NHỮNG CĂN CỨ XUẤT PHÁT CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết Triết học Mác Lênin (Trang 49 - 50)

(TRIẾT HỌC VỀ NHẬN THỨC)

I. NHỮNG CĂN CỨ XUẤT PHÁT CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN VỀNHẬN THỨCNHẬN THỨC NHẬN THỨC

1. Về nguồn gốc của nhận thức

Thế giới vật chất tồn tại khách quan ở bên ngoài nhận thức của con người, độc lập, không phụ thuộc vào nhận thức của con người. Sự tồn tại khách quan và sự tác động khách quan của thế giới đố là nguồn gốc dẫn đến quá trình nhận thức của con người. Không có sự tồn tại khách quan, không có sự tác động khách quan của thế giới đó thì không có quá trình nhận thức, nghiên cứu và tìm hiểu của con người.

Lênin viết “Có những sự vật tồn tại độc lập với ý thức của chúng ta, độc lập với cảm giác của chúng ta” (Lênin Toàn tập, tập 18, trang 117).

2. Về khả năng nhận thức

Con người hoàn toàn có khả năng nhận thức và hiểu biết được thế giới. Thế giới là có thể nhận thức và hiểu biết được. Nhận thức không phải là sự phản ánh giản đơn, trực tiếp thế giới mà là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn, một quá trình có quy luật, tuân theo quy luật. Đó là một quá trình tương tác biện chứng giữa chủ thể và khách thể nhận thức, trong đó chủ thể nhận thức là con người nắm bắt logic khách quan của thế giới để tạo dựng logic chủ quan lý luận của mình để khái quát phản ánh thế giới.

Lênin viết: “Dứt khoát là không có và không thể có bất kỳ sự khác nhau nào giữa hiện tượng và vật tự nó. Chỉ có sự khác nhau giữa cái đã được nhận thức và cái chưa được nhận thức mà thôi” (Lênin Toàn tập, tập 18, trang 117).

“Nhận thức không phải là sự phản ánh giản đơn, trực tiếp, hoàn toàn mà là cả một quá trình của những sự trừu tượng, những sự cấu thành và sự hình thành ra những khái niệm” (Lênin Toàn tập, tập 29, trang 192).

Nhận thức là một quá trình biện chứng trong đó các yếu tố, bộ phận, quá trình, giai đoạn,… của nhận thức liên hệ nhau, ràng buộc nhau, quy định phụ thuộc nhau, làm tiền đề và điều kiện cho nhau, tác động qua lại lẫn nhau,làm ảnh hưởng, biến đổi nhau. Theo Lênin: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý khách quan, nhận thức thực tại khách quan”. (Bút ký triết học – Lênin).

Cơ sở trực tiếp và chủ yếu nhất của nhận thức là thực tiễn. Thực tiễn là động lực và mục đích của nhận thức. Thực tiễn quy định và quyết định quá trình con người tìm hiểu, khám phá nắm bắt và khái quát thế giới. Thực tiễn là cầu nối giữa con người và thế giới vật chất bên ngoài. Thực tiễn vừa biến đổi thế giới, vừa biến đổi con người. “Thực tiễn cao hơn lý luận”.

Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức, của chân lý. Thực tiễn là thước đo để kiểm tra, xác minh, kiểm nghiệm nội dung của nhận thức, tri thức. Mọi nhận thức, mọi tri thức chỉ đánh giá là chuẩn xác hay không chuẩn xác, là phản ánh khách quan hay không, phản ánh khách quan, trung thực hay không trung thực qua thực tiễn.

4. Về chân lý

Lênin viết: Nhận thức của con người chỉ đạt đến tiệm cận của chân lý tuyệt đối.

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết Triết học Mác Lênin (Trang 49 - 50)