An toàn khi sửa chữa và liên kết 1 Khi sửa chữa

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa, vận hành máy nông nghiệp (nghề công nghệ ô tô) (Trang 56 - 58)

5.1- Khi sửa chữa

+ Phải sử dụng bảo hộ lao động

+ Sử dụng dụng cụ sạch sẽ không dính dầu mỡ

+ Sử dụng máy hàn điện chú ý an toàn về điện và dùng kính bảo hộ + Khi tháo, xiết đai ốc bánh xe tư thế nới, xiết phảiđảm bảo chắc chắn + Kê kích máy đúng trọng tâm, không hạ kích đột ngột.

5.2- Khi vận hành

+ Theo dõi hoạt động các đồng hồ

+ Khi làm việc máy phải lắp cơ cấu chống lật

+ Di chuyển địa bàn phải sửa lối lên xuống giảm độ dốc < 10%. + Khi phay vòng đầu bờ hạn chế dùng phanh gấp bán trục

+ Khi sửa chữa phải dừng máy ra số 0, kéo phanh tay,

57

+ Phòng và chống sa lầy: Phải điều tra kỹ địa bàn trước khi đưa liên hợp máy xuống làm việc. Kết hợp cùng chủ ruộng đánh dấu, cắm vè ở những nơi có hố, rãnh... để tránh sa lầy khi làm việc.

+ Khi bùn đất vào nhiều trong bánh lồng, không thoát ra được, hay bánh lồng bị lún quá sâu sẽ làm máy kéo đột ngột quá tải. Để khắc phục cần dừng máy, vét hết bùn đất trong bánh lồng ra, rồi cho máy chạy tiếp.

+ Khi máy kéo bị sa lầy, cần moi đất dưới gầm máy, trong bánh lồng, đào thành đường thoai thoải dưới bánh lồng, lát rong tre hoặc rạ bện thành bó dưới bánh lồng về phía trước rồi từ từ cho máy chạy lên. Không dùng gỗ chèn và gài cơ cấu vi sai vì điều này dễ gây xoắn bán trục hoặc phá hỏng các chi tiết truyền lực của máy kéo.

+ Khi đầu máy có hiện tượng nâng lên "voi làm xiếc", nhất thiết không được tăng ga, mà phải lập tức cắt côn tìm biện pháp khắc phục. Trong trường hợp máy kéo đã nâng đầu lên, nếu tăng ga máy có thể lật ngửa ra, nguy hiểm đến tính mạng người lái.

- Công nhân sử dụng LHM phải nắm vững địa bàn hoạt động của mình, trực tiếp kiểm tra khi thấy đạt yêu cầu mới cho máy máy xuống làm việc.

- Khi đưa máy xuống ruộng người lái phải cho LHM xuống thẳng góc với bờ ruộng, tránh cho máy xuống xiên góc, máy nghiêng dễ đổ.

- Khi khởi động phải gài phanh chân, ra số không

- Khi làm việc trên đồng tuyệt đối không được sử dụng khóa vi sai, không được lái máy quá ngặt gây quá tải cho một số bộ phận như bánh lồng, cầu sau.

- Không được để máy quá tải thường xuyên, không được sử dụng các bánh mấu đã bị cong gãy.

- Để tránh bị sa lầy không được cho LHM máy chạy sát nơi đã đánh dấu nguy hiểm. - Khi có hiện tượng máy cất bổng đầu phải lập tức cắt côn, giảm ga

58

- Cấm tăng ga, nhớm côn dật cục để vượt lầy. Cấm dùng khoá vi sai để vượt lầy, không được để máy ngâm quá lâu trong nươc bùn. Khi cứu máy bị lầy phải chuẩn bị dây cáp kéo tốt, phải moi đất ở 2 bên bánh lồng ra rồi mới kéo. Máy kéo để kéo phải đứng ở vị trí đảm bảo nhất.

- Khi muốn vượt bờ sang ruộng khác phải giảm ga, đi số thấp, tiến thẳng với bờ đã phá. Khi cần thiết có thể lùi máy vượt qua.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa, vận hành máy nông nghiệp (nghề công nghệ ô tô) (Trang 56 - 58)