Những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Bài thảo luận quản trị chiến lược đề tài: Đánh giá chiến lược Hòa Phát giai đoạn 2016 2019 TMU (Trang 32 - 39)

Thành công

Năm 2019 đúng như dự báo là thời điểm chứng kiến thế trận khó lường của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, hàng loạt diễn biến bất ổn khiến kinh tế thế giới rơi vào tình trạng "mất đà", kể cả các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản... đều suy giảm rõ nét. Trong bối cảnh đó, HĐQT và Ban điều hành Tập đoàn Hòa Phát đã nhận định chính xác, đúng mực về chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, về thị trường hàng hóa nguyên vật liệu quốc tế để có sự chuẩn bị và ứmg biển phù hợp. Bằng nền tảng vững vàng sẵn có, cỗ xe lu Hòa Phát xuất sắc vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra đạt 7.578 tỷ đồng, quy mô doanh thu năm 2019 tăng gấp 3 lần sau 6 năm (từ 2013). Tập đoàn Hòa Phát cũng đóng góp hơn 6.600 tỷ đồng cho Ngân sách Nhà nước. Năm 2019, Tập đoàn Hòa Phát đạt được doanh thu ở mức 64.678 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với năm 2018. Các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn đều khởi sắc rõ nét, đặc biệt trong ngành cốt lõi là sản xuất kinh doanh thép.

Những thành công mà Hòa Phát đã đạt được trong giai đoạn 2016 – 2019:

 Gần 65.000 tỷ đồng là mức doanh thu kỷ lục của Hòa Phát năm 2019

 3,6 triệu tấn thép các loại cung cấp cho thị trường (gồm thép xây dựng, ống thép tôn mạ)

 2,77 triệu tấn thép xây dựng, sản lượng kỷ lục từ trước đến nay

 2,2 triệu tấn là sản lượng thép thô của KLH Gang thép Hòa Phát Hải Dương

 172% là tỷ lệ % doanh thu đạt được năm 2019 của lĩnh vực nông nghiệp so với 2018

 Lần đầu tổng tài sản của Tập đoàn vượt 100.000 tỷ đồng

 Tàu 100.000 tấn đẩu tiên cập cảng Hòa Phát Dung Quất cuối 2019

 2 lò cao đầu tiên của dự án KLH Gang thép Hòa Phát Dung Quất công suất 1 triệu tấn/lò đã được đưa vào hoạt động

 Thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ổng thép, lần lượt là 26,2% và 31,5%

Cụ thế trong các lĩnh vực như sau:

Lĩnh vực thép: Đánh dấu những kỷ lục mới qua các năm, sản lượng thép thành phẩm sản xuất tăng mạnh, ngành thép hiện chiếm 80% tổng doanh thu toàn Tập đoàn và tiếp tục giữ

32

vũng thị phần số 1 về sản xuất và cung ứng thép trên thị trường Việt Nam. Nhờ ứng dụng các công nghệ sản xuất hiện đại, công nghệ lò cao hiện đại hay dây chuyền dập than cốc khô, giúp doanh nghiệp tự chủ từ 50-60% lượng điện dùng trong sản xuất. Không chỉ cung cấp sản phẩm thép cho thị trường trong nước, HPG còn xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, Úc, Nhật Bản, … mang lại nguồn doanh thu to lớn cho Tập đoàn.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện sản lượng thép Hòa Phát từ 2010-2020:

Lĩnh vực nông nghiệp: Năm 2018, Tập đoàn bắt đầu bước vào giai đoạn “hái quả. Năm 2019 là năm khá thành công đối với lĩnh vực nông nghiệp của Hòa Phát với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các mảng chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi. Các sản phẩm nông nghiệp như cung cấp bò Úc, trứng gà sạch của Hòa Phát thuộc top đầu của thị trường, qua đó thể hiện tiềm năng lớn để phát triển trong các năm tới.

Lĩnh vực điện lạnh hoàn thành vượt chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế so với kế hoạch được giao. Điện lạnh đẩy mạnh sản lượng điều hòa không khí Funiki, tổng sản lượng đã bán ra thị trường là 260.000 sản phẩm. Các sản phẩm Tủ đông và tủ lạnh cũng tăng trưởng tốt.

Nội thất ghi dấu ấn mạnh mẽ với dòng hàng gia đình, đồng thời liên tục dẫn đầu thị phần nội thất văn phòng với hàng loạt dự án lớn tiêu biểu như dự án hàng Gia đình - với 2 triển lãm Vietbuild tổ chức thành công tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh mang lại tiếng vang lớn cho Nội thất Hòa Phát tại thị trường miền Nam sôi động.

