vật – hiện tượng sâu sắc.
chữa lành một căn bệnh trong chính Bạn; hay Bạn muốn tình yêu thương; Bạn muốn xã hội nhân bản hơn, Bạn muốn thế giới tươi đẹp hơn; Bạn muốn hiểu lịch sử Việt Nam; Bạn muốn học Tiếng Anh; Bạn muốn hiểu Vi Tính?...
Giải quyết một vấn đề, Bạn theo từng bước: nhận diện đúng bản chất, phát tâm ý thật sâu sắc và nhận diện, nhìn ra cách giải quyết vấn đề. Mỗi bước nhận diện đều đặt ra các câu hỏi: cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao phải nhận
diện. Mỗi sự phát tâm ý, lòng mong muốn đều
đặt ra câu hỏi: cái gì, ở đâu, khi nào và tại sao có ý muốn đó. Cách giải quyết vấn đề cũng đặt ra câu hỏi: cái gì, ở đâu, khi nào và tại sao vấn đề đó được giải quyết.
Sự thật là tìm ra cái gì là sự thật. Khi Bạn có bốn ngọn đuốc soi đường ở trên (Ngũ căn – Ngũ lực, Nhị Đế, Duyên Khởi và Tam Chuyển) Bạn không còn trong con đường hầm đơn độc.
Các vấn đề được Bạn nhìn nhận rõ ràng, có cơ sở, có nguyên tắc, hiểu được các nền tảng cơ
bản và các nguyên tắc cơ bản của nhận thức tức là bạn đã có “lửa”. Có lửa rồi, Bạn mồi lửa vào các ngọn đuốc. Bạn biết thắp đuốc, biết mồi lửa, Bạn biết để cho cả bốn ngọn đuốc cùng sáng lên. Bạn sẽ nhìn rõ bốn sự thật. Hãy thắp lên ngọn lửa của niềm tin, tình yêu thương, lòng bác ái, tâm hành thiện trong chính Bạn cho dù phía trong đường hầm ấy, ở phía trước còn rất tối tăm mịt mù, nhưng ngay trước mắt đã có ánh sáng. Ánh sáng ấy tỏa ra một không gian hẹp nhưng cũng đủ để thấy đó là ánh sáng mà Bạn có thể bước đi tiếp theo để về phía ánh sáng ở cuối đường hầm.
Ánh sáng cuối đường hầm là ánh sáng của bình an, an lạc trong tâm thức, ánh sáng của sự màu nhiệm, ánh sáng của sự vi diệu chỉ có thể do chính Bạn nhận diện. Không một ai khác có thể thay thế Bạn để diễn tả và nhận diện sự vi diệu đó.
Sự thật đó chính là sự thật: ngay khi Bạn đang thắp đuốc, ngay khi Bạn đang mồi lửa.
Ngọn đuốc soi đường Tứ diệu đế – Bốn sự thật
Khổ là đối tượng (sự vật – hiện tượng – ý niệm) của nhận thức khi Bạn quán chiếu. Tập
là các nguyên nhân gây khổ của đối tượng, các phương pháp thực tập. Diệt là sự vắng mặt của đau khổ, tức là hạnh phúc, là xác nhận sự có mặt của an lạc. Đạo là chân lý, là con đường chính.
Quan niệm về cái khổ trong Thiền không giống như cái khổ thô nhám. Ví dụ: một ngày
KhổĐạo Đạo Diệt Tập Nguyên nhân Đối tượng Hạnh phúc Chân lý Đế
không ăn, hai ngày không ăn, ba ngày không ăn,.. là cái khổ (không vui) của người ăn thường xuyên; với người khác thì đó lại là không khổ (vui).
Trong bốn sự thật hoàn toàn có sự liên hệ mật thiết với nhau, hiểu được khổ đế sẽ hiểu được diệt đế.
“Ví dụ hai con gà bị nhốt trong lồng, sắp đem làm thịt. Ở trong lồng, hai con đang tranh nhau những hạt ngô, hạt lúa. Con này nói với con kia: “Ăn cái hạt lúa này ngon hơn. Hạt ngô này hôi quá.” Hai anh bàn nhau cái gì là vui, cái gì là khổ, không biết cái khổ thật sự của cả hai là sắp bị cắt tiết. Mà đối với một con gà thì sự kiện không bị đem ra làm thịt là niềm vui lớn nhất.
Triết lý về khổ vui của hai con gà nằm trong giới hạn tương đối. Chúng ta nhìn từ quan điểm khác để thấy được cái mà hai con gà không thấy. Thoát ra khỏi lồng, không bị làm thịt, đó mới là niềm vui thực sự.”15