6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
3.2.5. Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng dịch vụ công cộng
cộng
Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ dạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh
tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu; Nhà nước chỉ thực
hiện ưu đãi hoặc hỗ trợ phát triển đối với một số ngành, lĩnh vực sản phẩm;
những rủi ro; một số địa bàn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa bởi vậy phương
thức tổ chức quản lý và cung ứng DVCC cũng phải chuyển sang hướng xã hội
hoá tiếp cận thị trường mới phù hợp.
Nhà nước và các cơ quan chức năng quản lý cung cấp DVCC phải là
người chịu trách nhiệm duy nhất việc bảo đảm cung cấp DVC cho xã hội theo
các nguyên tắc vốn có. Các cơ quan chức năng quản lý, cung cấp DVCC như
cấp tỉnh, cấp huyện, … phải chịu trách nhiệm, nhưng cuối cùng của việc đảm
bảo cung cấp DVCC cho xã hội vẫn phải là các cơ quan cao nhất ở tỉnh.
Trong một hoạt dộng cung cấp DVCC có nhiều cơ quan chức năng tham gia, phải lấy kết quả cuối cùng làm căn cứ, phải quy định rõ một cơ quan chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc bảo đảm cung cấp DVCC để một khi có xảy ra các vấn đề bất ổn trong đảm bảo cung cấp DVCC thì cơ quan chịu trách nhiệm cuối cùng phải là người chịu trách nhiệm toàn bộ; tránh tình trạng có thành tích tốt thì cơ quan nào cũng tranh, nhận về mình, khi có sự cố
xấu thì đổ lỗi, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Để làm tốt việc đổi mới cơ chế
quản lý và phương thức hoạt động về DVCC, vấn đề cốt lõi là phải có cách
đánh giá chính xác kết quả của các quyết định QLNN đối với DVCC. Từ đó,
tác giả đề xuất hai hướng đánh giá kết quả của các quyết định cơ bản sau: Thứ nhất, về các nguyên tắc đánh giá kết quả quản lý nhà nước đối với DVCC khoa học, chuẩn xác. Để thực hiện tốt theo phương án này, chúng ta cần thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản như:
Nguyên tắc các quyết định ban hành phải đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý. Điều đó có nghĩa là khi một quyết định ban hành của nhà quản lý phải đảm bảo phù hợp với pháp luật hiện tại, phù hợp với các văn bản quản lý của nhà nước đã có và không được đi ngược lại hoặc chồng chéo lên các văn bản trước đó ban hành liên quan đến vấn đề. Đó là đảm bảo tính hợp pháp. Đồng thời, quyết định ban hành ra cũng phải đảm bảo tính hợp lý, phù hợp với thực
tiễn cuộc sống, xuất phát từ thực tiễn của vấn đề cần có quyết định để giải
quyết, có hiệu quả nhất định trên thực tế. Có như vậy quyết định ban hành ra
mới có kết quả cao và chính xác nhất, khoa học nhất.
Nguyên tắc vê mối quan hệ giữa mục tiêu và tiêu chuẩn đánh giá. Theo
nguyên tắc này, tiêu chuẩn đánh giá được định ra trên cơ sở mục tiêu. Mục tiêu khác nhau, tiêu chuẩn đánh giá cũng khác nhau, mục tiêu thay đổi, tiểu chuẩn đánh giá cũng thay đổi theo. Tiêu chuẩn đánh giá phải được xem như là
thước đo để thực hiện các mục tiêu.
Bên cạnh đó, để có một quyết định quản lý đối với DVCC phù hợp, đạt
kết quả cao còn cần lưu ý tới các nguyên tắc khác như: Nguyên tắc về sự
thống nhất lợi ích, nguyên tắc về tính khoa học và chính xác, nguyên tắc về tính đơn giản và tính thực té, dễ hiểu dễ áp dụng, nguyên tắc so sánh,…
Thứ hai, là phương pháp đánh giá kết quả hoạt động QLNN đối với
DVCC và kết quả hoạt động của các tổ chức công chuẩn xác. Đây là tổng thể
các cách thức có thể và có chủ đích của người đánh giá trong việc vận dụng
các nguyên tắc đánh giá về và việc chính xác kết quả hoạt động QLNN đối với DVCC và kết quả hoạt động của tổ chức công. Để thực hiện theo phương
pháp này, chúng ta cần lưu ý tới các vấn đề định lượng và định tính trong đánh giá kết quả đạt được đối với việc QLNN đối với DVCC. Sự phối hợp các đánh giá định lượng và định tính sẽ là một công cụ tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của việc đánh giá kết quả hoạt động QLNN đối với DVCC
và đối với các tổ chức thực hiện cung ứng loại hình dịch vụ này.