Công ty không ngừng cải tiến công nghệ, tiết kiệm năng lượng, áp dụng các sáng kiến nhằm tối ưu công suất và bảo vệ môi trường. Năm 2019, Tập đoàn đã tiết kiệm được hàng trăm tỉ đồng nhờ đầu tư cho nghiên cứu phát triển và khuyến khích lao động sáng tạo.

Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, Hòa Phát luôn thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp một cách thực chất và xuất phát từ tâm với phương châm “Hòa hợp cùng

33

phát triển", Trong suốt những năm từ 2017 - 2019 Tập đoàn Hòa Phát luôn có những đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước hàng năm, giải quyết việc làm ổn định cho hàng vạn lao động, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội và hàng loạt các chương trình từ thiện, chung tay vì cộng đồng. Ví dụ như "Nhịp đập yêu thương", "Hỏa Phát cùng em đến trường", "Xuân yêu thương", "Hòa Phát đồng hành củng sinh viên", …

Hạn chế:

Tuy có sự tăng trưởng vượt bậc trong thời gian qua, song Hòa Phát vẫn chịu những tác động nhất định không nhỏ từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Đối với ngành thép:

Đối thủ của Tập đoàn Hòa Phát có thể thấy đối với ngành thép có Thép Việt -Đức, Tôn Hoa Sen Phương Nam, Thái Nguyên-Tisco, Vinakyoci, Thép Việt -Ý, Thép Đình Vũ, CTCP Thép Việt. Đó là các doanh nghiệp có năng lực và ngành nghề kinh doanh tương đồng, có năng lực tài chính và thiết bị có khả năng cạnh tranh cao với Tập đoàn. Các đối thủ này đều là các doanh nghiệp có truyền thống trong ngành thép, trong thời gian qua với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp này đều tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách: mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, tăng cường đào tạo, nâng cao hiệu quả quản trị kinh doanh nhằm mục đích: giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo tiến độ, nâng cao chất lượng sản phẩm, … Đồng thời tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, khuếch trương thương hiệu của doanh nghiệp mình, chủ động sáng kiến, cải tiến sản phẩm mới. Ngoài ra, các sản phẩm thép của Tập đoàn còn phải cạnh tranh với các sản phẩm thép giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, ….

Sự ra đời của các nhà máy phôi thép, cán thép lớn đi vào hoạt động như công ty TNHH thép đặc biệt Thắng Lợi; CTCP thép Việt Ý, nhà máy thép cán nguội POSCO Vũng Tàu- Việt Nam; CTCP Thép Việt; chưa kể các dự án thép ngoài quy hoạch làm cho sự cạnh tranh và thách thức trong ngành thép trở nên gay gắt hơn.

Đối với ngành điện lạnh:

Tập trung ở phân khúc bình dân, các sản phẩm điện lạnh của Hòa Phát chịu áp lực từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành, có thể kể đến như Casper_hãng điều hòa có xuất sứ từ Thái Lan, hay máy lạnh Sumikura_sản xuất theo công nghệ Nhật Bản. Thêm vào đó nhu cầu về các thiết bị tiết kiệm điện như Inverten có xu hướng ngày càng tăng.

Đối với lĩnh vực chăn nuôi:

Sản lượng trứng gà sạch của Hòa Phát chưa thực sự nổi trội so với các nhà cung cấp khác, do đó chỉ có thể cạnh tranh về giá trong quá trình cung ứng nhằm nâng cao sản lượng tiêu thụ.

34

Đối với lĩnh vực nội thất:

Nội thất Hòa Phát cũng chịu những tác động không nhỏ từ đối thủ cạnh tranh đầu tiềm năng như Xuân Hòa hay những thương hiệu nhập khẩu nội thất gia đình cao cấp với chủng loại, mẫu mã đa dạng, chất lượng phun sơn và màu bền đẹp hơn.

Nguyên nhân:

Giá quặng sắt tăng cao sau thảm họa vỡ đập hồ chứa chất thải khoáng sản tại Brazil. Vụ vỡ đập này đã khiến Tập đoàn khai thác mỏ Vale bị tước giấy phép khiến nguồn cung quặng sắt bị ảnh hưởng và giá tăng vọt. Giá quặng sắt sẽ tăng khoảng 30% so với năm 2018.

