Phân công, phối hợp thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 37 - 78)

niên nông thôn

Chính sách TVL cho TNNT đƣợc thực thi trên phạm vi rộng lớn, tối thiểu cũng là một địa phƣơng vì thế số lƣợng cá nhân và tổ chức tham gia thực thi chính sách là rất lớn. Số lƣợng tham gia bao gồm các đối tƣợng tác động của chính sách, nhân dân thực hiện và bộ máy tổ chức thực thi của Nhà nƣớc.

Không chỉ có vậy, các hoạt động thực hiện mục tiêu chính sách diễn ra cũng hết sức phong phú, phức tạp theo không gian và thời gian, chúng đan xen nhau, thúc đẩy hay kìm hãm nhau theo quy luật. Bởi vậy, muốn tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả cần phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phƣơng, các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các quá trình ảnh hƣởng đến thực hiện mục tiêu chính sách hợp lý với khả năng thực hiện của các bên.

Sự phân công, phối hợp thực hiện chính sách TVL cho TNNT là phân

công cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện chính sách. Hoạt động phân công, phổi hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách đƣợc ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách.

1.3.4. Đôn đốc, kim tra vic thc hin chính sách to vic làm cho

thanh niên nông thôn

Đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách TVL cho TNNT là hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức có thẩm quyền thực hiện thông qua các công cụ hữu

ích dựa trên kế hoạch đã đƣợc xây dựng từ bƣớc một, triển khai thực hiện nhằm làm cho các chủ thể thực thi chính sách nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp theo định hƣớng chính sách.

Trên thực tế, khi triển khai thực hiện chính sách, không phải bộ phận nào cũng làm tốt, làm nhanh nhƣ nhau, vì thế cần có hoạt động đôn đốc, kiểm trađể vừa thúc đẩy các chủ thể nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành nhiệm vụ, vừa phòng, chống những hành vi vi phạm quy định trong thực hiện chính sách công.

Ngoài ra, thông qua hoạt động đôn đốc, kiểm tra phát hiện, đánh giá khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tổ chức thực thi chính sách, giúp phát hiện những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch tổ chức thực thi để điều chỉnh; tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng các hoạt động độc lập của cơ quan, đối thƣợng thực thi chính sách; tạo ra sự tập trung thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu chính sách và kịp thời đƣa ra biện pháp khuyến khích nhân tố tích cực trong thực thi chính sách để tạo ra những phong trào thiết thực cho việc thực hiện mục tiêu.

1.3.5. Tng kết vic thc hin chính sách to vic làm cho thanh niên

nông thôn

Tổ chức thực thi chính sách TVL cho TNNT đƣợc tiến hành liên tục trong thời gian dài.Trong quá trình đó ngƣời ta có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quả thực thi chính sách, trong đó đánh giá toàn bộ đƣợc thực hiện sau khi kết thúc chính sách. Đánh giá tổng kết trong bƣớc tổ chức thực thi chính sách đƣợc hiểu là quá trìnhxem xét, kết luận về chỉ đạo điều hành và chấp hành chính sách của các đối tƣợng thực thi chính sách.Đó là cơ quan Nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng tham gia thực hiện chính sách.Ngoài ra, còn xem xét cả vai trò, chức năng, sự phối hợp của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong việc tham gia thực hiện chính sách TVL cho TNNT.

Việc tổ chức tổng kết thực hiện chính sách TVL cho TNNT dựa trên các kế hoạch, nội quy, quy chế đã xây dựng ở hoạt động lập kế hoạch trong quá

trình thực thi chính sách. Đồng thời còn kết hợp sử dụng các văn bản liên tịch giữa cơ quan Nhà nƣớcvới các tổ chức xã hội và các văn bản quy phạm khác để xem xét tình hình phối hợp chỉ đạo, điều hành thực thi chính sách công của các tổ chức chính trị và xã hội với Nhà nƣớc.

Bên cạnh việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo, điều hành của các cơ

quan Nhà nƣớc, còn xem xét, đánh giá việc thực thi của các đối tƣợng tham gia

tiếp từ chính sách, nghĩa là tất cả các thành viên xã hội với tƣ cách là công dân. Thƣớc đo đánh giá kết quả thực thi của các đối tƣợng này là tinh thần hƣởng ứng với mục tiêu chính sách và ý thức chấp hành những quy định về cơ chế, biện pháp do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục tiêu

chính sách.

