt 70.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 6.700 tỷ đồng.”
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu kế hoạch Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Tổng doanh thu 70,000,000 55,000,000 40,000,000 28,000,000 Lợi nhuận sau thuế 6,700,000 8,050,000 6,000,000 3,200,000
So sánh kết quả kỳ vọng với kết quả thực tế hiện tại:
Trên thực tế, trong những năm qua Tập đoàn Hòa Phát đã ghi nhận rất nhiều sự kiện, con số, dấu mốc kỷ lục ấn tượng, đặc biệt lợi nhuận các năm đều vượt kế hoạch cho thấy tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của Hòa Phát. Gần đây, trong quý I/2020, giá bán giảm 10-15% so với cùng kỳ, nhưng biên lợi nhuận của mảng thép vẫn ổn định, góp phần quan trọng vào kết quả lợi nhuận sau thuế đạt 2.300 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ.
29
Kết quả thực hiện Năm 201601/01– 31/12KT/HN Năm 201701/01– 31/12KT/HN Năm 201801/01– 31/12KT/HN Năm 201901/01– 31/12KT/HN Doanh thu thuần 33,283,210 46,161,692 55,836,458 63,658,193
Lợi nhuận góp 8,750,560 10,624,124 11,670,832 11,185,372
LN thuần từ HĐKD 7,684,678 9,252,124 10,072,089 9,030,980
LNST thu nhập DT 6,606,203 8,014,757 8,600,551 7,578,248
LNST của CĐ cty mẹ 6,602,102 8,006,672 8,573,014 7,527,443
Năm 2016, Hòa Phát đạt tổng doanh thu hơn 33.283 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 6.606 tỷ đồng, tăng tương ứng 34% và 89% so với cả năm 2015, vượt xa kế hoạch 28.000 tỷ doanh thu và 3.200 tỷ lợi nhuận đã đề ra. Về thị phần thép xây dựng, năm 2016 Hòa Phát đạt sản lượng 1,8 triệu tấn. Lượng thép tiêu thụ trong năm 2016 của HPG đạt gần 500.000 tấn ống thép các loại, dẫn dầu cả nước với 26% thị phần. Nhóm ngành công nghiệp khác như nội thất, điện lạnh, thiết bị phụ tùng vẫn tiếp tục giữ vũng thị trường, nội thất Hòa Phát tiếp tục giữ vững thị phần số 1 về các sản phẩm văn phòng.
Năm 2017, doanh thu đạt hơn 46.000 tỷ đồng, tăng 38% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế ghi nhận ở mức cao khi đạt hơn 8.000 tỷ đồng, vượt 33% so với kế hoạch và tăng 21% so với năm 2016. Trong kết quả trên, nhóm ngành thép đóng vai trò chủ đạo, đóng góp gần 90% doanh thu và lợi nhuận sua thuế. Hòa Phát xác lập kỷ lục với 3 triệu tấn thép thành phẩm các loại, tăng 25% so với năm 2016. Trong đó, thép xây dựng chiếm 2,2 triệu tấn, ống thép chiếm 600.000 tấn còn lại là tôn mạ kẽm. Đây cũng là lần đầu tiên thép xây dựng Hòa Phát vượt mốc 2 triệu tấn/năm, tăng 20% so với 2016, vượt gần 10% kế hoạch năm 2017. Bên cạnh đó, HPG đã xuất bán ra thị trường trog và ngoài nước 79.000 tấn phôi thép. Hai dòng sản phẩm chủ lực của HPG là thép xây dựng và ống thép đều dẫn đầu thị trường, lần lượt đạt gần 24% và 26,4%.
Năm 2018, Tập đoàn đạt gần 56.000 tỷ đồng doanh thu và hơn 8.600 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 21% và 7% so với năm 2017, vượt 3% và 7% kế hoạch 2018. Lĩnh vực thép vẫn là ngành cốt lõi, chiếm 83% và 89% doanh thu, lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn. Năm 2018, HPG tiếp tục xác lập kỷ lục kinh doanh cao nhất từ trước tới nay với 3.180.000
30
tấn thép thành phẩm các loại, tăng 10% so với năm 2017. Thị phần thép xây dựng và ống thép dẫn đầu toàn quốc, lần lượt là 23,8% và 27,5%. Xuất khẩu 240.000 tấn thép tới 14 quốc gia, tăng 51% so với năm 2017. Lĩnh vực nông nghiệp bước đầu ghi nhận kết quả, lợi nhuận sau thuế tăng gần 4 lần so với 2017. Sau 3 năm đầu tư, HPG dẫn đầu sản lượng bò Úc tại Việt Nam với 42% thị phần.
