7. Kết cấu của luận văn
2.2. Khái quát về tình hình thu hồi đất nông nghiệp của huyện Đông Anh từ
từnăm 2010 đến nay
2.2.1. Quỹđất huyện Đông Anh
Đông Anh là huyện ngoại thành có diện tích thuộc loại lớn của Thủđô
Hà Nội. Hơn nữa, toàn bộ diện tích Đông Anh là đất đồng bằng và bán sơn địa, rất phù hợp để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và đô thị. Quỹđất có thể sử dụng để phát triển công nghiệp và đô thị của Đông Anh hiện nay vào loại lớn nhất trong các huyện ngoại thành Hà Nội.
Hiện tại, khoảng 52% diện tích đất của huyện Đông Anh là đất nông nghiệp, chủ yếu là đất trồng lúa và cây hàng năm khác nhƣ ngô, sắn, lạc, đậu (chiếm 48% tổng diện tích đất của huyện). Diện tích đất nông nghiệp dành cho trồng cây lâu năm chỉ chiếm 1% và đất cho nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm khoảng 3% tổng diện tích đất của huyện. Đất phi nông nghiệp chiếm khoảng 46% tổng diện tích đất của huyện, trong đó chủ yếu là đất ở(11,7%) và đất
chuyên dùng (21,8%). Đất chƣa sử dụng trên địa bàn huyện hiện còn 354,4 ha, chiếm gần 2% diện tích của huyện.
Bảng 2.2.1: Cơ cấu sử dụng đất năm 2015 của huyện Đông Anh
TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất nông nghiệp 9.485,30 52,08 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 8.932,04 49,04 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 8.740,42 47,99 1.1.1.1 Đất trồng lúa 7.822,98 42,95
1.1.1.2 Đất cỏdùng vào chăn nuôi - -
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 917,44 5,04
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 191,62 1,05
1.2 Đất lâm nghiệp - -
1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 553,26 3,04
2 Đất phi nông nghiệp 8.374,20 45,98
2.1 Đất ở 2.131,81 11,70
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 2.027,47 11,13 2.1.2 Đất ở tại đô thị 104,34 0,57
2.2 Đất chuyên dùng 3.966,21 21,79
2.2.1 Đất trụ sởcơ quan, công trình
sự nghiệp
246,46 1,35
2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
898,96 4,95
2.2.4 Đất có mục đích công cộng 2.726,26 14,97
2.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 11,24 0,06 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 171,77 0,94 2.5 Đất sông suối và mặt nƣớc
chuyên dùng
2.049,03 11,25
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 44,14 0,24
3 Đất chưa sử dụng 354,40 1,94
Tổng diện tích các loại đất 18.213,90 100
Nguồn: UBND Huyện Đông Anh
Nhƣ vậy, có thể thấy tiềm năng quỹđất của huyện còn khá lớn,đây là tiềm năng lớn nhất của huyện để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đến
năm 2020.
Trong quá trình phát triển theo hƣớng đô thị hóa tới đây, với diện tích
đất chƣa sử dụng còn lại và gần 9.000 ha đất nông nghiệp mà phần lớn có thể
chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp, Đông Anh có thuận lợi lớn. Vấn đềđặt ra là phải quy hoạch và sử dụng thật hữu hiệu nguồn lực quan trọng này phục vụ cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của huyện.
2.2.2. Thực trạng việc triển khai các dự án thu hồi đất nông nghiệp để phục
vụ phát triển kinh tế, văn hoá
Trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện Đông Anh đã triển khai nhiều dự án phát triển kinh tế, đô thị. Tổng diện tích đất đã hoàn thành là 400 ha, trong đó nổi bật là các dự án: Đƣờng cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên,
đƣờng Võ Văn Kiệt, Cầu Đông Trù, cầu Nhật Tân và tuyến đƣờng Võ Nguyên Giáp, bệnhviện nhiệt đới và nhiều dự án khác. Cụ thể:
Bảng 2.2.2. Danh sách các dự án thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn từ năm 2010 đến 2016.
