Phú Xuyên và Đan Phượng giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đậu tương rau tại Công ty tư vấn và đầu tư phát triển rau hoa quả, Viện nghiên cứu rau quả Hà Nội (Trang 49 - 55)

(1000đ) Năm 2012 (1000đ) Năm 2013 (1000đ) Tốc độ phát triển (%) 2012/2011 2013/2012 BQ 1 Nhà cửa 1.659.866 1.659.866 1.952.740 100,00 117,64 108,46 2 Công trình kiến trúc 737.295 737.295 900.319 100,00 122,11 110,50 3 Máy móc thiết bị 865.355 865.355 865.355 100,00 100,00 100,00

4 Phương tiện vận tải 820.792 940.869 1.269.742 114,63 134,95 124,37

5 Phương tiện quản lý 228.584 228.584 228.584 100,00 100,00 100,00

Tổng 4.311.892 4.419.969 5.216.740 102,50 118,02 110,00

3.1.5.3 Tình hình nguồn vốn của Công ty

Khả năng tài chính của một công ty có ảnh hưởng rất lớn tới việc lựa chọn và đuy trì kênh phâ phối của một công ty, liên quan trực tiếp tới mở rộng phát triển thị trường tiêu thụ. Như đã biết một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có vốn tích lũy để phát triển sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này có thể được hình thành từ nhiều cách khác nhau tuy nhiên nguồn chủ yếu vẫn là từ bán hàng.

Mỗi công ty khi thiết kế kênh phân phối thường phải tính toán sao cho nhanh chóng thu được tiền hàng để có vốn kinh doanh, đối với những Công ty mà khả năng tài chính không mạnh lắm thì họ thường sử dụng những loại kênh không dài lắm trong việc phân phối sản phẩm. Tuy nhiên đối với một Công ty có khả năng tài chính vững mạnh thì vấn đề tài chính không ảnh hưởng nhiều lắm đến việc lựa chọn kênh phân phối, họ có thể duy trì nhiều kênh phân phối cùng một lúc.

Bảng 3.4 Báo cáo nguồn vốn của Công ty

Năm Vốn (VNĐ)

2011 12.027.059.000

2012 13.938.491.000

2013 15.290.058.000

Nguồn: phòng tài chính - kế toán

Trên đây là bảng báo cáo nguồn vốn của Công ty trong những năm gần đây. Từ bảng 3.4 ta thấy rằng tuy nguồn vốn của Công ty cũng đã có sự tăng lên qua các năm nhưng vẫn còn eo hẹp, điều này đòi hỏi công ty phải tính toán thật kỹ trước khi mở rộng thêm thị trường tiêu thụ.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Sản phẩm của công ty rất phong phú, đa dạng bao gồm rau, hoa, quả, các loại giống, cây giống,... đậu tương rau là một sản phẩm khá mới nhưng được người tiêu dùng khá quan tâm, vì thế sản xuất đậu tương rau đem lại

hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra khối lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đậu tương rau là lớn nhất do đó tôi chọn đậu tương rau để nghiên cứu.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

* Thu thập số liệu thứ cấp

Tài liệu, số liệu sẵn có đã được công bố có liên quan đến đề tài như sách báo, tạp chí…

Nguồn số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài được thu thập từ các báo cáo, bảng thống kê thu thập từ công ty Tư vấn và đầu tư phát triển rau hoa quả như tình hình đất đai, lao động, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vu, cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện kinh tế của Công ty.

* Thu thập số liệu sơ cấp

Điều tra trực tiếp 75 hộ nông dân có hợp đồng sản xuất đậu tương rau với công ty tại 3 huyện Phúc Thọ, Đan Phượng và Phú Xuyên. Sở dĩ số hộ điều tra ở huyện Đan Phượng nhiều nhất là bởi vì diện tích trồng đậu tương rau ở huyện Đan Phượng là lớn nhất và tương tự với 2 huyện còn lại.

Bảng 3.5 Số mẫu điều tra

Huyện Số hộ tham gia sản xuất Số hộ điều tra

Phúc Thọ 62 20

Phú Xuyên 75 25

Đan Phượng 91 30

Tổng 228 75

Có thể hỏi cán bộ công ty những câu hỏi nghiên cứu về cơ chế quản lý, tình hình sản xuất, tiêu thụ chung, giá cả số lượng. Có thể sử dụng số liệu qua sổ sách thống kê qua các năm của công ty.

* Đối với tài liệu sơ cấp

Kiểm tra các số liệu thu thập được, chọn lọc số liệu cho thông tin cần thiết, tính toán các chỉ tiêu đã được kiểm tra. Số liệu sau khi thu thập được chủ yếu được sử dụng phần mềm excel để tính toán. Các số liệu sau khi đã xử lý được đưa vào phản ánh các chỉ tiêu kinh tế. Số liệu này sau khi xử lý xong được sắp xếp theo mục đích cần phân tích.

