Các tỉnh thành

Một phần của tài liệu CHUYEN KHAO GIOI TINH KHI SINH_TIENG VIET (Trang 52 - 54)

7. sự khác biệt về tsgtks theo vùng miền và các nhóm dân số

7.1.3. Các tỉnh thành

TĐTDS 2019 cũng cho phép tính toán sự biến động trong TSGTKS của 63 tỉnh thành tại Việt Nam. Các ước tính được thể hiện trong Hình 13. Các tỉnh thành được sắp xếp theo thứ tự TSGTKS tăng dần. Khoảng tin cậy được bổ sung vào mỗi ước tính để cho thấy TSGTKS cấp tỉnh có cao hơn đáng kể so với mức bình thường hay không.

Các ước tính cấp tỉnh dao động từ 104 đến 119. Điều này chỉ ra sự khác biệt khá lớn trong TSGTKS trên cả nước, biến động từ giá trị gần bằng TSGTKS tự nhiên cho tới giá trị cao hơn cả kỷ lục thể giới (xem Bảng 1). Tuy nhiên, mức biến động này nhỏ hơn so với Điều tra dân số giữa kỳ 2014, khi đó các ước tính dao động trong khoảng từ 100 đến 136 (TCTK 2016). Điều này có thể là do chất lượng của tính toán dựa trên Điều tra dân số 2019 tăng lên (với ít biến động ngẫu nhiên hơn) và sự suy giảm thực tế được quan sát được ở một số tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất như Hưng Yên hay Hải Dương.

Chỉ có 8 tỉnh có TSGTKS dưới 106. Các tỉnh này hoặc là nằm ở phía Nam, hoặc là nơi sinh sống của nhóm dân tộc thiểu số. Ở các tỉnh này, sự lan rộng của thực trạng lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới còn khá hạn chế, nếu không muốn nói là không có. Khi xét tới các khoảng tin cậy, 20 trên 63 tỉnh thành có TSGTKS không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức chuẩn 105. Ngược lại, có 5 tỉnh ở miền Bắc Việt Nam có TSGTKS trên 115, hơn cả ước tính TSGTKS của Azerbaijan (quốc gia có TSGTKS cao nhất thế giới hiện nay). Do đó, chúng ta có thể kết luận về sự chênh lệch cực lớn trong lựa chọn giới tính trước khi sinh theo một cách khác: Việt Nam có cả những vùng không hề bị ảnh hưởng bởi biện pháp lựa chọn giới tính và cả những vùng có mức độ ảnh hưởng nhiều nhất trên thế giới.

hình 13: ước tính tsgtks với khoảng tin cậy, của các tỉnh, 2018-2019

Tỷ số giới tính khi sinh (dân số 0 tuổi)

Bức tranh chung trở nên rõ ràng hơn khi các ước tính được minh họa trên bản đồ. (bản đồ bên trái) cho thấy TSGTKS ở từng tỉnh thành của Việt Nam dựa trên nhóm trẻ em dưới 1 tuổi (sau khi điều chỉnh theo tỷ lệ tử vong). Xu hướng theo hình thế không gian trên bản đồ này được thể hiện rất rõ nét, với nhiều vùng có đặc trưng là các tỉnh ở cạnh nhau có TSGTKS tương đồng nhau.

Có một cụm khu vực có tỷ lệ sinh con trai cao ở phía Bắc Việt Nam. Cụ thể, cụm khu vực này bao gồm 5 tỉnh liền kề nhau xung quanh Hà Nội với ước tính TSGTKS trên 115: Bắc Giang ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh và Hà Nội ở Đồng bằng sông Hồng.

Trong cụm còn còn có tỉnh Sơn La ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Các cụm khu vực có TSGTKS ở mức tự nhiên có quy mô nhỏ hơn và nằm rải rác, từ biên giới giáp Trung Quốc tới vùng Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Tất cả các tỉnh nằm ở miền Nam Việt Nam đều có TSGTKS thiên lệch ở mức vừa phải hoặc không thiên lệch, với giá trị dao động từ 104 đến 110; có một số tỉnh ngoại lệ với tỷ lệ sinh con trai cao - đó là Hậu Giang ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu ở vùng Đông Nam Bộ và Bình Định ở vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung.

Dễ dàng nhận ra sự phân chia Bắc/Nam đã được thể hiện trên bản đồ minh họa tâm lý ưa thích con trai ở phần trước (xem HBản đồ 1-3). Thực sự có một mối tương quan chặt chẽ giữa phân bố địa lý của tâm lý ưa thích con trai và tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Bản đồ thứ hai (Bản đồ 4) minh hoạ sự khác nhau trong TSGTKS giai đoạn 2014-2019, dựa trên mẫu dân số từ 0-4 tuổi. Cách tính TSGTKS tổng hợp trong 5 năm này sẽ tiếp tục được sử dụng để so sánh khác biệt theo đặc điểm xã hội, kinh tế, thứ tự sinh và thành phần giới. Giữa hai bản đồ có mối quan hệ chặt chẽ xuất phát từ mối tương quan giữa hai phép đo TSGTKS. Chỉ có sự khác biệt nhỏ, chủ yếu do sai số đo lường vì TSGTKS được tính theo dữ liệu mẫu của điều tra dân số.

bản đồ 4. tsgtks trong giai đoạn 2018-2019 của các tỉnh, tđtDs 2019

Ước lượng cho năm 2018-2019, dựa trên nhóm dân

Tổng kết lại, chúng ta nhận thấy sự khác biệt về khu vực địa lý rất khó giải thích. Chúng có thể chỉ là sự khác biệt theo khu vực địa lý đơn thuần hoặc là hệ quả của những đặc điểm khác về y tế, nhân khẩu học hay kinh tế - xã hội của các tỉnh. Vì vậy, cần xem xét sự biến động trong TSGTKS trong mối quan hệ với các chỉ số kinh tế, xã hội khác như thế nào để giải thích cho sự khác biệt về TSGTKS của các tỉnh trong các bản đồ trên. Ở mục sau, chúng ta sẽ đưa tất cả các yếu tố địa lý và xã hội của mất cân bằng giới tính khi vào một phân tích đa biến để phân tích xem các yếu đó đó đóng góp như thế nào tới việc lựa chọn giới tinh thai nhi trước khi sinh tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu CHUYEN KHAO GIOI TINH KHI SINH_TIENG VIET (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)