Tình hình dịch bệnh Covid trở nên phức tạp: Việc một số cơ sở khai thác tại Nam Phi và Canada để kiểm soát dịch bệnh đang lây lan nhanh làm dấy lên tâm lý lo ngại thiếu hụt nguồn cung, khiến giá quặng tăng.

Các loại chi phí của Hòa Phát được dự báo cũng sẽ tăng. Cụ thể, chi phí tài chính từ mức hơn 700 tỷ đồng năm 2018 sẽ tăng gấp 3 lần, lên hơn 2.000 tỷ đồng trong năm 2019. Lý do vì trước đây, khi dự án Dung Quất trong thời gian xây dựng, chi phí lãi vay được hạch toán vào vốn hóa. Tuy nhiên, kế từ tháng 6 này, khi dự án Dung Quất chính thức đi vào hoạt động, Hòa Phát sẽ phải tính lãi vay vào chi phí tài chính.

Chi phí sản xuất năm 2019 của Hoà Phát tăng do giá điện tăng 8%, kéo theo các loại chi phi khác tăng theo. Hòa Phát còn phải đối mặt với khó khăn, thậm chí thua lỗ tại 2 mảng tôn mạ và chăn nuôi. Tôn mạ hiện đang dư thừa, tổng công suất thị trường gấp đôi so với nhu cầu. Các nước cũng dựng hàng rào với sản phẩm này khiến mạ năm 2018 chỉ đạt 17 tỷ đồng trên tổng số doanh thu 2.700 tỷ đồng.

Mảng chăn nuôi, trong năm 2019, ngành nông nghiệp nước ta chịu tác động lớn bởi dịch tả lợn châu Phi lan rộng trên cả nước. Đây cũng là dịch bệnh gây thiệt hại chưa từng có đối với ngành chăn nuôi. Cho dù các trang trại chăn nuôi lợn của Hòa Phát không có dịch tả Lợn Châu Phi, nhưng điều này khiến người tiêu dùng giảm tiêu thụ thịt lợn, khiến giá lợn hơi giảm sâu mà vẫn khó bán. Theo ông Long, nếu tỉnh trạng này kéo dài, mảng chăn nuôi lợn khả năng sẽ thua lỗ.

35

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT

3.1 Kết luận chung thông qua kết quả đánh giá chiến lược của Tập đoàn Hòa Phát

Hòa Phát là một Tập đoàn đặc thù sản xuất công nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực mục tiêu phát triển bền vững, với chiến lược của Hòa Phát luôn là tìm tòi phát triển dự án mới, sản phẩm mới, gia tăng thêm giá trị cho mỗi cổ đông và cộng đồng xã hội, nhưng tập trung vào mảng cốt lõi là sản xuất thép.

Hòa Phát đã xây dựng được chiến lược phát triển theo chiều dọc, từ đó khẳng định lợi thế từ quy mô và quy trình sản xuất khép kín. Đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm đặc biệt trong quản trị dự án, quản trị giá thành và phòng ngừa rủi ro là yếu tố cơ bản giúp Tập đoàn Hòa Phát phát triển bền vững. Bên cạnh đó, tăng cường năng lực hệ thống phân phối luôn là ưu tiên hàng đầu của Tập đoàn. Với mạng lưới phân phối rộng khắp và hiệu quả, thương hiệu Hòa Phát không ngừng mở rộng độ bao phủ trên thị trường trong nước và thế giới, gia tăng thị phần và củng cố sức mạnh thương hiệu.

Chiến lược dài hạn của Tập đoàn “Tạo giá trị từ quy mô và quy trình sản xuất khép kín”. Với chiến lược này, các đơn vị thành viên trong Tập đoàn không ngừng mở rộng dựa trên ba mảng kinh doanh chính là sản xuất thép, hàng gia dụng và xây dựng. Chính quy trình sản xuất khép kín đã tạo nên lợi thế không nhỏ cho Tập đoàn trong việc giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Năm 2020 và các năm tiếp theo, Hòa Phát sẽ có sự thay đổi cơ bản về chiến lược phát triển từ Tập đoàn chuyên sản xuất công nghiệp thành Tập đoàn sản xuất công nghiệp và kinh doanh bất động sản. Trong đó, mảng bất động sản trở thành 1 trong 2 mảng sản xuất kinh doanh chính. Hiện nay các dự án về khu đô thị, chung cư cao tầng tại Hà Nội và TP HCM đang được đẩy mạnh, hứa hẹn trong các năm tới sẽ đóng góp tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng số doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn.

➢ Sau gần 30 năm thành lập và phát triển, tập đoàn Hòa Phát đã vươn mình để trở thành một trong những tập đoàn lớn mạnh và hiệu quả của Việt Nam. Trong những năm qua tập đoàn đã đạt được nhiều thành tựu to lớn cùng với đó là doanh thu và lợi nhuận vẫn tăng trưởng mạnh qua các năm. Các chiến lược mà Hòa Phát đang áp dụng đã giúp Tập đoàn đạt được gần như tất cả các mục tiêu đã đặt ra trong thời điểm hiện tại. Để đạt được điều này, Hòa Phát đã nỗ lực không ngừng nghỉ để xây dựng một chiến lược phát triển không chỉ với ngành sản xuất thép mà còn lấn sân sang nhiều lĩnh vực tiềm năng khác và đạt được những thành công nhất định, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong tương lai.

36

3.2. Một số đề xuất, kiến nghị

Thông qua kết quả nhóm đã đưa ra những nhận dạng, phân tích và đánh giá về chiến lược của Hòa Phát. Từ đó, đưa ra những quan điểm cũng như cái nhìn từ nhiều góc độ về những thành công hay hạn chế còn tồn tại trong chiến lược.Từ đó đề xuất một số giải pháp để khắc phục những hạn chế hiện tại để có thể hoàn thiện những chiến lược phát triển:

 Với đặc thù sản xuất công nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó hoạt động sản xuất gang thép sử dụng lượng lớn điện, nước, than… Hòa Phát nên đề cao việc sử dụng tiết kiệm các loại năng lượng, tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, Công ty không ngừng nghiên cứu, áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường triển khai tại tất cả các khu vực sản xuất của Hòa Phát trên toàn quốc.

 Doanh nghiệp cần có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực tương xứng vì chính nguồn nhân lực là một yếu tố sống quan trọng biến chiến lược kinh doanh thành hiện thực. Các công ty trong Tập đoàn Hòa Phát liên tục tổ chức các lớp đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn, vệ sinh an toàn lao động, ngoại ngữ…cho cán bộ công nhân viên để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo sự phát triển bền vững của Tập đoàn.

 Khắc phục khó khăn về nguyên vật liệu: Giải pháp tuần hoàn khép kín. Quy trình sản xuất thép tuần hoàn khép kín từ quặng sắt tới thép thành phẩm là chu trình dài, trong đó, sản phẩm đầu ra của công đoạn này là đầu vào của công đoạn khác giúp hạn chế việc sử dụng lãng phí nguồn nguyên vật liệu.

 Nâng cao chất lượng sản phẩm, tận dụng quy trình sẵn có để giảm thiểu chi phí sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận

 Tiếp tục gia tăng giá trị các ngành hàng truyền thống, tạo nền tảng và sức bật cho các ngành hàng mới như bất động sản, xi măng, nội thất, chăn nuôi, điện lạnh. Tận dụng tối đa những ưu thế từ chu trình sản xuất khép kín mang lại.

 Phát triển theo chiều sâu, khai thác các thị trường mới, củng cố thị trường truyền thống.

37

KẾT LUẬN

Với sự phát triển không ngừng của kinh tế - xã hội, Tập đoàn Hòa Phát đã áp dụng hiệu quả các chiến lược nhằm phát triển doanh nghiệp một cách toàn diện và hiệu quả. Bằng những quyết định đúng đắn và sáng tạo, xác định chiến lược chính xác cho từng giai đoạn cũng như từng lĩnh vực kinh doanh, Tập đoàn đã vươn lên chiếm thị phần số 1 Việt Nam về ngành sản xuất thép và có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước. Không dừng lại ở đó, Tập đoàn còn tiếp tục phát huy thế mạnh của mình, mở rộng quy mô, đầu tư trang thiết bị máy móc, nhà xưởng để chinh phục những mục tiêu cao hơn, góp phần khẳng định vị thế và thương hiệu trên trường quốc tế. Trong tương lai, Tập đoàn sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với những gì đã trải qua và hơn 20 năm kinh nghiệp hoạt động, chúng tôi tin rằng, Hòa Phát sẽ vượt qua những khó khăn đó, tiếp tục phát triển và nâng tầm vị thế của doanh nghiệp.

38

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Giới thiệu – Tập đoàn Hòa Phát

Một phần của tài liệu Bài thảo luận quản trị chiến lược đề tài: Đánh giá chiến lược Hòa Phát giai đoạn 2016 2019 TMU (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)