Các mô hình mạng trong môi trường Microsoft

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị mạng (Nghề Công nghệ thông tin Cao đẳng) Phần 1 (Trang 45 - 51)

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm mô hình mạng ngang hàng và mô hình khách chủ

1.1.Mô hình ngang hàng

1.1.1. Mạng ngang hàng P2P là gì?

Peer-to-peer hay peer-to-peer network (P2P) hay mạng ngang hàng đều là thuật ngữ công nghệ chỉ mạng máy tính ngang hàng hay mạng đồng đẳng. P2P là một mạng máy tính mà hoạt động của nó dựa vào khả năng tính toán và băng thông của tất cả các máy tham gia chứ không phải như các mạng thông thường, hoạt động của máy tính thường dựa trên một máy chủ tập trung.

Trong mạng đồng đẳng P2P, mỗi máy là một nút mạng đóng vai trò vừa là máy chủ vừa là máy khách đối với máy khác trong mạng lưới. Điều đó có nghĩa là một mạng ngang hàng P2P được tạo ra khi hai hoặc nhiều máy tính được kết nối và chia sẻ dữ liệu mà không cần phải thông qua một máy tính riêng biệt.

Muốn tham gia vào mạng ngang hàng yêu cầu duy nhất của một máy tính là kết nối Internet và phần mềm P2P. Bạn có thể tham khảo một số chương trình phần mềm P2P phổ biến như Kazaa, Limewire, BearShare, Morpheus và Acquisition.

Sau khi kết nối với mạng, phần mềm P2P cho phép bạn tìm kiếm các tệp trên máy tính của người khác. Những người dùng khác trên mạng cũng có thể tìm kiếm tệp trên máy tính của bạn nhưng thường chỉ giới hạn trong một thư mục mà bạn đã chia sẻ.

1.1.2. Peer to Peer Lending là gì?

Peer to Peer Lending hay còn gọi là cho vay ngang hàng. Đây là mô hình kinh doanh giữa cá nhân, doanh nghiệp với nhà đầu tư thông qua việc kết nối internet để thực hiện giao dịch vay tiền.

Đặc điểm:

• Dựa trên nền tảng P2P nhà đầu tư có thể chọn lựa người vay • Tạo ra lợi nhuận cao

• Người vay và người cho vay không cần có mối quan hệ từ trước

• Quá trình cho vay diễn ra trực tuyến, chỉ với vài thao tác đơn giản và cực kì nhanh chóng

• Cần có quá trình xác minh thông tin, tài khoản ngân hàng, nghề nghiệp và thu nhập của khách hàng

• Thích hợp với những khoản vay nhỏ, vay ngắn ngày

• Mô hình cho vay online thu hút lượng lớn người đi vay, các nhà đầu tư dễ dàng theo dõi lợi nhuận của mình từ các khoản vay

• Đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và báo cáo

1.1.3. Peer to Peer Payment là gì?

Peer to Peer Payment – Thanh toán ngang hàng. Đây là hình thức thanh toán trực tuyến phát triển cực nhanh khi nó có khả năng chuyển khoản trực tiếp giữa hai cá nhân với nhau. Người dùng có thể mở tài khoản của một nhà cung cấp nhằm kết nối dịch vụ với tài khoản ngân hàng. Sau đó họ sẽ gửi tiền vào tài khoản để giao dịch, thanh toán với các cá nhân khác cũng có tài khoản tại nhà cung cấp đó.

Ưu điểm:

• Tất cả các máy khi tham gia mạng lưới đều có thể đóng góp thông tin bao gồm băng thông, dữ liệu và cả khả năng tính toán. Càng nhiều máy tham gia thì lượng thông tin cung cấp cho người dùng càng nhiều.

• Nhờ tính chất phân tán giúp các mạng khác vẫn hoạt động tốt khi một máy trong mạng lưới gặp sự cố.

• Máy tính trong hệ thống đóng vai trò như máy chủ và máy khách • Phần mềm sử dụng dễ dàng và được tích hợp tốt

• Phần mềm có nhiều công cụ hỗ trợ người dùng và các chức năng khác nhau • Phần mềm hỗ trợ các giao thức qua mạng như SOAP hoặc XML-RPC

Nhược điểm:

• Các yêu cầu dịch vụ có thể đáp ứng tùy biến nên kết quả nhận cũng khác nhau • Yêu cầu gửi đi sẽ không nhận được kết quả trả về vì không có gì đảm bảo một

máy có thể đáp ứng được yêu cầu đó.

• Các tài nguyên sẽ biến mất vì node cung cấp tài nguyên bị ngắt kết nối bất cứ lúc nào.

