Hình thức, phương pháp tổ chức giáo dục pháp luật cho sinhviên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học quân sự trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 33 - 38)

viên các trường đại học quân sự

1.3.2.1. Hình thức tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường

đại học quân sự

Hình thức TCGDPL có thể hiểu là những hoạt động cụ thể do chủ thể

TCGDPL sử dụng hoặc tổ chức đưa ra nhằm chuyển tải nội dung GDPL đến

với đối tượng GDPL.

Từ khái niệm trên, để đạt được mục đích của TCGDPL cần ác định đúng, đầy đủ các hình thức TCGDPL. Thực tế cho thấy các hình thức

TCGDPL rất đa dạng, phong phú, nó không ngừng được hoàn thiện và phát

triển cùng với sự phát triển của kinh kế - ã hội. Căn cứ vào Điều 11 Luật Phổ biến, GDPL 2005 đã luật hóa các hình thức phổ biến, GDPL hiện đang được áp dụng nhiều, có hiệu quả trên thực tế.

Trên cơ sở các nội dung GDPL, việc TCGDPL trong các trường ĐHQS rất đa dạng, phong phú, được quy định bởi tính chất đặc thù của hoạt động quân sự, từ mục đích giáo dục cũng như từ đặc thù trong tổ chức quản lý sinh viên. Có thể phân chia các hình thức đó như sau:

- Các hình thức TCGDPL chung: Đây là hình thức trong đó chủ thể TCGDPL trên cơ sở nhiệm vụ, nội dung GDPL cụ thể của Quân đội và của nhà trường để tiến hành tổ chức, sắp ếp các hoạt động GDPL chung cho tập

thể sinh viên, như dạy và học pháp luật, điều lệnh, điều lệ quân đội; tổ chức các buổi diễn đàn trao đổi tập thể theo chuyên đề (như lối sống kỷ luật, nét đẹp quân nhân, …), tổ chức sinh hoạt tập thể (buổi chào cờ, sinh hoạt đơn vị, các buổi phê bình và tự phê bình,…).

Các hình thức trên thường uyên diễn ra, tùy theo chuyên đề cụ thể mà chủ thể giáo dục có thể tổ chức cho các đối tượng khác nhau trong đơn vị, như cho sinh viên là đảng viên, đoàn viên, thanh niên hoặc theo năm thứ nhất, thứ hai… Trong các hình thức giáo dục chung thì giáo dục thông qua việc dạy và học pháp luật, điều lệnh, điều lệ Quân đội là hình thức chủ yếu được Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Quốc phòng quy định cụ thể bằng các văn bản có giá trị pháp lý. Song, đó cũng là hình thức còn khá nhiều tồn tại.

- Các hình thức TCGDPL riêng: Đây là hình thức tổ chức các buổi gặp gỡ giữa chủ thể giáo dục với từng sinh viên để trao đổi, đối thoại về những nội dung pháp luật, điều lệnh, điều lệ Quân đội, với mục đích giáo dục trực tiếp cho từng sinh viên cụ thể. Điều kiện tiến hành hình thức này là nội dung giáo dục mà chủ thể không thể giáo dục chung cho tập thể, hoặc nếu tiến hành thì sẽ đạt hiệu quả thấp. Theo hình thức TCGDPL riêng, chủ thể giáo dục có thể gặp gỡ riêng sinh viên có thành tích trong chấp hành pháp luật, điều lệnh, điều lệ quân đội để động viên khen thưởng kịp thời. Hình thức này đặc biệt có hiệu quả đối với những sinh viên yếu kém, vi phạm pháp luật, kỷ luật quân đội bởi có tác dụng ngay, trực tiếp uốn nắn, ngăn chặn những hành vi lệch lạc. Việc tổ chức các buổi gặp gỡ GDPL riêng chính là sự vận dụng nguyên tắc “cá biệt hóa” giáo dục, với mục đích nhằm nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, hình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật, điều lệnh, điều lệ Quân đội của cá nhân từng đối tượng giáo dục.

Ngoài các hình thức trên, các trường ĐHQS còn thực hiện các hình thức TCGDPL khác, như tổ chức thi tìm hiểu pháp luật; giáo dục thông qua hình thức sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, qua báo chí, phương tiện thông tin

đại chúng, qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, điều lệnh, điều lệ Quân đội, qua giao lưu tiếp úc với các tổ chức, đoàn thể khác.

1.3.2.2. Phương pháp tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học quân sự

Phương pháp TCGDPL là hệ thống những cách thức tác động của chủ thể giáo dục nhằm hình thành ở sinh viên ý thức tuân thủ pháp luật, có năng lực ử lý hiệu quả các tình huống pháp luật nảy sinh trong cuộc sống.

Hiện nay có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau về phương pháp TCGDPL. Theo quan điểm tiếp cận của các nhà luật học, phương pháp TCGDPL bao gồm phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đóng vai, phương pháp thảo luận, phương pháp thông tin pháp luật .... Dưới góc độ khoa học giáo dục, các nhà giáo dục học cho rằng phương pháp TCGDPL bao gồm nhóm phương pháp thuyết phục, nhóm phương pháp tổ chức hoạt động, nhóm phương pháp kích thích và điều chỉnh hành vi...

