Các bảo đảm tổ chức giáo dục pháp luật cho sinhviên các trường đại học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học quân sự trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 38 - 101)

trường đại học quân sự

Thứ nhất, bảo đảm về chính trị tư tưởng

TCGDPL có một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống ã hội. Chính vì vậy việc TCGDPL không phải là trách nhiệm của một ngành, một cơ quan, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. TCGDPL nói chung và TCGDPL cho sinh viên các trường ĐHQS nói riêng cũng không nằm ngoài điều đó. Chính vì vậy, sự phát triển của hệ thống chính trị, sự lãnh đạo của Đảng là những bảo đảm cho công tác TCGDPL cho sinh viên các trường ĐHQS được thực thi hiệu quả.

Thứ hai, bảo đảm về pháp lý

Mọi hoạt động trong ã hội Việt Nam đều diễn ra trong sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật của Nhà nước. Giáo dục nói chung và GDPL nói riêng cũng được thực hiện dưới sự bảo đảm của pháp luật. Các qui định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước bảo đảm cho hoạt động GDPL được thống nhất cho cả nước. Các thể chế pháp luật về GDPL cho sinh viên vừa đề ra những yêu cầu để các chủ thể giáo dục và đối tượng giáo dục tuân thủ, vừa đề ra những chế tài đối với hành vi vi phạm. Nhà nước có hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan quyền lực Nhà nước, cơ quan hành pháp…. Luôn giám sát việc thực thi mọi hoạt động của công tác GDPL, ngăn chặn những hành vi vi phạm quy định của pháp luật đối với công tác này, Hệ thống pháp luật càng hoàn thiện thì công tác TCGDPL cho sinh viên các trường ĐHQS càng có điều kiện để thể thực hiện tốthơn.

Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về tổ chức phổ biến, GDPL như: Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 về phê duyệt phổ biến, GDPL từ năm 2003 đến năm 2007; Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, GDPL từ năm 2008-2012; Quyết định số 409/QĐ- TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, GDPL. nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2013 đến năm 2016. Để tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất và hiệu quả cho TCGDPL, ngày 20/6/2012 tại k họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật phổ biến, GDPL và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2013. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/NĐ-CP ngày 04/4/2013 quy định chi tiết thi hành về một số điều và biện pháp thi hành luật. Đây chính là cơ sở pháp lý căn bản và vững chắc, là nền tảng để triển khai đồng bộ, chất lượng và hiệu quả TCGDPL ở các trường ĐHQS.

Thứ ba, bảo đảm về kinh tế

Nền kinh tế phát triển, càng thỏa mãn nhu cầu nâng cao mức sống của sinh viên nói chung, sinh viên các trường quân sự nói riêng. Khi đã có vật chất đầy đủ, sinh viên sẽ chú trọng hơn đến các nhu cầu tinh thần trong đó họ thường đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao trình độ nhận thức pháp luật cho mình. Vì vậy, sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN chính là một điều kiện bảo đảm cho công tác TCGDPL nói chung và GDPL cho sinh viên nói riêng đạt hiệu quả. Rõ ràng sự phát triển kinh tế không những đảm bảo đời sống vật chất hàng ngày cho

sinh viên mà đó còn là những minh chứng, minh họa cho nội dung GDPL đối với sinh viên.

Kinh phí, phương tiện vật chất là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến

TCGDPL, là cơ sở quyết định đến chất lượng của TCGDPL. Muốn công tác

TCGDPL cho sinh viên các trường ĐHQS đạt kết quả cao cần có nguồn kinh phí đảm bảo đầy đủ cho các hoạt động giáo dục như: trang bị đầy đủ cho hệ thống giáo trình, tài liệu, sách hỏi pháp luật, tủ sách pháp luật để phát huy khả năng nghiên cứu, tìm tòi, học tập chương trình pháp luật… đồng thời cũng cần kinh phí bảo đảm cho việc trang bị phòng học, máy tính, biểu bảng, các phương tiện nghe nhìn khác…

Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, GDPL, nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ; Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính ngày 14/5/2010 về hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, GDPL; Thông tư số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 quy định việc lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sáchnhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, GDPL. Hàng năm, Bộ Quốcphòng cũng trích từ ngân sách quốc phòng hỗ trợ kinh phí cho các trường ĐHQS bảo đảm cho công tác phổ biến GDPL được hoạt động liêntục và có hiệu quả.

Thứ tư, bảo đảm về văn hóa đối với công tác TCGDPL

Truyền thống văn hóa của người Việt Nam luôn “tôn trọng đạo lý”. Người Việt Nam hiếu học và tôn trọng pháp luật. Truyền thống này đã ăn sâu vào tâm lý của mỗi sinh viên nói chung và đặc biệt là sinh viên các trường quân sự, khuyến khích họ tích cực tham gia tìm hiểu pháp luật, tham gia các chương trình GDPL của nhà trường, tổ chức đoàn thể. Chính vì vậy văn hóa là một trong những yếu tố bảo đảm cho công tác TCGDPL cho sinh viên các trường ĐHQS được thực hiện tốt.