1.2.Mô hình khách chủ

1.2.1. Mô hình mng client server:

Là mô hình mạng máy tính trong đó các máy tính con được đóng vai trò như một máy khách, chúng làm nhiệm vụ gửi yêu cầu đến các máy chủ. Để máy chủ xử lý yêu cầu và trả kết quả về cho máy khách đó.

1.2.2. Nguyên tc hot động ca mô hình Client Server

Trongmô hình Client Server, server chấp nhận tấy cả các yêu cầu hợp lệ từ mọi nơi khác nhau trên mạng, sau đó trả kết quả về máy tính đã gửi yêu cầu.

Máy tính được coi là máy khách khi chúng làm nhiệm vụ gửi yêu cầu đến các máy chủ và đợi câu trả lời được gửi về.

Để máy khách và máy chủ có thể giao tiếp được với nhau thì giữa chúng phải có một chuẩn nhất định, và chuẩn đó được gọi là giao thức. Một số giao thức chuẩn được sử dụng rộng rãi hiện nay như TCP/IP, OSI, ISDN, X.25, Lan-to-Lan,.. Khi đó, nếu máy khách muốn lấy được thông tin từ máy chủ, chúng phải tuân theo một giao thức mà máy chủ đó đưa ra. Nếu yêu cầu đó được chấp nhận thì máy chủ sẽ thu thập thông tin và trả về kết quả cho máy khách yêu cầu. Bởi thông thường, server luôn trong trạng thái sẵn sàng nhận yêu cầu từ các client, nên chỉ cần client gửi tín hiệu và chấp nhận yêu cầu là server sẽ trả về kết quả trong thời gian ngắn nhất có thể.

1.2.3. Ưu nhược điểm của mô hình client server

Ưu điểm

Mô hình client server giúp chúng ta có thể làm việc trên bất kì một máy tính nào có hỗ trợ giao thức truyền thông. Giao thức chuẩn này cũng giúp các nhà sản xuất tích hợp lên nhiều sản phẩm khác nhau mà không gặp phải khó khăn gì.

• Có thể có nhiều chương server cùng làm một dịch vụ, chúng có thể nằm trên nhiều máy tính hoặc một máy tính.

Mô hình Client server chỉ mang đặc điểm của phần mềm mà không hề liên quan đến phần cứng, ngoài yêu cầu duy nhất là server phải có cấu hình cao hơn các client.

• Client server hỗ trợ người dùng nhiều dịch vụ đa dạng và sự tiện dụng bởi khả năng truy cập từ xa mà các mô hình cũ không có được.

2. Active Directory

Mục tiêu:

- Trình bày được cấu trúc của Active Directory trên windows server

2.1. Giới thiệu

AD (Active Directory) là dịch vụ thư mục chứa các thông tin về các tài nguyên trên mạng, có thể mở rộng và có khả năng tự điều chỉnh cho phép bạn quản lý tài nguyên mạng hiệu quả. Để có thể làm việc tốt với Active Directory, chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát về Active Directory, sau đó khảo sát các thành phần của dịch vụ này.

Các đối tượng AD bao gồm dữ liệu của người dùng (user data), máy in(printers), máy chủ (servers), cơ sở dữ liệu (databases), các nhóm người dùng (groups), các máy tính (computers), và các chính sách bảo mật (security policies).

Ngoài ra một khái niệm mới được sử dụng làcontainer (tạm dịch là tập đối tượng). Ví dụ Domain là một tập đối tượng chứa thông tin người dùng, thông tin các máy trên mạng, và chứa các đối tượng khác.

2.2. Chức năng của Active Directory

- Lưu giữ một danh sách tập trung các tên tài khoản người dùng, mật khẩu tương ứng và các tài khoản máy tính.

- Cung cấp một Server đóng vai trò chứng thực (authentication server) hoặc

Server quản lý đăng nhập (logon Server), Server này còn gọi là domain controller (máyđiều khiển vùng).

- Duy trì một bảng hướng dẫn hoặc một bảng chỉ mục (index) giúp các máy tính trongmạng có thể dò tìm nhanhmột tài nguyên nàođó trên các máy tính khác trong vùng

- Cho phép chúng ta tạo ra những tài khoản người dùng với những mức độ quyền (rights) khác nhau như: toàn quyền trên hệ thống mạng, chỉ có quyền

backup dữliệu hayshutdown Servertừ xa…

- Cho phép chúng ta chia nhỏ miền của mình ra thành các miền con (subdomain) hay các đơn vị tổ chức OU (Organizational Unit). Sau đó chúng ta có thể ủy quyền cho các quản trị viênbộ phận quản lýtừngbộphận nhỏ.

