Phương hướng tạo động lực làm việc của viên chức Viện VSDT Tây

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho viên chức viện vệ sinh dịch tễ tây nguyên (Trang 91 - 93)

3.1. Phương hướng tạo động lực làmviệc của viên chức Viện VSDT Tây Nguyên. Nguyên.

Tạo động lực làm việc cho đội ngũ viên chức trong quá trình thực thi công việc giữ một vai trò rất quan trọng trong một cơ quan, tổ chức. Đối với viên chức, đó là điều kiện để tăng cảm hứng trong quá trình thực hiện công việc; đối với tổ chức, đó là yếu tố quyết định tăng hiệu quả làm việc. Trên thực tế có nhiều yếu tốảnh hưởng đến việc tạo động lực cho viên chức do mỗi viên chức có những đặc điểm khác nhau và các yếu tốảnh hưởng lại thay đổi theo mỗi thời kỳ. Từ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó, Viện VSDT Tây Nguyên cần tìm hiểu và nghiên cứu chính xác để từ đó đề ra những giải pháp

chính sách tạo động lực làm việc phù hợp với đội ngũ viên chức, phát huy mọi khả năng của họ như bố trí công tác, phân công nhiệm vụ đúng năng lực, sở trường, nâng cao thu nhập, thi đua khen thưởng hợp lý, tạo điều kiện học tập

và nâng cao trình độ, tạo ra phong cách lãnh đạo tốt. Đồng thời, tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh thực tế thực hiện linh hoạt việc ưu tiên chính sách nào trước hoặc thực hiện việc kết hợp các chính sách trong một thời điểm nhất

định nhằm thúc đẩy, khuyến khích người viên chức làm việc và hơn thế góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quá trình quản lý, điều hành công việc của các đơn vị sự nghiệp. Bên cạnh đó, việc triển khai các biện pháp tạo động lực làm việc đối với đội ngũ viên chức phải có thời hạn trong một thời gian dài tránh mang tính hình thức, điều này sẽ không phát huy được hiệu quả làm việc thực sự của đội ngũ viên chức Viện VSDT Tây Nguyên. Viện cần đưa ra các cơ chếchính sách như sau:

82

Cũng như đội ngũ viên chức nói chung, viên chức các đơn vị sự nghiệp thuộc Viện VSDT Tây Nguyên điều chỉnh bởi một hệ thống các quy định thống nhất của pháp luật từ khâu tuyển dụng đến sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, đánh giá… Do đó để cải thiện động lực làm việc cho viên chức trước hết phải có những cải cách về mặt cơ chế, chính sách, cải cách những khung quy định chung là cơ sở pháp lý cho việc tạo

động lực làm việc cho viên chức ở từng cơ quan, đơn vị.

Thực tế vấn đề cơ chế chính sách hiện nay là chưa phù hợp, thiếu đồng bộ, các chính sách chưa có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau như: chính sách đánh giá

viên chức, đánh giá công việc chưa đủ là cơ sở vững chắc, chính xác cho

chính sách khen thưởng và chính sách đào tạo, bồi dưỡng. Chính sách đánh giá viên chức chưa có tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc hiệu quả đi kèm…. Để hoàn thiện các chính sách làm cơ sở cho việc tạo động lực làm việc cho viên chức thì phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Các chính sách phải luôn đổi mới, hoàn thiện theo yêu cầu và mục tiêu phát triển nền hành chính, nhưng cũng phải đảm bảo tính ổn định nhất định. Các chính sách phải là công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong việc khuyến

khích, động viên, kịp thời tạo động lực làm việc cho viên chức cũng như có

tính chất định hướng, ngăn chặn những tiêu cực phát sinh trong việc thi hành chính sách.

- Muốn đạt được mục tiêu quản lý viên chức và quản lý công việc thì phải gắn viên chức với công việc cụ thể và định lượng được kết quả thực thi công việc.

- Các chính sách phải xây dựng đồng bộ, thống nhất đưa tiêu chí kết quả

thực hiện công việc vào trong các chính sách, coi đây là trọng tâm, là cơ sởđể đánh giá, trả lương, khen thưởng, quyết định đào tạo, bồi dưỡng viên chức;

83

các chính sách khen thưởng, đãi ngộ phải có tác dụng hỗ trợ chính sách nhân sự và công việc trong việc tạo động lực làm việc cho viên chức.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho viên chức viện vệ sinh dịch tễ tây nguyên (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)