Cơ chế phân giải tên

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị mạng (Nghề Công nghệ thông tin Cao đẳng) Phần 1 (Trang 25 - 28)

Mục tiêu:

- Trình bày được cơ chế phân giải tên máy tính thành địa chỉ IP và ngược lại;

3.1. Phân giải tên thành IP

Root name server : Là máy chủ quản lý các name server ở mức top-level domain. Khi có truy vấn về một tên miền nàođó thìRoot Name Server phải cung cấp tên và địa chỉ IPcủa name server quản lý top-level domain (Thực tế là hầu hết các root server cũng chính là máy chủ quản lý top-level domain) và đến lượt các name servercủa top-level domain cung cấp danh sách các name server

có quyền trên cácsecond-level domainmà tên miền này thuộc vào. Cứnhưthế đến khi nào tìmđược máy quản lý tên miềncần truy vấn.

Qua trên cho thấy vai tròrất quan trọngcủa root name servertrong quá trình phân giải tên miền. Nếu mọi root name server trên mạng Internet không liên lạc được thì mọi yêu cầu phân giải đều không thực hiện được.

Hìnhvẽ dưới môtả quá trình phân giải cntt.edu.vn trênmạngInternet

Name “. “ Name Server .vn Gởi truy vấn địa chỉ cntt.cdn.edu.vn Hỏi server quản lý tên miền .vn Gởi truy vấn địa chỉ cntt.cdn.edu.vn “ ” au cn vn

Client sẽ gửi yêu cầu cần phân giải địa chỉ IP của máy tính có tên c n t t . D V D n . e d u . v n đến name server cục bộ. Khi nhận yêu cầu từ Resolver,

Name Server cục bộ sẽ phân tích tên này và xét xem tên miền này có do mình quản lý hay không. Nếu như tên miền do Server cục bộ quản lý, nó sẽ trả lời địa chỉ IP của tên máy đó ngay cho Resolver. Ngược lại, server cục bộ sẽ truy vấn đến một Root Name Server gần nhất mà nó biết được. Root Name Server

sẽ trả lời địa chỉ IP của Name Server quản lý miền vn. Máy chủ name server

cục bộ lại hỏi tiếp name server quản lý miền vn và được tham chiếu đến máy chủ quản lý miền edu.vn. Máy chủ quản lý e d u . v n chỉ dẫn máy name server cục bộ tham chiếu đến máy chủ quản lý miền D V D n. e d u. v n. Cuối cùng máy name server cục bộ truy vấn máy chủ quản lý miền DVDn.edu.vn và nhận được câu trả lời.

Các loại truyvấn : Truyvấn có thể ở2 dạng :

-Truy vấn tương tác (Iteractive query): khi name server nhận được truy vấn dạng này, nó trả lời cho Resolver với thông tin tốt nhất mà nó có được vào thời điểm lúc đó. Bản thân name server không thực hiện bất cứ một truy vấn nào thêm. Thông tin tốt nhất trả về có thể lấy từ dữ liệu cục bộ (kể cả cache). Trong trườnghợp name server không tìm thấy trongdữ liệu cục bộnósẽ trả về tên miền vàđịa chỉIP củaname servergần nhất mà nó biết.

3.2. Phân giải IP thành tên máy tính

Ánh xạ địa chỉ IP thành tên máy tính được dùng để diễn dịch các tập tin log cho dễ đọc hơn. Nó còn dùng trong một số trường hợp chứng thực trên hệ thống UNIX (kiểm tra các tập tin .rhost hay host.equiv). Trong không gian tên miền đã nói ở trên dữliệu -bao gồm cả địa chỉ IP-được lập chỉ mục theo tên miền. Dođóvới một tên miền đã cho việc tìm rađịa chỉ IP khádễdàng.

Để có thể phân giải tên máy tính của một địa chỉ IP, trong không gian tên miền người ta bổ sung thêm một nhánh tên miền mà được lập chỉ mục theo địa chỉ IP. Phần không gian này có tên miền là in- addr.arpa.

Mỗi nút trong miền in-addr.arpa có một tên nhãn là chỉ số thập phân của địa chỉ IP. Ví dụ miền in- addr.arpa có thể có 256 subdomain, tương ứng với 256 giá trị từ 0 đến 255 của byte đầu tiên trong địa chỉ IP. Trong mỗi subdomain

lại có 256 subdomain con nữa ứng với byte thứ hai. Cứ như thế và đến byte thứ tư có các bản ghi cho biết tên miền đầy đủ của các máy tính hoặc các mạng cóđịa chỉIPtươngứng.

Lưu ý khi đọc tên miền địa chỉ IP sẽ xuất hiện theo thứ tự ngược. Ví dụ nếu địa chỉ IP của máy winnie.corp.hp.com là 15.16.192.152, khi ánh xạ vào miền in-addr.arpa sẽ là 152.192.16.15.in- addr.arpa.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị mạng (Nghề Công nghệ thông tin Cao đẳng) Phần 1 (Trang 25 - 28)