Vai trò của việc tạo động lực làm việc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho viên chức đài phát thanh truyền hình tỉnh lâm đồng (Trang 25 - 28)

1.3.1. Động lc làm vic quyết định năng suất lao động ca các cá nhân trong t chc

Năng suất lao động của các cá nhân trong tổ chức phụ thuộc vào những yếu tốcơ bản sau [19]:

Thứ nhất, năng lực của bản thân cá nhân đó. Năng lực của bản thân người lao động là khả năng của cá nhân đó trong thực hiện và giải quyết công việc. Năng lực cũng bao gồm kiến thức, kỹ năng, hiểu biết và kinh nghiệm cho phép cá nhân hoàn thành công việc được giao. Như vậy, người lao động cần phải có năng lực để có thể “biết làm” công việc đó.

Thứ hai, các nguồn lực, điều kiện để thực thi công việc, bao gồm: công cụ, trang thiết bị, nguyên vật liệu, sự hỗ trợ, cơ chế… để cá nhân có thể phát huy được năng lực của mình. Nói cách khác, người lao động cần phải có các điều kiện để“có thể làm” công việc đó.

Thứ ba, người lao động phải có động lực làm việc.

Khi đã có năng lực để thực thi công việc cũng như được tạo các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, cần phải có động lực làm việc để thúc đẩy người lao động, để chính họ phải mong muốn đạt kết quả cao trong công việc. Nghĩa là, bản thân người lao động cần phải “muốn làm” công việc đó với kết quả cao.

Một nghiên cứu vềđộng lực làm việc đã đưa ra công thức sau:

P = A x R x M, trong đó:

P: Hiệu suất làm việc (Performance) A: Khảnăng /năng lực làm việc (Ability)

17

R: Nguồn lực (Resources)

M: Động lực/động cơ làm việc (Motivation).

Công thức trên cho thấy, một khi một trong ba yếu tố trên không đảm bảo, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả làm việc của cá nhân và tổ chức.

Xét trên khía cạnh nghiên cứu về động lực làm việc, “nếu động lực làm việc bằng 0 thì một người dù có khả năng làm việc tốt và có đầy đủ

nguồn lực cũng có thể không thực hiện được mục tiêu”.

Một khi người lao động có động lực làm việc, họ có thể hoàn thành nhiệm vụ với năng suất cao, kể cả trong trường hợp bị hạn chế về năng lực cũng như các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ. Trong tình hình hiện nay của tổ chức công, việc tăng cường tạo động lực làm việc cho viên chức là thật sự cần thiết nhằm tăng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhưng vẫn đảm bảo sử dụng nguồn lực về con người và tiết kiệm các nguồn lực vật chất ở mức tối đa.

1.3.2. Động lc làm việc là cơ sởđem lại s sáng to trong t chc

Người lao động làm việc trong khu vực công thực hiện những công việc mang đặc thù của tổ chức nhà nước, thực hiện theo các nhiệm vụ theo quy định do đó tâm lý nhàm chán thường rất hay gặp phải ở viên chức.

Tuy nhiên, nếu được khuyến khích, tạo động lực làm việc, người lao động không những triệt tiêu được tâm lý nhàm chán mà còn cảm thấy thoải mái và say mê với nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy, họ luôn thể hiện tính sáng tạo trong công việc, từ đó giúp tổ chức có thêm những ý tưởng sáng tạo, đổi mới, tạo ra sự đột phá trong tổ chức, giúp tổ chức thích ứng được với những thay đổi và chủđộng tạo ra những thay đổi.

18

1.3.3. Động lc làm vic giúp gim thiu nhng vấn đề có tác động tiêu cc ny sinh trong hoạt động, xây dng bu không khí làm vic tích cc ca t chc

Động lực làm việc trong tổ chức giúp xây dựng bầu không khí làm việc thân thiện, có sự hợp tác chia sẻ, ít tranh chấp. Người lao động của tổ chức sẵn sàng thích ứng với thay đổi và không phản ứng tiêu cực với những thay đổi. Đây chính là cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước.

Như vậy, động lực làm việc có ảnh hưởng đến năng suất lao động của cá nhân, qua đó quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý tổ chức. Trong khu vực công, nếu viên chức không có động lực làm việc hoặc động cơ làm việc không tích cực sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của cơ quan nhà nước và có tác động không tốt đến xã hội, đến công dân - đối tượng phục vụ của các cơ quan nhà nước.

Cơ quan nhà nước là những tổ chức do nhà nước thành lập để thực thi quyền lực nhà nước, hoạt động mang tính phục vụ công với nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước. Nếu thiếu động lực làm việc, quyền lực và pháp luật của nhà nước có thể bị vi phạm, cơ quan nhà nước hoạt động không những không hiệu quả, gây lãng phí lớn cả về tài lực lẫn vật lực mà còn làm giảm niềm tin của nhân dân vào nhà nước.

Bên cạnh đó, công cuộc cải cách hành chính hiện nay ở nước ta đòi hỏi cần có đội ngũ viên chức có đủ năng lực, trình độ và động lực làm việc. Đây là chủ thể của các hành động trong quá trình thực hiện cải cách hành chính, là người thể chế hóa các đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước thành quy định của pháp luật để đưa vào cuộc sống, xây dựng bộ máy quản lý và các quy định về sử dụng các nguồn lực trong quá trình quản lý.

19

Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước và thực hiện thành công công cuộc cải cách hành chính nhà nước, trước hết cần phải quan tâm tạo động lực làm việc cho họ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho viên chức đài phát thanh truyền hình tỉnh lâm đồng (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)