Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng công tác giáo dục Bậc THCS ở trường tiểu học – trung học cơ sở Trần Quốc Toản – Huyện

Một phần của tài liệu Khóa luận Trung cấp lý luận chính trị (Trang 25 - 29)

Đắk G’Long - Tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới.

Nhằm thực hiện tốt định hướng, đúng mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, đồng thời phát huy những thành tựu đã đạt được và hạn chế đến mức thấp nhất khuyết điểm tồn tại; nâng cao chất lượng chất lượng giáo dục (bậc THCS) ở trường Trần Quốc Toản cần thực hiện tốt các giải pháp cơ bản sau:

Một là, tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của giáo dục – đào tạo đặc biệt là vai trò người thầy trong điều kiện hiện nay.

Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục là việc hết sức quan trọng và cần thiết, làm thế nào để các các cấp, các ngành đều hiểu rõ, nhận thức đúng đắn, sâu sắc và có sự quan tâm đúng mức về giáo dục “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu ”, đầu tư cho giáo dục là đầu tư “có hiệu

quả nhất ”, nâng vị thế giáo dục lên tầm cao mới.

Phải làm cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cán bộ giáo viên trong trường nói chung và giáo việc bậc THCS nói riêng và quần chúng nhân dân thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng có tính quyết định đến chất lượng giáo dục. Giáo dục là nhân tố quyết định tương lai vận mệnh của cả dân tộc, là chìa khóa mở rộng cánh

cửa hướng tới tương lai, giáo dục và đào tạo có tính quyết định hoàn toàn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hai là : Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng (trực tiếp là chi bộ nhà trường), của Ban Giám hiệu để nâng cao chất lượng giáo dục trong trường.

Để nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức Đảng trong trường hàng tháng chi bộ cần nắm bắt tình hình, phát huy dân chủ trong sinh hoạt kịp thời đưa ra các nghị quyết cho phù hợp, điều quan trọng hơn cả là việc kiểm tra thực hiện nghị quyết có sự nhắc nhở kịp thời và uốn nắn các biểu hiện vi phạm trong quá trình giáo dục.

Chú trọng công tác phát triển Đảng trong nhà trường; xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, nâng cao chất lượng đảng viên; thường xuyên phát huy cao độ tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỉ luật, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong chi bộ.

Đối với Ban Giám hiệu nhà trường, cần tăng cường công tác quản lí trong mọi lĩnh vực: xây dựng tập thể nhà trường thành khối đoàn kết thống nhất cao; phát động phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo”,...; xây dựng kế hoạch cụ thể trong phong trào hội giảng, hội thi giáo viên giỏi, và các hội thi khác; có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục phòng chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội xâm nhập học đường; bảo đảm an ninh chính trị, an toàn trường học. Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, tăng cường công tác thanh tra - kiểm tra, động viên, nhắc nhở giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Kết hợp với địa phương để làm tốt công tác “Xã hội hoá giáo dục”, tăng cường cơ sở vật chất trường học; trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học, sách giáo khoa, sách tham khảo đảm bảo đápứng đủ nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh, đáp ứng điều kiện phát triển giáo dục trong nhà trường.

Đây là giải pháp thường xuyên và có tính liên tục của trường. Bởi vì trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, nếu đội ngũ giáo viên không được bồi dưỡng và không tự bồi dưỡng thì sẽ trở nên “tụt hậu”, không nắm bắt được cái mới, cái đổi thay của xã hội. Nếu giáo viên không được bồi dưỡng, không vận dụng được hiện thực xã hội vào bài giảng của mình, vẫn dạy với phương pháp dạy học cũ sẻ tạo cho học sinh sự nhàm chán và thói quen lười suy nghĩ, ỷ lại. Dẫn đến hậu quả là chất lượng dạy – học thấp, trình độ tay nghề không đáp ứng được những đòi hỏi lớn lao của xã hội. Chúng tôi xác định, dạy học như một quy trình khép kín, như một cỗ máy đang vận hành trong đó giáo viên chính là người lái guồng máy đó; nếu giáo viên làm việc không khoa học thì chắc chắn học sinh sẽ lúng túng, kém hiệu quả.

Hàng tuần, hàng tháng nhà trường phải tổ chức cho các buổi sinh hoạt chuyên môn để tìm ra phương pháp giảng dạy tích cực phù hợp với đối tượng học sinh của trường, khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, sử dụng các đồ dùng dạy học, sử dụng có hiệu quả các đồ dùng, thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tránh giảng dạy chay…

Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và trình độ ngoại ngữ hướng đến người giáo viên xây dựng theo hướng toàn diện vừa dạy chữ vừa dạy người. “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương học tập, lao động và sáng tạo”.

Mỗi giáo viên tự học và bồi dường nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hướng đến 100% giáo viên Bậc THCS đạt trên chuẩn.Tăng cường dự giờ, thao giảng để đồng nghiệp góp ý rút kinh nghiệm và tăng cường đi dự giờ đồng nghiệp để học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

Mỗi thầy cô giáo cần có tư tưởng chính trị vững vàng, có lối sống lành mạnh, có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và nhân dân, có lòng yêu nghề mến trẻ, luôn là tấm gương sáng cho học sinh học tập và noi theo.

Bốn là, Nâng cao hoạt động của tổ, khối chuyên môn và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cũng như ngoài xã hội.

- Đối với tổ chuyên môn cần xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các quy định khác của Bộ giáo dục và đào tạo. Tổ chức bồi

dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra đáng giá chất lượng hiệu quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên. Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên và giúp đỡ Ban giám hiệu chỉ đạo các hoạt động khác.

Thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn theo quy định hai tuần 1 lần, kiểm tra hồ sơ giáo viên mỗi tháng 1 lần, thường xuyên kiểm tra việc đánh giá bằng nhận xét để nhắc nhở giáo viên tổ mình điều chỉnh phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao nhất. Tiến hành sinh hoạt chuyên đề, hội thảo sáng kiến kinh nghiệm cấp tổ.

Đối với tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên, ngoài việc thực hiện chức năng của tổ chức mình cần phải phối hợp cùng Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn phát động các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị chung của toàn trường, thúc đẩy, động viên giáo viên thường xuyên trau dồi tay nghề để hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân và tập thể.

Năm là, Đối với phụ huynh học sinh.

Cùng với nhà trường, phụ huynh HS là nhân tố có vai trò quyết định về sự phát triển toàn diện của con em mình. Phụ huynh phải thường xuyên quan tâm chăm sóc các điều kiện sinh hoạt của HS như ăn, mặc, học hành,... quản lí tốt thời gian ở nhà, kiểm soát hành vi, tinh thần thái độ học tập và tạo mọi điều kiện để các em có thể học tập tốt. Đồng thời, thường xuyên giữ mối liên hệ với nhà trường để nắm bắt tình hình học tập cũng như ý thức, tu dưỡng đạo đức của con em qua nhiều kênh thông tin như gặp trực tiếp thầy cô trao đổi, qua điện thoại, qua sổ liên lạc.

Tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh HS do nhà trường tổ chức để nắm bắt tình hình sức khỏe, học tập và tu dưỡng đạo đức của các em. Mọi sự quan tâm của gia đình sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển GD của nhà trường.

Tăng cường mối quan hệ: Gia đình - nhà trường - xã hội, làm cho mối quan hệ 3 thành phần này thực sự có ý nghĩa, có tác dụng thiết thực góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện. Mỗi nhân tố đều mang một vai trò riêng nhất định nhưng lại có mối quan hệ mật thiết trong sự phát triển của HS.

.

Một phần của tài liệu Khóa luận Trung cấp lý luận chính trị (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w