2.3. Directory Services

2.3.1. Giới thiệu Directory Services

Directory Services (dịch vụ danh bạ) là hệ thống thông tin chứa trong

NTDS.DIT và các chương trình quản lý, khai thác tập tin này. Dịchvụ danh bạ là một dịch vụ cơ sở làm nền tảng để hình thành một hệ thống Active Directory. Mộthệthốngvới những tínhnăngvượt trộicủaMicrosoft.

2.3.2. Các thành phn trong Directory Services

Đầu tiên, bạn phải biết được những thành phầncấu tạo nêndịch vụ danh bạ là gì? Bạn có thể so sánh dịch vụ danh bạ với một quyển sổ lưu số điện thoại. Cả hai đều chứa danh sách của nhiều đối tượng khác nhau cũng như các thông tin và thuộc tính liên quanđến cácđốitượngđó.

a. Object (đối tượng).

các server, các máy trạm, các thư mục dùng chung, dịch vụ mạng, … Đối tượng chính là thànhtố cănbản nhấtcủa dịch vụ danhbạ.

b. Attribute (thuộc tính).

Một thuộc tính mô tả một đối tượng. Ví dụ, mật khẩu và tên là thuộc tính của đối tượng người dùng mạng. Các đối tượng khác nhau có danh sách thuộc tính khác nhau, tuy nhiên, các đối tượng khác nhau cũng có thể có một số thuộc tính giống nhau. Lấy ví dụ như một máy in và một máy trạm cả hai đều có một thuộc tính làđịa chỉIP.

c. Schema (cấu trúc tổchức).

Một schema định nghĩa danh sách các thuộc tính dùng để mô tả một loại đối tượng nào đó. Ví dụ, cho rằng tất cả các đối tượng máy in đều được định nghĩa bằng các thuộc tính tên, loại PDL và tốc độ. Danh sách các đối tượng này hình thành nênschema cho lớpđốitượng “máy in”.Schema cóđặc tính

là tuỳ biến được, nghĩa là các thuộc tính dùng để định nghĩa một lớp đốitượng có thể sửa đổi được. Nói tómlạiSchemacó thểxem làmột danh bạ của cái danhbạ

Active Directory.

d. Container(vật chứa).

Vật chứa tương tự với khái niệm thư mục trong Windows. Một thư mục có thể chứa các tập tin và các thư mục khác. Trong Active Directory, một vật chứa có thể chứa các đối tượng và các vật chứa khác. Vật chứa cũng có các thuộc tính như đối tượng mặc dù vật chứa không thể hiện một thực thể thật sự nào đó như đốitượng. Có ba loạivật chứa là:

- Domain: khái niệm nàyđược trình bày chi tiếtởphần sau.

- Site: một site là một vị trí. Site được dùng để phân biệt giữa các vị trícục bộ và các vị trí xa xôi. Ví dụ, công ty XYZ có tổng hành dinh đặt ở San Fransisco, một chi nhánh đặt ở Denver và một văn phòng đại diện đặt ở

Portland kết nối về tổng hành dinh bằng Dialup Networking. Như vậy hệ thốngmạng này có basite.

- OU (Organizational Unit): là một loại vật chứa mà bạn có thể đưa vào đó người dùng, nhóm, máy tính và nhữngOU khác. Một OU không thể chứa các đối tượng nằm trong domain khác. Nhờ việc một OU có thể chứa các OU

khác, bạn có thể xây dựng một mô hình thứ bậc của các vật chứa để mô hình hoá cấu trúc của một tổ chức bên trong một domain. Bạn nên sử dụng

OU để giảm thiểusố lượng domaincần phải thiếtlập trênhệ thống.

như vậy và tìm thấy được một máy Xerox Docutech 6135. Bạn có thể cài đặt driver cho máy in đó và gửi print job đến máy in. Nhưng nếu bạn ở

Portland và máy in thì ở Seattle thì sao? Global Catalog sẽ cung cấp thông tin này vàbạn có thể gửiemail cho chủ nhân của máy in, nhờ họin giùm. - Một ví dụ khác, giả sử bạn nhận được một thư thoại từ một người tên Betty

Doe ở bộ phận kế toán. Đoạn thư thoạicủa cô tabị cắt xén và bạn không thể biết được số điện thoạicủa cô ta. Bạn có thể dùng Global Catalog để tìm thông tin về cô ta nhờ tên, và nhờ đó bạn có được số điện thoại của cô ta. - Khi một đối tượng được tạo mới trong Active Directory, đối tượng được gán

một con số phân biệtgọi là GUID(Global Unique Identifier).GUID củamột đốitượng luôn luôncố định cho dùbạn có di chuyểnđốitượngđi đến khu vực khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị mạng (Nghề Công nghệ thông tin Cao đẳng) Phần 1 (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)