Tiểu kết chương 1

Chương 1, luận văn đã làm rõ được những vấn đề lý luận về sinh viên trường ĐHQS, GDPL cho sinh viên các trường ĐHQS. Đồng thời, làm rõ nội dung của TCGDPL cho sinh viên các trường ĐHQS, chủ thể của TCGDPL, các phương pháp, hình thức thực hiện TCGDPL cho sinh viên các trường ĐHQS. Luận văn cũng nêu ra các bảo đảm TCGDPL cho sinh viên trường ĐHQS.

Chương 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUÂN SỰ

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Khái quát chung các trường đại học quân sự trên địa bàn

Thành phố Hà Nội và đặc thù sinh viên các trường Đại học Quân sự

2.1.1. Khái quát các trường đại học quân sự trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam và có vị trí ở khu vựctrung tâm của miền Bắc, bên cạnh con sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt, nơi đây tập trung rất nhiều trường đại học, cao đẳng trong đó có các trường ĐHQS. Các trường ĐHQS trên địa bàn Thành phố Hà Nộinằm trong hệ thống các trường quân đội và các trường đại học của nhà nước, chịu sự quản lý đào tạo của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục - đào tạo. Các trường ĐHQS được thành lập vào nhiều thời điểm khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho quân đội và nguồn nhân lực quốc gia trong việc ây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Các trường ĐHQS là cơ sở đào tạo sĩ quan có trình độ đại học với các chuyên ngành nghiệp vụ khác nhau như chính trị, đặc công, trinh sát, ngoại ngữ, bác sỹ, kỹ sư... đồng thời cũng làcơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ nói chung và khoa học - công nghệ quân sự nói riêng nhằm đáp ứng nhiệm vụ cho các quân binh chủng trong toàn quân.

Trên địa bàn Thành phố Hà nội có tất cả 13/23 trường ĐHQS trong hệ thống nhà trường quân đội, hàng năm các trường cung cấp hàng ngàn sĩ quan đầy đủ các ngành nghề chuyên môn từ sĩ quan chỉ huy, tham mưu tác chiến, sĩ quan kỹ thuât... đến sĩ quan biên phiên dịch cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc

phòng Việt nam đáp ứng yêu cầu công cuộc ây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ

năm 2002, nhiều trường ĐHQS như HVKHQS, HVKTQS, Học viện Quân y,

Học viện Hậu cần.... được Bộ quốc phòng, Bộ giáo dục - đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo cử nhân phù hợp với các chuyên ngành mà trường đang đào tạo cho dân sự nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóađất nước.

Được sự quan tâm của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục đào tạo, các cơ quan hữu quan, từng bước hiện đại hóa quân đội, nhà trường chính quy mẫu mực, các trường ĐHQS nói chung và trên địa bàn Thành phố Hà nội nói riêng mấy năm gần đây đã được đầu tư kinh phí ây dựng, nâng cấp, ây mới cơ sở trường lớp khang trang, trang thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu về phòng học, phòng làm việc, nơi ăn, nơi nghỉ của giảng viên, sinh viên

Cơ cấu tổ chức của các trường ĐHQS theo mô hình chung của Bộ Quốc phòng như sau : đứng đầu là Giám đốc (Hiệu trưởng); khối cơ quan chức năng; các khoa giáo viên; các hệ học viên hoặc tiểu đoàn. Các hệ học viên đứng đầu là Hệ trưởng, dưới hệ là các lớp học theo chuyên ngành đào tạo, đứng đầu các lớp học là Lớp trưởng. Lớp trưởng là sĩ quan đã tốt nghiệp ở các trường sĩ quan, hoặc là học viên kiêm chức do Giám đốc ký quyết định bổ nhiệm. Nhà trường quản lý toàn diện đối với học viên trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường thông qua các chế độ quy định của điều lệnh, điều lệ quân đội và quy chế quản lý giáo dục sinh viên của Bộ Quốc phòng và quy chế quản lý sinh viên của nhà trường cũng như các quy định cụ thể khác do Giám đốc ban hành phù hợp với đặc điểm, tính chất của nhà trường.

Công tác TCGDPL, công tác rèn luyện kỷ luật, ây dựng nề nếp chính quy luôn được các trường chú trọng em ét, đánh giá đúng thực trạng trong Quân đội phù hợp với điều kiện hoàn cảnh để tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm công tác này đivào nền nếp, đạt được hiệu quả thiết thực.

