Ảnh hưởng của các nhân tố khác

Một phần của tài liệu hieu-qua-kinh-te-san-xuat-cay-ho-tieu-o-xa-gio-an-huyen-gio-linh-tinh-quang-tri862 (Trang 63 - 65)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.3. Ảnh hưởng của các nhân tố khác

* Tuổi khai thác

Tiêu là cây công nghiệp dài ngày nên tuổi khai thác có ảnh hưởng lớn đến năng suất tiêu. Người ta thường chia thời gian sinh trưởng và phát triển của cây tiêu thành 4 thời kỳ theo mức độ cho năng suất, trong điều kiện thời tiết bình thường.

- Thời kỳ kiến thiết cơ bản : Thường là 3 năm bắt đầu từ khi trồng, thời gian này tiêu chưa cho trái.

- Thời kỳ năng suất tăng dần : Từ năm thứ 4 đến năm thứ 9, năng suất thường tăng mỗi năm là 10%./ha

- Thời kỳ năng suất cao và ổn định : Năm thứ 10 đến năm 23, dự kiến tăng 5%/ha và có xu hướng ổn định hơn.

- Thời kỳ năng suất giảm dần: Từ năm 24 trở đi, bình quân mỗi năm giảm khoảng 5%/ha.

Sự phụ thuộc của năng suất vào tuổi khai thác cũng là cơ sở của người trồng tiêu có kế hoạch chăm bón phù hợp sao cho có thể kéo dài thời gian cho năng suất cao, đồng thời có phương pháp khấu hao vườn tiêu hợp lý. Chính vì vậy, nhân tố tuổi tác khai thác có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị gia tăng của các hộ sản xuất tiêu.

*Chất lượng sản phẩm

Trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, chất lượng sản phẩm cũng là một yếu tố nâng cao mức giá bán. So với vùng chuyên canh cây hồ tiêu trong cả nước chất lượng hạt tiêu ở tỉnh Quảng Trị được đánh giá là cao hơn do tiêu thơm cay, độ chắc hạt cao và lớp lụa vỏ mỏng hơn (tức sọ tiêu to hơn nên là tiềm năng cho việc chế biến tiêu trắng có hiệu quả hơn). Giá bán tiêu thường cao hơn ở những nơi khác từ 3 - 5 nghìn đồng/kg. Vì vậy, cần có biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể nâng cao giá bán, đem lại lợi nhuận cao hơn.

*Khoa học công nghệ

Việc áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và chế biến tiêu của các hộ còn rất thấp vì vậy giá thành sản xuất tiêu cao nhưng chất lượng tiêu chưa cao. Sản phẩm tiêu đem đi bán của các hộ hầu như là tiêu đen, trong khi tiêu trắng có giá bán cao gấp 2 - 2,5 lần thì lại không có để bán. Các công đoạn sơ chế tiêu đều làm bằng thủ công, vừa mất thời gian vừa gây hao hụt lớn, mặt khác không đảm bảo được VSATTP, điều này làm cho giá bán tiêu xuất khẩu của nước ta thấp hơn so với sản phẩm tiêu cùng tiêu chuẩn của các nước khác. Vì vậy, khoa học công nghệ cũng là nhân tố để nâng cao thu nhập cho người trồng tiêu.

*Bản thân người nông dân

Cũng có ảnh hưởng đến quá trình và kết quả sản xuất kinh doanh của họ. Thiếu kiến thức về nền kinh tế thị trường, thiếu thông tin và trình độ kỹ thuật chưa sâu cũng là nguyên nhân làm giảm lợi nhuận. Thí dụ, việc đưa ra thời điểm bán không đúng lúc đã làm thiệt hại rất lớn cho người dân. Năm 2011 giá bán vào tháng 9 có khi lên đến 160 nghìn đồng/kg cao hơn rất nhiều so với tháng 6, tháng 7 khi mới thu hoạch xong.

Việc nắm bắt và dự đoán biến động xu hướng giá cả ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người dân.

Một phần của tài liệu hieu-qua-kinh-te-san-xuat-cay-ho-tieu-o-xa-gio-an-huyen-gio-linh-tinh-quang-tri862 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)