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

Quá trình tổ chức thực hiện chính sách TVL cho TNNT diễn ra trong thời

gian dài và có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, do vậy việc thực hiện chính

sách TVL cho TNNT cũng chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố. Nắm chắc đƣợc

các yếu tố tác động, ngƣời chỉ đạo, điều hành có thể thúc đẩy những yếu tố tác

động tích cực, ngăn chặn hay hạn chế các yếu tố tác động tiêu cực đến việc tổ

chức thực thi chính sách.Đồng thời có thể tạo lập môi trƣờng thuận lợi cho các yếu tốđó vận động phù hợp với yêu cầu định hƣớng.

1.4.1. Yếu t khách quan

Một là bản chất vấn đề chính sách TVL cho TNNT. TNNT thất nghiệp và

thiếu việc làm do thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, thiếu đất để sản xuất, chƣa

qua đào tạo, thiếu kinh nghiệm sản xuất, khả năng nắm bắt, tìm hiểu thông tin thị trƣờng lao động thị trƣờng thấp. Vì vậy, các giải pháp, chƣơng trình, hành động đƣợc thiết kế nhằm giải quyết một trong các nguyên nhân dẫn đến TNNT

không có việc làm.Tuy thuộc vào tính cấp thiết của từng nguyên nhân mà Nhà

nƣớc và xã hội quyết định ƣu tiên các nguồn lực cho việc thực hiện.

Hai là môi trƣờng thực hiện chính sách TVL cho TNNT. Môi trƣờng thực

hiện chính sách TVL cho TNNT bao gồm các thành phần vật chất và phi vật

chất tham gia thực hiện chính sách nhƣ các nhóm lợi ích có đƣợc từ chính sách

trong xã hội, các điều kiện vật chất kĩ thuật trong nền kinh tế, bầu không khí

quan đến các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, môi trƣờng tự nhiên, quốc tế.

Các hoạt động này diễn ra theo quy luật trong những điều kiện cụ thể nên nó độc

lập với quá trình thực thi chính sách. Vì vậy một xã hội ổn định sẽđƣa đến sựổn

định về hệ thống chính sách TVL, cũng nhƣ góp phần thuận lợi cho thực hiện

chính sách.Nếu các bộ phận cấu thành của môi trƣờng vận động phù hợp với

trình độ tổ chức điều hành của các cơ quan nhà nƣớc, với cơ chế chính sách

đang tồn tại sẽ có tác dụng đẩy các hoạt động tổ chức thực hiện chính

sách.Ngƣợc lại, nó sẽ kìm hàm, ngăn trở các hoạt động này, dẫn đến việc thực

hiện chính sách kém hiệu quả.

Ba là mối quan hệ giữa các đối tƣợng thực hiện chính sách TVL cho

TNNT, thể hiện sự thống nhất về mặt lợi ích trong việc thực hiện mục tiêu giải

quyết việc làm cho TNNT. Ngoài những mâu thuẫn lợi ích giữa các đối tƣợng

chính sách làm ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện chính sách TVL cho TNNT,

mà còn do sự không đồng nhất về những tiện ích giữa các cơ quan chỉ đạo, điều

hành thực hiện chính sách. Ví dụ nhƣ cơ quan QLNN về lĩnh vực lao động việc

làm, nông nghiệp ủng hộ việc thực hiện chính sách vay vốn cho TNNT để

TNNT làm giàu bằng nông nghiệp, nhƣng cơ quan tài chính, các ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội vẫn tập

trung chủ yếu hỗ trợcác đối tƣợng thuộc diện nghèo.

Bốn là tiềm lực của các nhóm lợi ích trong việc thực hiện chính sách TVL

cho TNNT, nhƣ: Quy mô và trình độ của TNNT; tiềm lực của các doanh nghiệp

trên các phƣơng diện kinh tế, xã hội, tổ chức ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện chính sách.

Năm là đặc tính của TNNT. TNNT mang những đặc tính nhƣ sáng tạo,

cần cù, nhanh nhạy với cái mới, có niềm tin và lòng quyết tâm, dễ phục thiện và

noi gƣơng những hình mẫu nhân cách mà họngƣỡng mộ. Ngoài ra, TNNT tính kỷ luật chƣa cao, còn ỷ lại và lập trƣờng chƣa rõ rang. Tùy thuộc vào các đặc

tính trên mà các nhà thực thi chính sách cần biết khơi gợi hay kiềm chế những

đức tính đó đểđạt đƣợc kết quả tốt nhất cho quá trình thực thi chính sách.