* Đối với tài liệu thứ cấp

Là các số liệu đã được công bố qua sách báo, tạp chí, internet, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết. Kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đã có ở trong và ngoài nước phục vụ các nội dung khóa luận đang nghiên cứu. Những tài liệu này được thu thập bằng cách sưu tầm, dịch, sao chéo, trích dẫn trong khóa luận theo danh mục các tài liệu tham khảo.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1 Phương pháp thống kê kinh tế

-Thống kê so sánh: Dùng để phân tích đánh giá, so sánh giữa các thời điểm, thời kỳ. So sánh các chỉ tiêu như diện tích, lao động, cơ sở vật chất, kỹ thuật của Công ty. Số lượng đậu tương rau tiêu thụ, giá cả qua các năm để thấy sự biến động của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây giống ăn quả của Công ty trong từng thời kỳ để đem lại hiệu quả kinh tế cao.

-Thống kê mô tả: Là phương pháp sử dụng các số liệu bình quân, số tương đối, số tuyệt đối của các hiện tượng để phân tích theo từng góc độ kinh tế, xã hội sau đó tổng hợp để thấy được xu hướng phát triển của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đậu tương rau của công ty.

3.2.4.2 Phương pháp PRA (Participatory Rural Appraisal)

Sử dụng công cụ SWOT xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức - làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ đậu tương rau. Dựa vào phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để đề ra các giải pháp nhằm phát triển sản xuất đậu tương rau.

Ma trận SWOT được hình thành từ việc phát triển theo hàng nhằm liệt kê các yếu tố ảnh hưởng theo hai hướng: các cơ hội (O) và các thách thức là (T) rút ra từ việc phân tích mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài tác động tới sự phát triển của sản xuất đậu tương rau và phát triển theo cột nhằm liệt kê các yếu tố bên trong theo hai hướng: điểm mạnh (S) và điểm yếu (W) rút ra từ việc phân tích mức độ quan trọng của yếu tố nội lực bên trong. Ma trận SWOT được thiết lập trên cơ sở phân tích các yếu tố ma trận. Về nguyên tắc có 4 loại kết hợp được thiết lập: cơ hội được thiết lập với điểm mạnh (OS), cơ hội thiết lập với điểm yếu (OW), thách thức thiết lập với điểm mạnh (TS) và thách thức tác động với điểm yếu (TW).

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1 Hệ thống chỉ tiêu về sản xuất

- Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương rau - Cơ cấu các loại giống

- Khối lượng, tỷ lệ sản phẩm các loại

3.2.5.2 Hệ thống chỉ tiêu về tiêu thụ và hiệu quả

- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ ở các thị trường

- Khối lượng sản phẩm cung cấp cho các công ty chế biến - Khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua các kênh phân phối - Giá sản phẩm ở các thị trường, của các đối tác

- Lợi nhuận (TPi) : Là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cuối cùng, là phần thu nhập có được từ sản xuất kinh doanh sau khi trừ đi tất cả các khoản mục, chi phí.

TPr = TR – TC

Trong đó: TR là doanh thu, TC là chi phí sản xuất

- Chỉ tiêu đánh giá kết quả:

+ Giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm trên một đơn vị diện tích.

GO = ∑ = n i QiPi 1

Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm loại i Pi là đơn giá sản phẩm loại i

+ Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các chi phí vật chất thường xuyên như nguyên liệu, nhiên liệu, dịch vụ… được sử dụng trong quá trình sản xuất.

+ Giá trị gia tăng (VA): Là phần chênh lệch giữa giá trị sản xuất ra trên một đơn vị diện tích và phần chi phí vật chất thường xuyên sử dụng trong quá trình sản xuất. VA = GO – IC

+ Thu nhập hỗn hợp: Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất. MI = VA – (A + T + L)

Trong đó: A: Khấu hao tài sản cố định. T: Các khoản thuế phải nộp. L: Lãi phải trả (nếu có).

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thực trạng sản xuất sản phẩm đậu tương rau của công tyTVĐT & PT Rau Hoa Quả

4.1.1. Quy mô diện tích, năng suất, sản lượng ĐTR chung tại Công ty TVĐT & PT Rau Hoa Quả

Đậu tương rau được Công ty tư vấn đầu tư và phát triển rau hoa quảsản xuất từ năm 2008 với hình thức Công ty ký kết trực tiếp hợp đồng với người dân, cung ứng giống đậu tương rau, tập huấn kỹ thuật sản xuất, cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật chỉ đạo và giám sát quá trình sản xuất – thu hoạch, bao tiêu sản phẩm theo giá đã thỏa thuận. Công ty trực tiếp thu mua sản phẩm tại nơi sản xuất. Hình thức này có ưu điểm là các vướng mắc trong quá trình chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh được giải quyết kịp thời. Kỹ thuật thu hái sản phẩm được cán bộ công ty giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên do ký hợp đồng với các hộ nên diện tích phân tán, gây khó khăn trong quá trình giám sát và thu hoạch sản phẩm. Trong những năm đầu thử nghiệm sản xuất đậu tương rau cho thấy cây đậu tương rau thích nghi và đem lại hiệu quả cao cho người sản xuất. Theo định hướng chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng và luân canh trồng lúa với đậu tương rau đến nay diện tích đậu tương rau ngày càng tăng. Hiện nay việc sản xuất đậu tương rau của công ty tập trung ở ba huyện là Phúc Thọ, Phú Xuyên và Đan Phượng.

Tình hình diện tích năng suất sản lượng đậu tương rau của Công ty thể hiện qua bảng sau:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đậu tương rau tại Công ty tư vấn và đầu tư phát triển rau hoa quả, Viện nghiên cứu rau quả Hà Nội (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w