II. Đối với chi phí sản xuất chung:
c) Biện pháp khắc phục tình trạng này
Qua phân tích ở trên ta thấy, chi phí bán hàng của doanh nghiệp tăng lên chủ yếu là do nguyên nhân doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh cả về số lượng sản phẩm lẫn thị trường tiêu thụ, tuy nhiên tình hình sử dụng các chi phí
không đạt hiệu quả nên đã làm cho tốc độ tăng chi phí bán hàng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu. Đây là một biểu hiện không tốt, biện pháp để khắc phục tình trạng này là:
- Do đội ngũ nhân viên bán hàng tăng lên làm cho quỹ lương bán hàng tăng, tuy nhiên cần phải nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên bán hàng lên để góp phần làm tốc độ tăng doanh thu được cải thiện.
- Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, đặc biệt là phương tiện vận chuyển, chú trọng đến tính kinh tế khi sử dụng các phương tiện này, đảm bảo tiết kiệm nhiên liệu.
- Nâng cao ý thức làm việc của nhân viên bán hàng, gắn lợi ích của họ vào lợi ích của doanh nghiệp. Phải cho họ hiểu rằng khi tình hình doanh thu có tiến triển tốt thì bản thân người lao động là người được hưởng lợi trực tiếp đầu tiên. Từ đó họ gắng sức làm việc thúc đẩy việc tăng doanh thu
- Cần có chiến lược trả lương thích đáng, và theo kèm hình thức trả lương ở bộ phận bán hàng cần xác định theo mức sản phẩm dịch vụ tiêu thụ được, và có chế độ đãi ngộ hậu hĩnh đối với những thành viên tích cực trong công tác phát triển thị trường. Điều này sẽ thúc đẩy nhân viên bán hàng tích cực hoạt động thị trường để tăng doanh số bán ra.
- Doanh nghiệp cần có chương trình quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm của đơn vị ra công chúng đặc biệt là ở những vùng thị trường mà doanh nghiệp mới phát triển mở rộng,