1.4.2. Yếu t ch quan

Thứ nhất, quy trình thực hiện chính sách TVL cho TNNT đƣợc coi là

khoa học và đƣợc đúc kết từ những giá trị thực tiễn, do vậy việc tuân thủ quy

trình thực hiện chính sách là một trong những nguyên tắc của các nhà quản lý.

Nhƣ trƣớc khi thực hiện chính sách TVL cho TNNT, chính sách phải đƣợc

tuyển truyền, phổ biến rộng rãi đến với ngƣời dân để họ nhận thức đƣợc đầy đủ

ý nghĩa, của mục tiêu chính sách.Qua đó củng cố niềm tin của nhân dân và

TNNT vào chính sách của Nhà nƣớc.Sau khi làm rõ lợi ích của chính sách đối

với đời sống xã hội, các cơ quan QLNN tiếp tục vận động các đối tƣợng tích cực

thực hiện chính sách.Kết hợp với các hoạt động tuyên truyền với vận động thực

thi sẽ giúp TNNT nêu cao tinh thần, tự giác trong thực hiện chính sách.Đồng

thời họ còn vận động lẫn nhau trong quá trình thực hiện chính sách, tạo điều

kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách TVL cho TNNT.

Thứ hai, năng lực thực thi chính sách của cán bộ, công chức. Điều này phản ánh đạo đức công vụ, năng lực thiết kế tổ chức, năng lực thực tế, phân tích, dự báo để có thể chủđộng ứng phó với những tình huống phát sinh trong tƣơng lai.Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả thực hiện chính sách TVL cho

TNNT. Tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật của cán bộ công chức trong thực

tế, phản ánh thành năng lực thực tế. Nếu thiếu năng lực thực tế, các cơ quan có

thẩm quyền tổ chức thực thi chính sách sẽđƣa ra các kế hoạch dự kiến không sát

với thực tiễn , làm lãng phisi nguồn lực huy động, làm giảm hiệu lực, hiệu quả

trong việc thực hiện chính sách. Nhìn chung, cán bộ, công chức có năng lực thực

thi chính sách tốt, không những điều phối các tác yếu tố chủ qun tác động theo

định hƣớng mà còn khắc phục những yếu tố khách quan để hoạt động thực hiện

Thứ ba, điều kiện vật chất cho quá trình thực hiện chính sách TVL cho

TNNT. Ngoài nhân tố con ngƣời, chính sách TVL cho TNNT đƣợc thực hiện

trên một khu vực cụ thể, có những điều kiện về cơ sở vật chất, khoa học công

nghệ nhất định. Việc đầu tƣ trang thiết bịkĩ thuật và phƣơng tiện hiện đại để hỗ

trợ các quá trình quản lý của nhà nƣớc về lao động việc làm là một vấn đề cơ

bản cho việc thực hiện chính sách. Nhƣ muốn phổ biến, tuyên truyền chính sách,

các nhà thực thi cần sự hỗ trợ của phƣơng tiện truyền thông; muốn tổ chức đào

tạo nghề cho TNNT phải đảm bảo cơ sở, trang thiết bị trƣờng nghề. Do vậy, yếu

tố về nguồn vật lực là một yết tố không thể thiếu trong việc thực hiện chính sách

TVL cho TNNT.

Thứ tƣ, sự đồng tình, ủng hộ của dân chúng.Đây là yếu tố có vai trò đặc

biệt trọng, quyết định sự thành bại của chính sách.TNNT thiếu việc làm là một

vấn đề bức thiết cần giải quyết và xã hội, cộng đồng rất quan tâm, ủng hộ việc

thực hiện chính sách này.Việc thực hiện chính sách không chỉ là nhiệm vụ của

các cơ quan QLNN mà còn cần sự tham gia của các tầng lớp nhân dân.Huy động sức ngƣời, sức của, phát huy tối đa sức mạnh tổng thể, ngƣời dân vừa tham gia

thực hiện chính sách, vừa là đối tƣợng thụhƣởng chính sách.

1.5. Kinh nghiệm thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn của một số địa phƣơng và giá trị tham khảo cho huyện Nghĩa Hƣng

1.5.1. Kinh nghim ca mt sđịa phương

Huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Thực hiện giải quyết việc làm cho TNNT, huyện Thái Thụy thực

hiện phong trào “Sáng tạo trẻ”, phong trào “Thanh niên nông thôn thi đua thực

hiện bốn nội dung nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh” (Kỹ thuật mới,

Ngành nghề mới, mô hình mới và thịtrƣờng mới), lồng ghép chƣơng trình TVL

niên huyện, xã đã tín chấp cho đoàn viên, thanh niên vay vốn từ Quỹ Quốc gia

về giải quyết việc làm, vốn ngƣời nghèo, vốn học sinh, sinh viên nghèo tạo việc

làm tại chỗ cho TNNT.

Kết quả đạt đƣợc là có trên 11.000 thanh niên đƣợc vay trên 60 tỷ đồng

đểđi học, đồng thời có 1.521 hộ gia đình đƣợc vay trên 15 tỷ đồng đầu tƣ phát

triển sản xuất kinh doanh; chuyển đổi cây trồng, con vật nuôi, xây dựng trang

trại; du nhập nghề tiểu thủ công nghiệp mới; phát triển dịch vụđóng tàu vận tải;

tăng cƣờng áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào nuôi trồng, khai thác nguồn lợi

thuỷ hải sản.

Ngoài ra, huyện tổ chức các hoạt động việc làm cho thanh niên, nhƣ: tƣ

vấn, định hƣớng, hội chợ việc làm, thanh lập câu lạc bộ nghề nghiệp, câu lạc bộ

doanh nghiệp trẻ, trang trại trẻ; phát triển đội ngũ trí thức trẻ tình nguyện; đảm

nhận các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Đoàn Thanh niên đã

phát huy vai trò xung kích trong hƣớng nghiệp, tƣ vấn, dạy nghề, giới thiệu, giải

quyết việc làm cho TNNT.

Sở hữu bờ biển dài 27km với gần 96.000 ha bãi triều ven biển giàu tiềm năng, Thái Thụy đã khai thác vùng bãi triều đƣa vào nuôi ngao, nâng tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 4.085 ha, với 3 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo hƣớng hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Toàn huyện hiện có 460 phƣơng tiện khai thác thủy sản, giải quyết việc làm cho 1.589 lao động. Dịch vụ hậu cần nghề cá ngày càng phát triển đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa.

Hiện Thái Thụy đã hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội của huyện đến năm 2020; quy hoạch CCN Thái Thọ, Thụy Tân, Mỹ Xuyên. Trong năm 2010 - 2015, huyện đã có 25 dự án, đƣợc cấp phép đầu tƣ, trong đó có 4 dự án thuộc CCN. Với nhiều dự án lớn đã hoàn thành và đi vào hoạt động nhƣ: Nhà máy bột cá tại Thụy Tân, Kho xăng dầu của Công ty Hải Hà; Nhà máy

Cùng với công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ của Thái Thụy cũng duy trì ổn định và có bƣớc phát triển, với giá trị sản xuất bình quân 5 năm ƣớc tăng 6,78%/năm. Toàn huyện hiện có trên 300 doanh nghiệp, trên 3.500 hộ kinh doanh cá thể, có 42 chợ nông thôn. Các hoạt động dịch vụ vận tải, bƣu chính

viễn thông, điện, nƣớc bƣớc đầu đã đáp ứng nhu cầu nhân dân. Trong đó, vận tải biển với 150 doanh nghiệp, 300 phƣơng tiện hoạt động các tuyến trong và ngoài nƣớc, 30 tàu vận chuyển quốc tế, giải quyết việc làm với thu nhập cao cho nhiều lao động.

Huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Huyện Hải Hậu là một huyện ven biển tỉnh Nam Định, phía Tây Nam

giáp với huyện Nghĩa Hƣng. Trên nền tảng truyền thống sản xuất nông nghiệp

phát triển lâu đời, những năm qua Hải Hậu tập trung phát triển mạnh về công -

thƣơng nghiệp. Đề án “Xây dựng, phát triển các làng nghề” là một trong 6 đề án

phát triển kinh tế - xã hội đã đƣợc Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hải Hậu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 37 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)