QUY LUẬT XÃ HỘI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUY LUẬT XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết Triết học Mác Lênin (Trang 59 - 61)

1. Khái niệm “Quy luật xã hội”

Quy luật xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ những mối liên hệ bản chất, tất yếu, phổ biến, ổn định, lặp đi lặp lại giữa các phạm vi, lĩnh vực, các hiện tượng, các quá trình khác nhau của đời sống xã hội.

Lưu ý: Nội hàm của khái niệm quy luật xã hội đồng nhất với nội hàm của khái niệm “quy luật” nhưng ngoại diên của khái niệm “quy luật xã hội” hẹp hơn ngoại diên của khái niệm quy luật.

2. Đặc điểm của quy luật xã hội

- Tính khách quan - Tính phổ biến

- Tính khuynh hướng, xu hướng - Tính lịch sử, thời đại

3. Quy luật khách quan và hoạt động có ý thức của con người hay tất yếu vàtự do tự do

- Thế giới tồn tại độc lập khách quan bên ngoài ý thức của con người, vận động biến đổi theo những quy luật khách quan vốn có của nó. Quy luật tồn tại, tác động không phụ thuộc vào nhận thức, hiểu biết vào ý chí nguyện vọng của con người. Không một ai, không một người nào, không một Đảng phái, giai cấp nào có thể sáng tạo ra và xóa bỏ được quy luật theo nguyện vọng, ý muốn chủ quan của mình. Con người dù nhận thức được, nắm bắt, khái quát hay không nắm bắt, khái quát được quy luật thì các quy luật vẫn tồn tại, tác động và biểu hiện ở bên ngoài nhận thức, hiểu biết, ý chí, nguyện vọng của con người.

- Những quy luật khách quan của thế giới, của tự nhiên, của xã hội là những tất định. Chúng là nền tảng, điều kiện cần thiết của sự tự do. Không có tất định, tất yếu thì không có tự do. Tất định, tất yếu là điều kiện của tự do, là môi trường cần thiết cho tự do hoạt động. Tất yếu, tất định không làm hủy diệt tự do của con người, trái lại chúng làm nảy nở ý chí tự do của con người. Tự do gắn liền, không tách rời với tất định, tất yếu. Tự do là từ do trên cơ sở, trên nền tảng của tất yếu.

- Tự do không phải là sự suy nghĩ thoát ly, bất chấp sự ràng buộc của điều kiện, hoàn cảnh và không phụ thuộc vào chúng; càng không phải là hành động vô cơ, bốc đồng, tùy hứng muốn làm gì thì làm. Tự do là nhận thức được, hiểu biết được và nắm bắt được quy luật và vận dụng nó vào trong hoạt động của chính con người. Càng nhận thức và vận dụng được tính tất yếu hay quy luật bao nhiêu thì con người càng có tự do bấy nhiêu.

- Tự do là sản phẩm tất nhiên, tất yếu của lịch sử, của con người, là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, bền bỉ của con người mới đạt được. Tự do không có sẵn, không phải là cái được ban tặng mà là một công trình được thực hiện và phải thực hiện được. Lịch sử xã hội loài người và lịch sử của việc nhận thức và vận dụng các tất yếu, các quy luật, là lịch sử của việc thực hiện tự do, lịch sử của tự do. Mỗi bước tiến của văn minh là một bước tiến tới tự do.

Tồn tại xã hội Ý thức xã hội Phương thức sản xuất Dân cư dân số Hòan cảnh địa lý Tâm lý xã hội Hệ tư tưởng xã hội Ý thức khoa học Ý thức thông thường Sự tác động trở lại của

ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội

Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội

Khuynh hướng vận động của ý thức XH Nội dung phản ánh của ý thức xã hội

Nguồn gốc hình thành của ý thức xã hội Quyết định

Tác động, chi phối, ảnh hưởng

Theo Ph.Ăng ghen: Tự do là “vận dụng những quy luật một cách có kế hoạch vào những mục đích nhất định” (Ph.Ăng ghe, Chống Đuy Rinh, NXB Sự thật, Hà Nội, 1971, trang 196)

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết Triết học Mác Lênin (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w