Phát hành chứngkhoán 1 Các t ổ chức được phát hành chứng khoán

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường chứng khoán (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳng) (Trang 32 - 35)

2.1.1 Chính phủ

Qua thực tế ở nhiều nƣớc cho thấy, Chính phủ từ trung ƣơng đến địa phƣơng là một trong những chủ thể phát hành nhiều nhất của thị trƣờng. Điều này là dễ hiểu vì không phải lúc nào chính phủ cũng có thể bù đắp đƣợc sự thiếu hụt vốn xảy ra khá thƣờng xuyên trong chi tiêu của mình bằng cách yêu cầu ngân hàng trung ƣơng in thêm tiền mặt. Chính phủ cũng không thể đơn giản tài trợ cho các thiếu hụt của mình bằng cách tăng nguồn thu từ thuế. Mặc dù về cơ bản lãi và gốc của trái phiếu chính phủ cuối cùng cũng sẽ đƣợc thanh toán bằng các nguồn thu của chính phủ, trong đó thuế chiếm phần quan trọng. Tuy nhiên, đối với các công trình dự án

34

quan trọng, đòi hỏi lƣợng vốn ban đầu lớn, việc tăng nguồn thu của chính phủ từ thuế cũng không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu về vốn ban đầu. Bên cạnh đó, việc tăng thuế đột ngột cũng sẽ ảnh hƣởng xấu không chỉ đối với nền kinh tế.

2.1.2 Doanh nghiệp: Chỉ có một số loại hình doanh nghiệp đƣợc pháp luật cho phép đƣợc phát hành chứng khoán để huy động vốn. Theo pháp luật Việt Nam (Luật Doanh nghiệp năm 2005), có 4 loại hình doanh nghiệp:

* Công ty trách nhiệm hữu hạn: Chỉ đƣợc phát hành trái phiếu; * Công ty cổ phần: đƣợc phép phát hành cả cổ phiếu và trái phiếu; * Công ty hợp danh;

* Doanh nghiệp tƣ nhân. 2.1.3. Quỹ Đầu tƣ

QuỸ đầu tƣ đóng vai trò rất lớn trên thị trƣờng chứng khoán sơ cấp. Để giúp các nhà đầu tƣ nhỏ có thể đa dạng hóa đầu tƣ, phân tán đàu tƣ và giảm chi phí đầu tƣ, các công ty quản lý quỹ liên tục thành lập các quỹ đầu tƣ mới và phát hành các chứng chỉ quỹ ra công chứng hoặc quỹ đầu tƣ dạng công ty phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

2.2. Mục đích phát hành chứng khoán

Phát hành chứng khoán là hình thức đƣa ra lƣu hành chứng khoán mới để huy động vốn (tƣ bản) cần thiết cho ngƣời phát hành chứng khoán và trao cho ngƣời mua (chủ sở hữu chứng khoán) quyền nhận thu nhập dƣới dạng lợi tức nhất định (nhận ngay khi mua phiếu hoặc sau một thời gian nhất định).

Chứng khoán đƣợc phát hành dƣới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sở hữu đối với vốn hoặc tài sản của tổ chức phát hành. Tổ chức phát hành chứng khoán là doanh nghiệp cần huy động vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh hay Chính phủ huy động vốn để trang trải nhu cầu chỉ tiêu của ngân sách nhà nƣớc. Việc phát hành các loại chứng khoán có thể chuyển nhƣợng đƣợc và lƣợng chứng

khoán phát hành bán cho những ngƣời mua (ngƣời đầu tƣ) ngoài tổ chức phát hành đạt mức pháp luật quy định gọi là phát hành chứng khoán ra công chúng. Khác với quan hệ mua, bán lại chứng khoản, quan hệ phát hành chứng khoán đƣợc thiết lập

35

trực tiếp giữa ngƣời gọi vốn (tổ chức phát hành) và ngƣời đầu tƣ nên việc phát hành chứng khoán làm tăng vốn đầu tƣ cho nền kinh tế. Để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tƣ và bảo đảm thị trƣờng phát triển lành mạnh, pháp luật quy định chặt chẽ các điều kiện bắt buộc đối với việc phát hành chứng khoán. Ví dụ: tổ chức phát hành chứng khoán phải có mức vốn điều lệ đạt mức tối thiểu, thành viên hội đồng quản trị và giám đốc (tổng giám đốc) có kinh nghiệm quản lí kinh doanh... (Xf. Chứng khoán).