2.1.2. Đặc thù sinh viên các trường đại học quân sự trên địa bàn

Thành phố Hà Nội

Là lực lượng đáng kể trong tổng số thanh niên Hà Nội, sinh viên các

trường ĐHQS gồm cả nam và nữ (một số trường ĐHQS nữ chiếm 15 – 20%

tổng số chỉ tiêu thi tuyển, một số trường thì không tuyển nữ), đã trúng tuyển k thi tuyển sinh quốc gia được tổ chức hàng năm theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo hoặc cử tuyển. Đầu vào đào tạo là nam, nữ thanh niên bao gồm cả nam quân nhân đã thực hiện nghĩa vụ quân sự một năm trở lên hoặc hết nghĩa vụ quân sự có tuổi đời từ 18-22, đầu vào hệ quân đa phần là học sinh phổ thông đã được sơ tuyển từ khâu sức khỏe đến ác minh lý lịch rất chặt chẽ tại các đơn vị quân sự quận, huyện theo quy định của Bộ Quốc phòngvề tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng, có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh ã hội, không dị tật, dị hình, không nghiện hút, không tiền án, tiền sự. Một số trường ĐHQS đào tạo sĩ quan chính trị, chỉ huy như Phòng không-Không quân, Lục quân, Phòng Hóa, Đặc công… không tuyển sinh viên mắc bệnh khúc ạ và cận thị. Sinh viên trúng tuyển hệ quân sự cũng đồng nghĩa chính thức được tuyển dụng vào biên chế của quân đội. Do vậy việc học tập, ăn ở tại trường 24/24, được Bộ Quốc phòng chu cấp toàn bộ từ học phí, sách vở đến quân trang……

Sinh viên trong môi trường quân đội phải thể hiện quyết tâm, đặt mục tiêu cao nhất vì quá trình học tập cũng chính là quá trình rèn luyện. Những thói quen, những sở thích tự do, thoải mái cá nhân của đời sống dân sự trước khi vào trường bị chế ước, chuyển hóa, thay đổi thành những thói quen, tư duy và hành động quân sự, thống nhất theo điều lệnh, kỷ luật quân đội. Giai đoạn chuyển đổi nếp sống làm quen với môi trường hoạt động quân sự này ở mỗi sinh viên diễn ra không giống nhau cả về cường độ, tốc độ và thời gian.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ huấn luyện của các trường ĐHQS không chỉ

trường, bãi tập trong mọi điều kiện khó khăn gian khổ bất kể là trưa hè nóng bức hay những ngày giá rét căm căm nhằm tạo cho sinh viên luôn có bản lĩnh, nhanh nhạy, linh hoạt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Thông qua tổ chức huấn luyện sát với tình hình chiến đấu là điều kiện trực tiếp rèn cho học viên đào tạo sĩ quan các phẩm chất của người chỉ huy tương lai, rèn luyện cho họ sự vững vàng về bản lĩnh chính trị, ý thức chấp hành pháp luật.

Sinh viên trúng tuyển đến từ nhiều vùng miền, nhiều tỉnh khác nhau thuộc miền Bắc, miền Trung và một số ít ở miền Nam nên cũng đa dạng về phong tục tập quán, truyền thống, do đó thói quen hành vi trong đời sống ã hội nói chung và đời sống pháp lý nói riêng cũng in đậm các sắc thái văn hóa riêng của vùng miền quê đó.

Sinh viên các trường ĐHQS trên địa bàn thành phố có trình độ văn hoá cao, năng động, thích ứng nhanh với cơ chế mới, đặc biệt là việc tiếp thu khoa học, công nghệ mới, có ý chí vươn lên có đức tính kiên trì, nhẫn nại, trung thực, thẳng thắn, táo bạo và cần cù, chất phác, giản dị, giàu lòng tự tôn và tự trọng, tự chủ nhưng thiếu kinh nghiệm sống nên cũng dễ mắc sai lầm.

Về tình hình tư tưởng sinh viên các trường ĐHQS cơ bản ổn định, có bước chuyển biến mới trong nhận thức và ý thức chính trị. Sinh viên các trưởng ĐHQS ở Hà Nội chịu tác động của nhiều yếu tố: môi trường kinh tế, ã hội, văn hóa Thủ đô; quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; quá trình ây dựng Nhà nước pháp quyền ã hội chủ nghĩa; đạo đức, nếp sống và giá trị truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng. Hầu hết sinh viên thể hiện thể hiện sự tin tưởng vào đường lối và sự lãnh đạo của Đảng bằng những việc làm thiết thực.

Đối với sinh viên đào tạo sĩ quan, khi tốt nghiệp ra trường được phong quân hàm thiếu úy (trung úy), hầu hết sinh viên trở thành đảng viên được bổ nhiệm làm cán bộ trung đội, đại đội (hoặc tương đương). Do đó, sinh viên không chỉ được trang bị kiến thức tương ứng với trình độ học vấn đại học mà

còn được bồi dưỡng kiến thức, kỹ ảo, kỹ năng tay nghề theo yêu cầu chức danh, có đủ phẩm chất, nhân cách của người sĩ quan quân đội, trong đó có trình độ kiến thức pháp luật.

2.2. Tình hình tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường

đại học quân sự trên địa bàn Thành phố Hà Nội

2.2.1. Về nhận thức của l nh đạo, ch hu các trường ĐH đối với tổ chức giáo dục pháp luật trong các trường đại học quân sự trên địa bàn

Thành phố Hà Nội

Công tác phổ biến, GDPL có ý nghĩa quan trọng đối với việc chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội của bộ đội; qua đó, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân. Trước yêu cầu mới của sự nghiệp ây dựng Quân đội, công tác tuyên truyền, phổ biến, GDPL cần được tăng cường hơn nữa để đáp ứng sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ.

Mục tiêu của công tác TCGDPL trong các trường ĐHQS là nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học quân sự trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 38 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)