Q UÁ TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN BIẾT MỘT SỐ NỘI DUNG NHƯ SAU: ĐỘ
3.3.2. Kiến nghị với NHNN
- NHNN là cơ quan quản lý cấp cao của các NHTM, cần xây dựng đề án nghiên cứu thực trạng hoạt động cấp tín dụng cho DA BOT tại các NHTM hiện nay (đặc biệt là các NHTM đang tập trung dư nợ BOT lớn như Vietinbank, BIDV, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)...) để nhìn nhận rõ nét các vấn đề tồn tại mà các NHTM có khả năng gặp phải, từ đó có cơ chế cảnh báo, chỉ đạo tăng cường giám sát.
Từ kết quả nghiên cứu của đề án, NHNN có thể đưa ra một hạn mức khi tham gia cho vay dự án BOT của mỗi NHTM (trong danh mục tín dụng, tỷ lệ cấp tín dụng đối với các dự án này là bao nhiêu), và yêu cầu các NHTM tuân thủ hạn
mức đó. Hạn mức cho vay được thiết lập trên cơ sở các chỉ tiêu về tài chính, mức độ cân đối nguồn vốn, năng lực quản trị điều hành của mỗi NHTM. Phương án này một mặt giải phóng áp lực tập trung ở một vài NHTM lớn trong việc huy động vốn cho phát triển hạ tầng – một nhiệm vụ được Chính phủ và Quốc hội đưa ra đối với ngành ngân hàng. Đồng thời cũng kiềm chế được việc các NHTM không đủ năng lực thẩm định, kiểm soát các vấn để tồn tại của các DA BOT cũng như nguồn vốn không đáp ứng nhưng vẫn móc nối với một số doanh nghiệp BOT hoạt động kém hiệu quả, tham gia cho vay dự án BOT với mức tài trợ lớn....
- NHNN phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các Bộ ngành có liên quan để sàng lọc thông tin về các dự án BOT hiệu quả, khả thi, các chủ đầu tư uy tín, có tiềm lực tài chính, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hỗ trợ các NHTM trong quá trình thẩm định doanh nghiệp và dự án BOT.
- Kiến nghị NHNN phối hợp với các Bộ ban ngành có liên quan Nhà nước tạo lập cơ sở pháp lý bảo vệ quyền của TCTD khi tham gia cấp tín dụng cho DA BOT, đặc biệt trên phương diện TSBĐ. Một hệ thống luật pháp về bảo vệ quyền lợi Ngân hàng hiệu sẽ là động lực giúp cho các tổ chức tín dụng tích cực hơn trong việc chấp thuận cho vay với những ràng buộc về TSBĐ. NHNN cũng cần ban hành những hướng dẫn cụ thể hơn về cách thức định giá TSBĐ là quyền phát sinh từ hợp đồng BOT, tỷ lệ khấu trừ tài sản khi trích lập dự phòng cụ thể trong trường hợp xảy ra rủi ro phải thực hiện xử lý tài sản để thu hồi nợ ... do đây là loại tài sản đặc thù.
- Hoàn thiện và nâng cao năng lực giám sát của hệ thống thanh tra Trụ Sở Chính đến các Chi nhánh. Công tác thanh tra hoạt động tín dụng cần thực hiện thường xuyên để phát hiện kịp thời các sai sót trong quá trình cấp tín dụng một cách triệt để. Quá trình thanh tra phải được lành mạnh, minh bạch hóa và thực hiện một cách khách quan với tất cả các TCTD.
- Điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt để hỗ trợ công tác thẩm định cấp tín dụng và phục vụ hoạt động kinh doanh của NHTM. NHNN cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng ổn định giá nội tệ, sử dụng công cụ lãi suất chủ đạo để định hướng và điều tiết lãi suất thị trường theo mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ.
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó NHNN cũng cần tiếp tục nghiên cứu gắn việc tự do hóa lãi suất với tự do tỷ giá hối đoái để lãi suất và tỷ giá thực sự là tín hiệu phản ánh cung, cầu về vốn trên thị trường. Phát triển thị trường tiền tệ về quy mô và chiều sâu để có khả năng truyền tải cơ chế điều tiết tiền tệ, lãi suất của NHNN đối với nền kinh tế.
- Xây dựng hệ thống cảnh báo dựa trên những phân tích số liệu từ tài khoản tiền gửi thanh toán của các NHTM mở tại NHNN qua hệ thống thanh toán bù trừ hay hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong đó NHNN làm đầu mối thanh toán. Qua đó, có thể đánh giá tính thanh khoản và cảnh báo các NHTM về trạng thái thanh khoản.