Kết thúc năm 2019, Tập đoàn Hòa Phát đạt gần 65.000 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 7.500 tỷ đồng, vượt 13% mục tiêu về lợi nhuận năm 2019. Trong đó, nhóm sản phẩm sắt thép đóng góp lớn nhất với hơn 80% doanh thu và lợi nhuận sau thuế của tập đoàn. Cụ thể:
Ngành thép, tháng 11/2019, lượng thép cung cấp cho thị trường đạt 300.000 tấn, cao nhất trong lịch sử gần 20 năm làm thép xây dựng của Tập đoàn, tăng 36,4% so với tháng 11 năm 2018. Năm 2019, Hòa Phát đã sản xuất hơn 2,8 triệu tấn thép thô và cung cấp 2,77 triệu tấn thép chất lượng cao cho thị trường, tăng 16,7% so với cùng kỳ, trong đó có trên 265.000 tấn xuất khẩu tới các thị trường như Nhật Bản, Campuchia, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Úc, Mỹ….thị phần đạt 26,2%, tiếp tục khẳng định vị thế số 1 về thị phần tại Việt Nam.
Trong năm 2019, Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường 750.800 tấn ống thép, tăng 14,8.% so với cùng kỳ năm 2018, xuất khẩu đạt 19.100 tấn tới thị trường các nước Bắc Mỹ, Đông Nam Á, Ấn Độ, Úc và Mỹ Latinh, … tăng 17 % so với cùng kỳ. Với kết quả này, Hòa Phát giữ vững ngôi vị là nhà sản xuất ống thép số 1 Việt Nam với trên 31% thị phần.
Chăn nuôi: Năm 2019, doanh thu mảng chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi đạt 175% so với năm 2018, trong đó sản lượng cung cấp bò Úc, trứng gà sạch của Hòa Phát thuộc top đầu của thị trường. Năm 2019, Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát (thuộc Công ty CP Phát triển nông nghiệp Hòa Phát) đã có kết quả kinh doanh ấn tượng, sản lượng tiêu thụ bò Úc chiếm trên 50% thị phần toàn quốc. Với việc nâng thị phần bò Úc từ 42% từ cuối 2018 lên 50% năm 2019, Hòa Phát tiếp tục khẳng định vị thế, giữ thị phần số 1 về cung cấp bò Úc trên cả nước. Cuối 2019, sản lượng trứng gà của Công ty TNHH Gia cầm Hòa Phát cũng dẫn đầu trong số các doanh nghiệp cung cấp trứng gà phía Bắc với sản lượng 450.000 quả/ngày. Đối với lĩnh vực chăn nuôi heo, với hệ thống trại ở cả 2 miền, giá heo hơi trên thị trường tăng mạnh trong năm 2019 cũng góp phần tăng trưởng doanh thu cho mảng chăn nuôi heo của Hòa Phát. Điện lạnh: Điện lạnh Hòa Phát lần đầu vượt mốc doanh thu 1.100 tỷ. Hết tháng 7, doanh thu của Công ty đã đạt 79% kế hoạch, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2018. Đặc biệt, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế đã tăng tới 82% so với cùng kỳ và vượt 9% kế hoạch Tập đoàn giao cho cả năm 2019. Trong năm 2019, Công ty đã bán tổng cộng khoảng 260.000 sản phẩm ra thị trường.
31
Kết quả so sánh trên cho thấy Hòa Phát đang đi đúng hướng và đã đạt được những kết quả vượt mức mong đợi. Các mục tiêu ngắn hạn đưa ra hàng năm phục vụ mục tiêu dài hạn của Tập đoàn giai đoạn 2016-2019, qua các năm Hòa Phát luôn đạt được mức doanh thu và lợi nhuận vượt mức đề ra, giữ vững vị thế số 1 ngành thép Việt Nam và phát triển ở nhiều lĩnh vực khác như chăn nuôi, điện lạnh, nội thất. Điều này cho thấy, những chiến lược mà Hòa Phát áp dụng trong giai đoạn này là hoàn toàn phù hợp và đem lại hiệu quả.