STT TÊN DỰ ÁN ĐỊA ĐIỂM SỐĐẤT
THU HỒI NĂM 1. Cầu Nhật Tân và tuyến đƣờng dẫn Vĩnh Ngọc, Tiên Dƣơng, Vân Nội 91,86 ha 2010 2 Đƣờng nối cầu Nhật Tân tới ga T2 sân bay Nội Bài
Vân Nội, Tiên Dƣơng,
Bắc Hồng, Nguyên Khê 48,89 ha 2010 3 Quốc lộ 3 mới Dục Tú, Liên Hà, Vân Hà, Thụy Lâm 52,64 ha 2010
4 Đƣờng 5 kéo dài Đông Hội, Xuân Canh,
Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Kim Nỗ, Kim Chung
82,45 ha 2010
5 Bệnh viện Nhiệt Đới Kim Chung 12 ha 2013
6 Công viên Kim Quy Vĩnh Ngọc 100 ha 2016
7 Trung tâm Triển lãm Quốc Gia
Đông Hội, Xuân Canh 90 ha 2016
2.3. Phân tích thực trạng thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao
động bị thu hồi đất nông nghiệp huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Quá trình triển khai chính sách tạo việc làm đƣợc thực hiện thông qua nhiều chính sách khác nhau. Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm
2012 quy định các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho ngƣời lao động gồm:đào tạo nghề tín dụng ƣu đãi tạo việc làm; hỗ trợ chuyển dịch việc làm cho lao động nông thôn; hỗ trợ đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng. Căn cứ vào chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội, UBND huyện Đông Anhđã quy định rõ trách nhiệm của các ban ngành, đoàn thể trong việc triển khai, thực hiện chính sách.
Hàng năm, UBND huyện xây dựng chƣơng trình và dự trù nguồn kinh phí tạo việc làm của địa phƣơng trình HĐND quyết định và thực hiện Quyết định đó. UBND huyện định hƣớng, hỗ trợ, đôn đốc và kiểm tra chƣơng trình thực thi chính sách tạo việc làm ở các 23 xã và 01 thị trấn. Các cơ quan Nhà nƣớc, các doanh nghiệp, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia thực hiện chính sách. Trong đó, Phòng Lao động –Thƣơng binh và Xã hội huyện Đông
Anh - cơ quan chuyên môn của UBND huyện - có chức năng tham mƣu giúp UBND thực hiện chính sách về lao động, việc làm. Trong thực thi chính sách tạo việc làm Phòng LĐ-TB-XH huyện là cơ quan quản lý, điều hành và tổng hợp chung toàn bộ tình hình thực hiện chính sách. Chủ trì phối hợp với các phòng ban, các tổ chức đoàn thể ở huyện cùng tổ chức thực hiện các chính
sách an sinh xã hội, tạo việc làm .
Đồng thời, Chủ tịch UBND huyện Đông Anhđã ra Quyết định thành lập Ban chỉ đạo chƣơng trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm trên địa bàn do Phó chủ tịch UBND huyện làm Trƣởng ban, Trƣởng phòng LĐ-TB-XH làm Phó ban thƣờng trực và thành viên là đại diện của các ban
ngành trong toàn huyện. Sự phối hợp của các cơ quan ban ngành trong thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động ngày càng trở nên chặt chẽ, quy củ.
Hàng năm, Trƣởng Ban chỉ đạo đều căn cứ vào chỉ đạo của Trung ƣơng, Thành phố và tình hình địa phƣơng để triển khai các chính sách về tạo việc làm một cách thống nhất, đồng bộ. Trong đó, các chính sách hạt nhân là
chính sách đào tạo nghề cho lao động, chính sách hỗ trợ ngƣời lao động đi
làm việc tại nƣớc ngoài theo hợp đồng lao động, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo việc làm mới và chính sách hỗ trợ làng nghề truyền thống.
2.3.1. Chính sách đào tạo nghề nhằm tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp
Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 3940/QĐ– UBND ngày 20/9/2010 về việc thành lập Ban chỉ đạo huyện Đông Anh thực hiện Quyết định số 1956/QĐ–TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, gọi tắt là Ban
chỉ đạo Quyết định 1956 huyện, đồng thời xây dựng Đề án số 01/ĐA –UBND
vềđào tạo nghề cho lao động nông thôntrong đó chú trọng lao động bị thu hồi đất nông nghiệptrên địa bàn huyện đến năm 2020.
