PHẦN KẾT LUẬN 1 Ý nghĩa của sáng kiến :

Một phần của tài liệu SKKN một số kinh nghiệm và giải pháp hình thành và phát triển phẩm chất giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 (Trang 43 - 45)

Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp học sinh có thái độ, kiến thức, kỹ năng, giá trị cá nhân thích hợp với thực tế xã hội. Mục tiêu cơ bản của giáo dục kỹ năng sống là làm thay đổi hành vi của học sinh, chuyển từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, dẫn đến hậu quả tiêu cực thành những hành vi mang tính xây dựng tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển xã hội bền vững.

Giáo dục kỹ năng sống còn mang ý nghĩa tạo nền tảng tinh thần để học sinh đối mặt với các vấn đề từ hoàn cảnh, môi trường sống cũng như phương pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề đó. Khi tham gia vào bất kì hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống đều đòi hỏi các em phải thoả mãn những kỹ năng t- ương ứng.

Hình thành và phát triển phẩm chất, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của xã hội , các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những phẩm chất và kĩ năng sống giúp các em biết ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; có thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khoẻ, ý thức bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội.

Đối với học sinh tiểu học việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này. Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng, chạy, nhảy…

kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi…Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị thái độ và kỹ năng phù hợp, trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Việc hình thành và phát triển những phẩm chất, giáo dục những kĩ năng sống cho học sinh ngay từ lớp nhỏ sẽ trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để làm hành trang bước vào đời. Chính vì vậy các thầy cô giáo tiểu học luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh. Vì thế theo bản thân để đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất và rèn kỹ năng sống cho học sinh, mỗi thầy cô giáo cần phải:

- Nắm được mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu lớp học, kế hoạch nhiệm vụ giáo dục dạy học của năm học.

- Cần nắm vững phương pháp, nghệ thuật sư phạm.

- Hiểu được đặc điểm tâm lí, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh tiểu học. - Làm việc có kế hoạch để phối kết hợp giữa gia đình với các hoạt động của trường tạo sự đồng bộ nhịp nhàng trong quá trình giáo dục học sinh.

- Tạo cơ hội cho trẻ có cơ hội nói, suy nghĩ, nhu cầu, bộc lộ cảm xúc...Từ đó có biện pháp tạo mối quan hệ giữa Gia đình – Nhà trường - Xã hội.

- Kết hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên bộ môn. - Giáo viên thường xuyên trao đổi, liên hệ với cha mẹ học sinh.

- Điều quan trọng là mỗi thầy cô giáo phải rèn cho mình tác phong sinh hoạt chuẩn mực, phải luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Hết lòng yêu thương, gần gũi với học sinh. Thương yêu học sinh như chính con em của mình.

Qua nghiên cứu vận dụng vào thực hiện, với những kết quả đạt được, bản thân tôi chỉ muốn nêu lên những biện pháp nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng. Những biện pháp này đã d áp dụng rộng rãi ở tất cả các lớp trong khối được đồng nghiệp đồng tình ửng hộ. Học sinh trong khối ngoan hơn, tự giác chủ động, mạnh dạn hơn, đã thể hiện được cách xử lý trong ứng xử khá phù hợp.

3.2. Kiến nghị, đề xuất:a. Đối với công tác quản lý. a. Đối với công tác quản lý.

Hàng năm PGD nên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề về giáo dục đạo đức kĩ năng sống cho học sinh để các trường có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau

trong công tác quản lý.Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên, tổng phụ trách đội, về kỹ năng vận dụng vào giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho HS .

Một phần của tài liệu SKKN một số kinh nghiệm và giải pháp hình thành và phát triển phẩm chất giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 (Trang 43 - 45)