Xem: Đại Việt sử ký toàn thư (tập – sđd), trang

Một phần của tài liệu tuyển chọn, sử dụng và sát hạch quan lại thời lê sơ (thế kỷ xv) – những kinh nghiệm cần kế thừa (Trang 26 - 28)

- Một bộ phận đội ngũ những người làm công tác giảng dạy chưa tương xứng với nhu cầu của người học và nền hành chính nhà nước

2 Xem: Đại Việt sử ký toàn thư (tập – sđd), trang

KẾT LUẬN

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức giỏi về chuyên môn, vững về tư tưởng, lập trường chính trị, đầy đủ phẩm chất và đạo đức vừa là mục tiêu, vừa là phương thức xây dựng nhà nước pháp quyền trong giai đoạn mới. Việc nghiên cứu tổng thể quan chế nhà Lê sơ để đưa ra những kết luận quý báu, giá trị cần kế thừa, đề tài kết cấu thành ba chương với những nội dung khoa học như sau:

Trong Chương 1, đề tài khái quát những vần đề mang tính lý luận về đội ngũ quan lại, chủ yếu tập trung vào thời Lê sơ – giai đoạn rất thành công về các chính sách quan lại. Những vấn đề về vị trí, vai trò, phân loại, chức năng của quan lại được làm sáng tỏ bằng biện pháp duy vật lịch sử; đồng thời khái quát đôi nét về tình hình quan lại của các giai đoạn trước và điểm mấu chốt nhất là đội ngũ quan lại trước đó đã không đáp ứng trước yêu cầu xây dựng chính quyền độc lập tự chủ sau 20 năm bị nô dịch. Tính quý tộc cao độ trong tổ chức bộ máy nhà nước Lý – Trần đã góp phần kìm hãm phát triển xã hội; quan chế không rõ ràng, thiếu quy củ.

Ở Chương 2 đề tài rình bày hai vấn đề cơ bản nhất của quan chế nhà Lê: tuyển chọn và sử dụng quan lại. Trước hết, đối với hoạt động tuyển chọn, để làm rõ tính đa dạng, linh hoạt vấn đề này, tác giả trình bày các hình thức tuyển chọn quan lại nhưng nổi bật nhất là hình thức tuyển chọn bằng khoa cử. Khoa cử nhà Lê sơ gồm các nội dung: quy trình và chương trình đào tạo quan lại, quy chế thi tuyển, tuyển chọn quan lại và kiểm soát hoạt động tuyển dụng bằng khoa cử. Đây là những nội dung trọng tâm của chương 2. Qua đó, tác giả chỉ ra những ưu – khuyết điểm trong việc đào tạo tuyển chọn quan lại.

Việc tuyển chọn sẽ trở nên hoài công nếu không gắn liền với vấn đề sử dụng hiệu quả những con người đã tuyển chọn. Vì vậy, một trong những vấn đề trọng tâm của Chương 2 là sử dụng quan lại, gồm những nội dung: nguyên tắc sử dụng quan lại, các biện pháp bảo đảm sử dụng quan lại hiệu quả và sát hạch quan lại (còn gọi là phép “khảo công hay khảo khóa quan lại”). Trong phần này, tác giả trình bày các biện pháp

sử dụng quan lại mà nhà Lê sơ đã rất thành công, đặc biệt là vấn đề khảo khóa, sát hạch, chế độ đãi ngộ, chế độ lương bổng,...

Bước ra từ những nội dung cở bản nêu trên từ lịch sử, trong Chương 3, đề tài kết nối quan chế thời Lê sơ với vấn đề cán bộ, công chức ngày nay và chỉ ra thực trạng, bao gồm: những thành tựu và yếu kém của đội ngũ cán bộ, công chức ngày nay. Từ đó, đề xuất những kinh nghiệm, bài học từ thời Lê sơ để hoàn thiện đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay. Với suy nghĩ đó, tác giả mạnh dạn nghiên cứu lịch sử của vấn đề này để cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm quý báu mà ông cha ta đã để lại.

Trân trọng tri ân !!! Tác giả

Một phần của tài liệu tuyển chọn, sử dụng và sát hạch quan lại thời lê sơ (thế kỷ xv) – những kinh nghiệm cần kế thừa (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w