Hàng năm, UBND Huyện xây dựng và ban hành kế hoạch về công tác đào tạo nghề, kiểm tra, giám sát tình hình đào tạo nghề cho lao động nông
thôn trên địa bàn huyện và kiện toàn Ban chỉ đạo theo Quyết định số 1956 của
huyện.
Về hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề :
Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và ngƣời lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với việclàm, tăng
thu nhập và nâng cao chất lƣợng cho lao động nông thôn luôn đƣợc quan tâm chú trọng.
Trong giai đoạn 2011-2016, Ban chỉ đạo Quyết định 1956 Huyện đã chỉ đạo các phòng, ngành, Hội đoàn thể tổ chức các hình thức tuyên tuyền đến ngƣời lao động về công tác đào tạo nghề, đối tƣợng tham gia học nghề, các ngành nghề đào tạo, các chế độ quy định mà học viên theo học đƣợc hƣởng….thông qua các hình thức nhƣ phát tờ rơi tuyên truyền; Tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng; Lồng ghép Tƣ vấn học nghề cho lao động nông thôn trong buổi tổ chức Hội chợ việc làm hoặc tại các buổi hội
nghị của chi hội thôn, làng.
Về Công tác điều tra, hảo sát nhu c u dạy nghề cho lao động nông
thôn
Hàng năm, Ban chỉ đạo Quyết định 1956 Huyện yêu cầu UBND các xã rà soát, thống kê nhu cầu học nghề lao động nông thôn trên địa bàn, để các xã chủ động xây dựng kế hoạch, đề xuất phƣơng hƣớng phát triển đào tạo nghề. Qua khảo sát thực tế, số lƣợng ngƣời lao động bị mất đất nông nghiệp có nhu
cầu học nghề tại các xã là rất lớn. Trong tổng số8.245 ngƣời có nhu cầu học nghề thì chiếm đến 60% là ngƣời lao động bị thu hồi đất.
BCĐ Quyết định 1956 Huyện thƣờng xuyên nắm bắt nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Đây là việc làm rất quan trọng, để đảm bảo
công tác xây dựng kế hoạch phù hợp với việc dạy nghề, sát với thực tế, có hiệu quả.
Về xây dựng các mô hình dạy nghề hiệu quả cho lao động nông thôn
Căn cứ phƣơng hƣớng phát triển kinh tế của Huyện, BCĐ Quyết định 1956 Huyện đã chỉ đạo, hƣớng dẫn BCĐ các xã hàng năm tiến hành khảo sát lựa chọn các nghề đào tạothu hút đƣợc nhiều lao động. Điển hình nhƣ mô hình đào tạo nghề trồng nấm theo Đề án Nuôi trồng và chế biến nấm ăn, nấm
dƣợc liệu trên địa bàn các xã. Đây là nghề đào tạo phù hợp với quy hoạch
phát triển kinh tế- xã hội địa phƣơng. Vì ngƣời lao động không cần trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp mà sau khi hoàn thành khoá học và ứng dụng vào đời sốngkhả năng tiêu thụ sản phẩm của ngƣời lao động đƣợc nâng cao.
Trong giai đoạn 2011-2016, Huyện đã mở 12 lớpvới390học viên, thời gian đào tạo là 3 tháng. Đại đa số học viên sau khi học nghề có thu nhập cao hơn so với trƣớc khi tham gia học nghề. Một sốhọc viên đã mạnh dạn mở rộng sản xuất kinh doanhtại gia đình, gia tăng thu nhậpbình quân từ 2 đến
2,5 triệu/ ngƣời/ tháng.
