Khái quát chung về máy phay đất

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa, vận hành máy nông nghiệp (nghề công nghệ ô tô) (Trang 27 - 31)

1.1. Phân loại

Máy phay đất được phân làm 2 loại: Phay đất khô, phay đất ướt - Phay đất khô

Hình 2.1- LHM phay đất khô - Phay đất ướt

Hình 2.2- LHM phay đất ướt

1.2. Công dụng, yêu cầu nông học phay đất

a. Công dụng

- Máy phay liên hợp với máy kéo thực hiện công việc xới đất làm tơi xốp đất, vùi dập cỏ dại phục vụ cho khâu gieo trồng

28

-Cũng có thể phay đất sau khi cày. b. Yêu cầu nông học

Sau khi phay xong đất phải vỡ nhỏ đều, tơi xốp vùi dập cỏ dại Mặt ruộng phải bằng phẳng đảm bảo độ sâu từ 15- 25cm

Hình 2.3- Yêu cầu nông học phay đất c- Đặc điểm kỹ thuật của một số phay đất liên hợpvới máy kéo

*. Thông số kỹ thuật của phay đất đi theo máy kéo hai bánh: Kiểu

Đặc tính kỹ thuật

Phay dao cong (máy kéo hai bánh)

Ký hiệu máy kéo BS-8 BS- 10 BS- 12 BS-15

Nơi sản xuất Công ty Máy kéo - máy nông nghiệp Hà Tây Bề rộng làm việc

(cm) 40 50 60 80

Số lượng dao (cái) 10 14 18 24

Năng suất (sào/h) 3,8 5,8 7,7 10,6

29

Kiểu dao

Đặc tính kỹ thuật

Phay dao cong Phay dao chữ L

Ký hiệu phay PB - 1,2 PĐ -1,6 PĐ -2,0

Nơi sản xuất

Công ty Máy kéo và máy nông nghiệp, Hà Tây

Công ty

Cơ điện Xây dựng nông nghiệp Thuỷ lợi Hà Nội

Công ty

Cơ điện Xây dựng nông nghiệp Thuỷ lợi Hà Nội Kích thước bao (m) 0,8 x 1,6 x 1,0 0,8 x 2,0 x 1,2 0,9 x 2,4 x 1,2 Khối lượng (kg) 260 380 480 Đường kính trống phay (mm) 500 480 480 Bề rộng làm việc (m) 1,2 1,6 2,0 Vòng quay trống phay (vg/ph) 220 190/220

Máy kéo liên

hợp BS- 20 MTZ- 50 MTZ- 80

+ Dạng dao cong cắt đất êm dịu, thích hợp làm đất cả ở ruộng nước và ruộng khô, nhưng ở ruộng nước phát huy tác dụng tốt nhất. Dạng dao này có ưu điểm là ít bị quấn cỏ do lưỡi dao có một góc xoắn. Nó thường được lắp cho phay đất của máy kéo hai bánh và máy kéo bốn bánh có công suất: 15 - 20 mã lực.

30

+ Dạng dao phay chữ "L" thích hợp với làm đất ruộng khô. Dạng dao này thường được trang bị cho phay đất của máy kéo cỡ lớn 50 - 80 mã lực. Tuy nhiên đôi khi người ta vẫn dùng cho máy kéo các cỡ khác.

1.3. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động phay

a. Cấu tạo

Gồm: Trống phay, lưỡi phay, khung nắp phay, hộp số và bộ phận tryền lực, bộ phận điều chỉnh độ sâu. 1. Thanh treo 2. Hộp sốgiữa 3. Hộp số bên 4. Vỏ phay 5. Nắp sau phay 6. Trống phay 7. Trục các đăng 8. Bánh xe đỡ

Hình 2.4- Cấu tạo chung máy phay đất

Các lưỡi phay được bắt chặt với trống phay bằng các bu lông. Trống phay được quay trên khung nhờ 2 ổ lăn. Một đầu trống phay được lắp chặt với bánh răng nhận truyền động. Bộ phận truyền động gồm bánh răng chủ động được lắp đầu sau trục hộp số và truyền động cho bánh răng bị động bằng cơ cấu truyền động xích. Hộp số(hộp giản tốc) nhận truyền động từ trục các đăng qua hộp bánh giảm tốc truyền cho bánh răng chủ động bộ phận truyền động.

- Bộ phận điều chỉnh độ sâu phay có cấu tạo giá trượt lắp với khung hoặc một số phay dùng bánh xe đỡ.

31

Khi động cơ làm việc nguồn động lực truyền chuyển động từ trục thu công xuất qua các đăng, qua hộp giảm tốc làm trống phay và lưỡi phay quay . Lưỡi phay đi vào đất, cắt đất thành từng cục, hất về phía sau làm tơi, nhuyễn đất. Khi làm việc lưỡi phay tham gia hai chuyển động: một chuyển động tịnh tiến theo máy kéo và một chuyển động quay quanh trục phay.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa, vận hành máy nông nghiệp (nghề công nghệ ô tô) (Trang 27 - 31)