Để quá trình TCGDPL cho sinh viên đạt được chất lượng cao, các trường ĐHQS đã sử dụng các phương pháp GDPL phong phú và đa dạng khác nhau nhưng có thể phân thành các nhóm cơ bản sau:

Thuyết phục là phương pháp tác động vào nhận thức, tình cảm của sinh

viên để hình thành ý thức và thái độ đúng đắn, phù hợp với các chuẩn mực pháp luật. Đó là dùng lý lẽ ác đáng, dùng dẫn chứng sinh động, dùng các tấm gương tiêu biểu trong lịch sử và trong thực tế để phân tích, chứng minh, khuyên giải...giúp sinh viên nhận thấy, hiểu và tin, từ đó tuân theo những giá trị pháp luật. Nhóm phương pháp thuyết phục bao gồm phương pháp khuyên giải, phương pháp tranh luận, phương pháp nêu gương.

Phương pháp giảng dạy trong giáo dục nói chung và trong GDPL ở trường ĐHQS nói riêng thường được áp dụng là:

Phương pháp giảng dạy pháp luật (truyền thống và hiện đại) là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của giảng viên và sinh viên, trong đó chủ yếu sử dụng các phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại, phương pháp trực quan, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp động não, phương pháp đóng vai, phương pháp dự án.... và tổ chức các hoạt động GDPL ngoài giờ lên lớp.

Phương pháp tổ chức hoạt động quân sự. Đây là nhóm phương pháp

mang tính đặc thù trong GDPL đối với sinh viên trường sĩ quan; bởi vì, nó được gắn liền với các hoạt động quân sự của nhà trường. Phương pháp này nhằm hình thành kỹ năng, kỹ ảo, hành vi và thói quen là phương pháp GDPL đối với sinh viên tốt nhất để tập dượt, rèn luyện các hành vi pháp luật trong cuộc sống. Bởi vì, bản chất của công tác TCGDPL là quá trình tổ chức cuộc sống và các hoạt động thực tiễn cho sinh viên. Nhóm phương pháp này gồm phương pháp luyện tập và phương pháp rèn luyện. Luyện tập là tổ chức cho sinh viên thực hiện một cách đều đặn, có kế hoạch, có hệ thống các hành động nhất định nhằm biến chúng thành thói quen, thành thuộc tính bền vững của nhân cách. Rèn luyện là phương pháp giáo dục trong đó nhà giáo dục đưa sinh viên vào cuộc sống ã hội để tham gia vào các hoạt động khác nhau nhằm thể nghiệm và thể hiện ý thức, thái độ, tình cảm của mình đồng thời âm nhập vào những tình huống thực tiễn để giải quyết, ứng phó, ây dựng các kỹ năng sống cần thiết cho bản thân.

Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi là nhóm phương pháp tác động vào nhận thức, tình cảm của sinh viên nhằm tạo ra tâm lý phấn chấn, tin tưởng, lạc quan cho các em khi tham gia vào các hoạt động giáo dục pháp luật đồng thời giúp những sinh viên có khuyết điểm nhận thấy sai sót của mình và tự giác khắc phục, sửa chữa. Đây là phương pháp có tác dụng thúc đẩy cá nhân sinh viên tích cực tham gia những công việc có ích

đồng thời hạn chế những hành vi lệch chuẩn. Nhóm phương pháp này bao gồm phương pháp khen thưởng, phương pháp trách phạt, phương pháp thi đua.

Phương pháp động viên, khuyến khích, bắt buộc xử phạt. Phương pháp

động viên, khuyến khích là hệ thống các cách thức, biện pháp kích thích vật chất hoặc tinh thần nhằm tăng cường và củng cố lòng tin, nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên. Yêu cầu đặt ra trong quá trình thực hiện phương pháp này là phải chính ác, kịp thời, công khai và phải hướng vào việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Đây là phương pháp được áp dụng nhiều trong các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các phong trào thi đua…góp phần tạo thành các phong trào quần chúng sôi nổi trong đơn vị, tác động đến tinh thần mỗi quân nhân để từ đó mỗi người đều cố gắng thi đua lập thành tích uất sắc cho đơn vị, ây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.

Phương pháp bắt buộc, ử phạt là áp dụng các biện pháp cưỡng chế, trừng phạt, bắt buộc đối với quân nhân đãthực hiện hành vi vi phạm pháp luật, kỷ luật Quân đội phải chịu hậu quả bất lợi; đồng thời, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn và răn đe đối với các hành vi vi phạm pháp luật, kỷ luật trong tập thể quân nhân ở nhà trường. Để thực hiện phương pháp này, ngoài những chế tài được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, trong điều lệnh, điều lệ của Quân đội cũng quy định các chế tài kỷ luật như: khiển trách, cảnh cáo, giữ tại trại, giáng chức, giáng cấp bậc quân hàm, tước danh hiệu quân nhân, trả về địa phương...Đây là phương pháp góp phần làm hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật, điều lệnh, điều lệ, làm cho đối tượng vi phạm phải nhận thức được hành vi sai trái của mình, phải hối hận và sữa chữa kịp thời.

Như vậy, phương pháp TCGDPL rất đa dạng, mỗi phương pháp đều

có chức năng, thế mạnh riêng, phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, tuy nhiên giữa chúng luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Do đó, khi tiến hành GDPL, nhà giáo dục cần lựa chọn và phối

hợp các phương pháp nhằm mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Đặc điểm nổi bật về phương pháp TCGDPL cho sinh viên trường quân sự là ở sự phóng khoáng, nhấn mạnh tư duy phản biện và tăng cường năng lực hoạt động thực tiễn cho sinh viên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học quân sự trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)