2.3.2. Hỗ trợ làng nghề
Chính sách hỗ trợ làng nghề đã đƣợc quan tâm chú trọng. Trong đó, các chính sách về vốn và đầu tƣ, tín dụng đã có nhiều đổi mới, góp phần tạo môi trƣờng và điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp trong làng nghề phát triển. Một số chính sách cụ thể đƣợc ban hành nhƣ:
- Công văn số 08/NHNN-TD ngày 4/1/2001 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về hƣớng dẫn thực hiện Quyết định 132/2000/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề
nông thôn.
- Thông tƣ số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ.
- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 22/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Thông tƣ số 14/2010/TT-NHNN ngày 14/6/2010 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về hƣớng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP
ngày 22/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Căn cứ vào các văn bản của Nhà nƣớc,UBND ban hành Quyết định số 32/2012/QĐ-UBND về một số chính sách khuyến khích phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.
Đối với làng nghề, chủ đầu tƣ UBND cấp xã: Hỗ trợ đầu tƣ xây dựng công trình bảo vệ môi trƣờng phục vụ chung cho làng nghề theo dự án nhƣng tối đa không quá 60% tổng mức đầu tƣ dự án và không quá 1 tỷ đồng/dự án; trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 40%; ngân sách huyện, thị xã hỗ trợ 20%; hỗ trợ xây dựng khu trƣng bày sản phẩm, tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề đƣợc ngân sách tỉnh hỗ trợ 40% tổng mức đầu tƣ dự án nhƣng không quá 1 tỷ đồng; ngân sách huyện, thị xã hỗ trợ 20% tổng mức đầu tƣ dự án
nhƣng không quá 800 triệu đồng. Ngoài ra, làng nghề đƣợc xem xét hỗ trợ xây dựng đƣờng bê tông xi măng và công trình nƣớc sạch.
Đối với các cơ sở sản xuất làng nghề: Cơ sở làng nghề tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nƣớc, tham gia Phiên chợ hàng Việt về nông thôn đƣợc hƣởng chính sách quy định tại Quyết định số 46/2011/QĐ-UBND
ngày 02/11/2011 của UBND thành phố về việc điều chỉnh, bổ sung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất thuộc làng nghề trên địa bàn tham dự hội chợ, triển lãm trong và ngoài nƣớc và Quyết định số 37/2011/QĐ-UBND ngày 15/11/2011 của UBND thành phố về việc hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn tham gia bán hàng tại các Phiên chợ hàng Việt do Sở CôngThƣơng tổ chức nhằm thực hiện cuộc vận động “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị.
Bên cạnh đó, cơ sở làng nghề đƣợc hỗ trợ xây dựng Website thƣơng mại điện tử với mức hỗ trợ tối đa 70% chi phí nhƣng không quá 5 triệu
đồng/Website. Cơ sở làng nghề xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật đƣợc hỗ trợ kinh phí theo quy định. Cơ sở làng nghề mở lớp dạy nghề và nhận lao động sau đào tạo vào làm việc tại cơ sở, các nghệ nhân ngành nghề thủ công mỹ nghệ đăng ký tổ chức truyền nghề đƣợc hỗ trợ theo chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đƣợc hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ.
2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu inh tế nông thôn tạo việc làm mới
Căn cứ Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết này khẳng định vị trí chiến lƣợc của nông nghiệp, nông thôn, nông dânvà cơ cấu kinh tế nông thôn trong sự nghiệp Công nghiệp hóa –Hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phấn đấu đến năm 2020 lao động nông nghiệp chỉ chiếm
30% trong tổng cơ cấu lao động .
Để đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển nền kinh tế theo hƣớng Công nghiệp
hoá - Hiện đại hoá ngành nông lâm thuỷ sản cần phải có sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - lâm nghiệp -
thuỷ sản theo hƣớng sản xuất hàng hoá, tăng nhanh tỷ trọng giá trị ngành chăn
nuôi - thuỷ sản, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt. Thực hiện quy hoạch vùng chuyên canh, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung từng bƣớc
chuyển nền kinh tế nông nghiệp truyền thống sang nền kinh tế nông nghiệp phục vụ đô thị. Phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp đô thị và sinh thái với các loại hình sản xuất tập trung, công nghệ cao, chất lƣợng cao và an toàn thực phẩm, đẩy mạnh chuyểndịch cơ cấu sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao