Kết quả đạt được * Đối với giáo viên:

Một phần của tài liệu SKKN một số kinh nghiệm và giải pháp hình thành và phát triển phẩm chất giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 (Trang 39 - 43)

* Đối với giáo viên:

Sau gần một năm thực hiện, giáo viên nhà trường đã có sự thay đổi đáng kể trong nhận thức và hành động. Giáo viên nhà trường cơ bản nắm vững cách đánh giá mới, đặc biệt là ở nội dung đánh giá phẩm chất. Lời nhận xét đã cụ thể hơn, chính xác hơn, qua đó đã động viên, khích lệ học sinh học tập tiến bộ. Trên lớp, cô giáo chỉ lỗi cụ thể, lựa chọn cách hướng dẫn trò chơi phù hợp nguyên tắc coi trọng động viên, khuyến khích các em sửa sai, tiến bộ. Vì vậy, mối quan hệ giữa cô và trò cũng trở nên gần gũi, thân thiện. Bên cạnh đó, giáo viên thường xuyên và mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp về kinh nghiện, kĩ thuật đánh giá. Hầu hết giáo viên tích cực đổi mới PPDH từ khâu thiết kế đến việc tổ chức hoạt động trên lớp theo hướng hoạt động nhóm cộng tác; tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm tạo cơ hội cho học sinh nắm vững kiến thức theo chuẩn KTKN, rèn luyện các phẩm chất năng lực cần thiết như kĩ năng tự học, kĩ năng lắng nghe, chia sẻ, hợp tác. Tích cực vận dụng PPDH “ Bàn tay nặn bột” trong dạy môn TNXH. Là

giáo viên, bản thân hiểu rõ tầm quan trọng trong công tác trồng người. Vì thế, bản thân luôn cố gắng trau dồi sách vở, học hỏi từ đồng nghiệp cũng như đúc kết kinh nghiệm giảng dạy của bạn thân, nâng cao đạo đức và chuyên môn. Bản thân đã luôn tôn trọng và thoải mái ở mọi nơi mọi lúc để các em có cơ hội phát triển một cách toàn diện.

* Đối với học sinh

Hiệu quả đào tạo kỹ năng sống không đo đếm được bằng những con số chính xác nhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể như: Khi về nhà, các em có ý thức, thái độ khác với mọi người trong gia đình. Với bạn bè hoà đồng vui vẻ. Khi nói năng tự tin, lịch sự, nhã nhặn với bạn bè, lễ phép với thầy cô. Các em đã biết cách xưng hô thân thiện, biết hòa đồng, đặt lợi ích tập thể lớp lên trên lợi ích cá nhân; Biết tránh những người lạ, không để cho người lạ tiếp cận vv... Các em duy trì và làm các công việc trong lớp với tinh thần tự giác rất cao Trong các phong trào do lớp và nhà trường tổ chức, các em tham gia rất tích cực, đạt nhiều thành tích rất cao. Điều quan trọng là qua các hoạt động đó tôi đã phát huy được khả năng, năng lực vốn có của các em, rèn luyện cho các em các kĩ năng sống quan trọng như trong phần nội dung sáng kiến tôi đã trình bày.Đó chính là hiệu quả đào tạo kĩ năng sống cho học sinh lớp tôi.

Qua khảo sát lần 2 ở lớp 3A (cuối năm học) với chủ đề “Các hành vi – kĩ năng của em”; kết quả so với đầu năm thì các em tiến bộ rất nhiều. Kết quả như sau:

Tổng số học sinh

Chăm học chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục Chăm học chăm làm, tích cực

tham gia các hoạt động giáo dục

Chưa chăm học chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động giáo

dục

SL % SL %

27 25 92,6 2 7,4

Tổng số học sinh

Kĩ năng tự nhận thức, tự trọng và tự tin của bản thân. Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Biết tự nhận thức, tự trọng và tự tin của bản thân. Mạnh dạn khi

thực hiện nhiệm vụ học tập

Chưa biết tự nhận thức, tự trọng và tự tin của bản thân. Mạnh dạn

khi thực hiện nhiệm vụ học tập

SL % SL %

Tổng số học sinh

Kĩ năng tốt Có hình thành kĩ năng Kĩ năng chưa tốt

SL % SL % SL %

27 22 81,5 3 11,1 2 7,4

Tổng số học sinh

Thực hành thảo luận nhóm

Biết cách lắng nghe, hợp tác Chưa biết cách lắng nghe, hay tách ra khỏi nhóm

SL % SL %

27 25 92,6 2 7,4

Tổng số học sinh

Kĩ năng giải quyết vấn đề

Biết cách tự giải quyết vấn đề Tự giải quyết vấn đề chưa tốt

SL % SL %

27 23 85,2 4 14,8

Tổng số học sinh

Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc Biết tự ứng phó với căng thẳng

và cảm xúc

Chưa biết tự ứng phó với căng thẳng và cảm xúc

SL % SL %

27 24 88,9 3 11,1

Tổng số học sinh

Ứng xử tình huống trong hoạt động tập thể, hoạt động xây dựng trường , lớp; bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường. Yêu gia

đình bạn bè và những người khác, yêu trường lớp, quê hương, đất nước.

Biết cách ứng xử hài hòa, khá phù hợp. Có ý thức xây dựng trường, lớp; bảo vệ của công, giữ

gìn và bảo vệ môi trường. Yêu gia đình bạn bè và những người khác, yêu trường lớp, quê hương,

đất nước.

Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi chơi; chưa tích cực xây dựng trường, lớp; bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường

SL % SL %

Tổng số học sinh

Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. Tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình, không đổ lỗi cho người khác khi mình làm sai.

Biết cách đảm nhận trách nhiệm khá phù hợp

Chưa tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ với các thành viên

khác trong nhóm

SL % SL %

27 24 88,9 3 11,1

Tổng số học sinh

Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin Biết cách tìm kiếm và xử lý

thông tin khá phù hợp

Tìm kiếm và xử lý thông tin chưa phù hợp

SL % SL %

27 23 85,2 4 14,8

Tổng số học sinh

Kĩ năng quản lý thời gian. Thực hiện nghiêm túc quy định về học tập Biết cách quản lý thời gian khá

phù hợp

Chưa biết cách sắp xếp thời gian phù hợp theo thứ tự ưu tiên

SL % SL %

27 25 92,6 2 7,4

Qua việc vận dụng các phương pháp trên một cách tích cực, tôi nhận thấy

không khí trong các tiết học ở lớp luôn hồ hởi, thích thú, các em tỏ ra say mê và tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Dựa vào kết quả học tập cho thấy, các em có sự tiến bộ rõ rệt trong học tập. Các em học sinh ngày càng năng động hơn, tư duy của các em phát triển hơn nhiều so với đầu năm. Ngoài ra, các em còn biết lập cho mình những kế hoạch học tập ở lớp, ở nhà và cả kế hoạch giúp đỡ những bạn học chậm. So với đầu năm học những học sinh thụ động nhút nhát, các em đã dần mạnh dạn hơn, tự tin hơn, thân ái mạnh dạn giao tiếp với bạn bè. Trong các giờ học, các em đã có ý kiến phát biểu với thầy cô, với bạn bè. Mối quan hệ bạn bè trong lớp ngày càng tốt đẹp hơn, các em luôn biết quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ nhau trong học tập. Tất cả học sinh đều được giáo viên tạo mọi điều kiện khuyến khích khơi dậy tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin. Hầu hết các em đều có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kĩ năng tự lập; kĩ năng nhận thức; kĩ năng vận động nhỏ, vận động tinh thông qua các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của học sinh ; kĩ năng tự kiểm soát bản thân, phát triển óc sáng tạo, tính tự tin thông qua các hoạt động năng khiếu vẽ, thể dục , và các môn học khác; kĩ năng về cảm xúc, giao tiếp; chung sống hòa bình; kĩ năng hợp tác; kĩ năng giao tiếp ...

Như vậy, với kết quả đạt được chứng tỏ phẩn nào sáng kiến của bản thân đưa ra và áp dụng có hiệu quả trong lớp cũng như trong khối. Thiết nghĩ, mỗi giáo viên trong trường đều áp dụng sáng kiến này trong công tác “Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất – Giáo dục kĩ năng sống ” cho học sinh của mình thì học sinh sẽ có hành vi và kĩ năng sống tốt hơn: thích ứng được với môi trường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đềthiết thực trong cuộc sống như vấn đề về sức khỏe, môi trường, tệ nạ xã hội,…các em có thể tự tin, chủ động không bị quá phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại lợi ích chính đáng, điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập phấn đấu vươn lên.

3. PHẦN KẾT LUẬN3.1. Ý nghĩa của sáng kiến :

Một phần của tài liệu SKKN một số kinh nghiệm và giải pháp hình thành và phát triển phẩm chất giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w