II. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4. Đánh giá tính hiệu quả của đề tài
T F
Speaking Speaking
Trong năm học 2017 – 2018, để kiểm nghiệm tính hiệu quả của việc kết hợp phát
triển lồng ghép các kỹ năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn hóa cho học sinh, tôi đã áp dụng các tiết dạy đó vào lớp 10A8. Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy các em rất hứng thú khi được chia sẻ về phong tục, tập quán, hay đơn thuần là những món ăn đặc trưng tại vùng miền các em sinh sống. Những kiến thức giao thoa văn hóa ở các vùng miền khác nhau, các đất nước khác nhau khơi gợi sự tò mò tìm hiểu và hào hứng khám phá những điều mới lạ. Bên cạnh đó, tính hiệu quả của đường hướng dạy học ngôn ngữ nhằm phát triển toàn diện kỹ năng cho học sinh và cung cấp các kiến thức giao thoa văn hóa được thể hiện rõ khi so sánh đối chiếu với kết quả học tập của lớp 10A7 – lớp đối chứng.
Bảng 1: Thống kê kết quả học tập môn Tiếng Anh lớp 10A8 (thực nghiệm) và 10A7 (đối chứng)
Điểm Lớp <5 (%) 5-> 6.4 (%) 6.5- >7.9 (%) > 8 (%) 10A8 (42HS) 1 2.4 21 50 17 40.5 3 7.1 10A7 (41HS) 5 12.2 26 63.4 10 24.4 0 0
Từ bảng số liệu trên, chúng ta thấy sau một năm học kết quả học tập của lớp 10A8 cao hơn kết quả học tập của lớp 10A7 dù năng lực đầu vào của hai lớp này ngang nhau. Lớp 10A8 chỉ có 1 học sinh tổng kết dưới 5, trong khi tại lớp 10A7 có 5 học sinh. Số học sinh học lực khá (điểm số từ 6.5 đến 7.9) tại lớp 10A8 chiếm 40.5%, còn lại lớp 10A7 là 24.4%. Lớp 10A7 không có em nào đạt điểm trên 8, trong khi đó lớp 10A8 có 3 học sinh, chiếm 7.1%.
Sau khi kiểm nghiệm tính hiệu quả của đề tài, tôi nghĩ rằng việc kết hợp phát triển
lồng ghép các kỹ năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn hóa là cần thiết và nên được nhân rộng trong việc dạy học ngoại ngữ.