2.3. Điều kiện và phƣơng thức phát hành chứng khoán

Phát hành chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán rộng rãi cho các nhà đầu tƣ ngoài tổ chức phát hành để huy động vốn từ đông đảo công chúng đầu tƣ. Hình thức huy động vốn này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, khi mà một nguồn vốn nhàn rỗi rất lớn vẫn còn nằm trong dân, trong khi các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế luôn ở trong tình trạng đói vốn và khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nƣớc cũng nhƣ vay ngân hàng còn hạn chế.

- Hiện nay trong bất kỳ thị trƣờng nào, dù là đã phát triển hay đang phát triển, yêu cầu đầu tiên đối với hoạt động phát hành là phải có sự quản lý, giám sát của nhà nƣớc để đảm bảo hiệu quả, công bằng và bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tƣ. Ở Việt Nam, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc với tƣ cách là cơ quan quản lý Nhà nƣớc về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán, thực hiện chức năng giám sát và điều chỉnh việc phát hành chứng khoán ra công chúng để đƣợc niêm yết trên thị trƣờng.

- Mỗi nƣớc có những quy định riêng cho việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng. Tuy nhiên, để phát hành chứng khoán ra công chúng thông thƣờng tổ chức phát hành phải đảm bảo năm điều kiện cơ bản sau

Về quy mô vốn: tổ chức phát hành phải đáp ứng đƣợc yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu ban đầu và sau khi phát hành phải đạt đƣợc một tỷ lệ phần trăm nhất địnhvề vốn cổ phần do công chúng nắm giữ và do số lƣợng công chúng tham gia.

Về tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh: Công ty đƣợc thành lập và hoạt động trong vòng một thời gian nhất định( thƣờng khoản từ 3-5 năm).

36

Về đội ngũ quản lý công ty: Công ty phải có đội ngũ quản lý tốt, có đủ năng lực và trình độ quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.

Về hiệu quả sản xuất kinh doanh: công ty phải làm ăn có lãi với mức lợi nhuận không thấp hơn mức quy định và trong một số năm liên tục nhất định ( thƣờng từ 2- 3 năm).

Về tính khả thi của dự án: công ty phải có dự án khả thi trong việc sử dụng nguồn vốn huy động đƣợc.

Tuy nhiên, các nƣớc đang phát triển thƣờng cho phép một số trƣờng hợp ngoại lệ, tức là có những doanh nghiệp sẽ đƣợc miễn giảm một số điều kiện nêu trên, Ví dụ: Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích, hạ tầng cơ sở có thể đƣợc miễn giảm về hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở Việt Nam, theo quy định của Nghị định 48/1998/-NĐ-CP về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán và thông tƣ 01/1998/TT-UBCK hƣớng dẫn Nghị định 48/1998/-NĐ-CP, tổ chức phát hành cổ phiếu, Trái phiếu lần đầu ra công chúng phải đáp ứng đƣợc các điều kiện sau

Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam

Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất

Thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) có kinh nghiệm quản lý kinh doanh

Có phƣơng án khả thi về việc sử dụng vốn thu đƣợc từ đợt phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải đƣợc bán cho trên 100 ngƣời đầu tƣ ngoài tổ chức phát hành; trƣờng hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành; trƣờng hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.

Trƣờng hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vƣợt 10 tỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành.

3. Giá cả chứng khoán 3.1. Giá trị thời gian của tiền

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường chứng khoán (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳng) (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)