Kế thừa chính sách đãi ngộ quan lạ

Một phần của tài liệu tuyển chọn, sử dụng và sát hạch quan lại thời lê sơ (thế kỷ xv) – những kinh nghiệm cần kế thừa (Trang 25 - 26)

- Một bộ phận đội ngũ những người làm công tác giảng dạy chưa tương xứng với nhu cầu của người học và nền hành chính nhà nước

3.2.3.Kế thừa chính sách đãi ngộ quan lạ

Qua phần trình bày về chế độ đãi ngộ đối với quan lại (ở Chương 2) nổi trội nhất là tính công bằng (ở mức cao nhất) giữa hai yếu tố đầu ra (năng lực, mức độ cống hiến) và đầu vào ( thu nhập). Chế độ đãi ngộ nhà Lê sơ được xác lập trên những yếu tố: tước, phẩm, ngạch bậc chức vụ, phạm vi quyền hạn, trách nhiệm,... và đặc biệt còn căn cứ vào kết quả của các cuộc sát hạch. Gắn việc tăng giảm lương bổng gắn với việc thăng giáng chức vụ, quyền hạn sau khi sát hạch. Với chính sách này sẽ phòng chống tham nhũng rất hiệu quả; đồng thời khuyến khích khả năng công hiến của quan lại.

Ngoài ra, cần nghiên cứu áp dụng khoản “tiền dưỡng liêm đối với một số ngành nghề, công việc đặc thù. Khái niệm “tiền dưỡng liêm”

chính thức được đặt ra dưới thời Lê sơ. Năm 1498, vua Lê Hiến Tông đã ban lệnh “cấp tiền quý bổng liêm khiết” cho quan lại liêm khiết, tận tụy với công việc1. Mục đích của việc chi trả này nhằm góp phần giúp cho

quan lại cải thiện mức thu nhập; không bị tha hóa bởi lợi ích vật chất phi pháp, giữ được bản chất của kẻ sĩ, đó là tính liêm trực, thanh khiết. Tiền dưỡng liêm – nói cách khác là khoản tiền để nuôi dưỡng tính liêm khiết cho đội ngũ cán bộ, công chức.

Ngày nay, trong một số lĩnh vực được nhận thêm khoản tiền gọi là “phụ cấp”, “bồi dưỡng”,.... Vì vậy, nên chăng cần trả về đúng tên gọi

“tiền dưỡng liêm” để người công chức nhận thức đúng đắn hơn về ý 1 Xem: Đại Việt sử ký toàn thư (sđd), trang 275

nghĩa của khoản tiền được nhận. Hơn nữa cần quy định minh bạch

vấn đề “tiền dưỡng liêm” trong văn bản pháp luật để tránh tình trạng tùy tiện của các đơn vị trong việc chi trả khoản tiền này, tạo sự

công bằng trong thu nhập của công chức cùng ngành1. 3.2.4. Dân chủ hóa công tác cán bộ, công chức.

Việc bổ nhiệm, sử dụng và xử lý cán bộ, công chức phải công khai,

minh bạch; đồng thời phải lắng nghe ý kiến của cấp dưới, của người dân về cán bộ, công chức. Dưới thời Lê sơ, việc bổ nhiệm, sử dụng và xử lý quan lại không phải là “chuyện nội bộ” của giai cấp cầm quyền mà được mở rộng cho mọi dân có quyền tham gia, có tiếng nói riêng của mình về vấn đề này (đây là biểu hiện của dân chủ thật sự và trực tiếp). Vua Lê Thánh Tông đề ra và thực thi một cách kiên quyết những chủ trương, biện pháp giám sát, kiểm tra quan lại bằng lệ khảo khóa. Để nhận biết quan lại có thực sự được dân yêu mến hay không, ngoài đánh giá của các quan chủ khảo còn có sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân.

Để tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền này, nhà vua cùng quan lại triều đình thường hay thực hiện các chuyến vi hành để nắm tình hình cụ thể. Ngày 7.5.1435, vua Lê Thái Tông cùng một số quần thần ngấm ngầm dò xét ý kiến, phản hồi của dân chúng đối với quan lại sở tại ở địa phương, kết quả nhà vua đã triệu tập và hạch tội được 53 vị quan tham và xử lý nặng2.

Ngoài ra, pháp luật cho phép người dân quyền tố cáo quan lại. Với chính sách cách tân mạnh mẽ nhằm làm trong sạch bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng và củng cố chính thể quân chủ tập quyền, nhà Lê hết sức coi trọng quyền tố cáo quan lại của người dân.

Một phần của tài liệu tuyển chọn, sử dụng và sát hạch quan lại thời lê sơ (thế kỷ xv) – những kinh nghiệm cần kế thừa (Trang 25 - 26)