Thiết kế tính toán bộ trợ lực chân không

Một phần của tài liệu Thiết kế ly hợp tự điều chỉnh khe hở (Trang 71 - 74)

2. Thiết kế dẫn động ly hợp

2.3. Thiết kế tính toán bộ trợ lực chân không

2.3.1. Xác định lực mà bộ cường hóa phải thực hiện

Lực tác động lên bàn đạp khi không có cường hóa: Qbdk=259,04(N) Để giảm bớt sức lao động của người lái ta lắp thêm bộ trợ lực chân không. Chọn lực của người lái tác động lên bàn đạp ta là: Qbđc=70(N) .

Ta bố trí cường hóa ngay trước xy-lanh chính về phía bàn đạp khi đó ta xác định được lực mà bộ cường hóa phải sinh ra:

Qc=(QbdkQbđc)a1a2=(259,04−70)350

60=1103(N).

Chọn lực để mở van cường hóa: Qm=30(N) .

2.3.2. Xác định thiết diện màng sinh lực và hành trình màng sinh lực

Diện tích màng sinh lực được tính theo công thức:

S=Qc+Pmax

p .

Trong đó:

Pmax : Lực lớn nhất tác dụng lên lò xo, chọn Pmax=15 %Qc .

p : Độ chênh áp suất trước và sau màng sinh lực.

p=5. 104(N/m2) : ứng với chế độ làm việc không tải của động cơ.

⇒S=1103 0,15.1103+

⇒dm=√4S

π =√4.0,025

3,14 =0,178m.

Chọn dm=190(mm) .

Hành trình làm việc Sm của màng sinh lực chính bằng hành trình làm việc của xy-lanh chính: Sm=S1=22(mm) .

2.3.3. Tính lò xo hồi vị màng sinh lực

Khi bộ cường hóa sinh hết lực của mình thì lúc đó lò xo hồi vị chịu tải lớn nhất. Để xác định được kích thước lò xo hồi vị ta chọn tải trọng lớn nhất tác dụng lên nó là:

Pmax=15 %Qc=0,15.1103=165,45(N).

Lực lò xo ép ghép ban đầu: Pbd=7 %Qc=0,07.1103=77,21(N).

Số vòng làm việc của lò xo hồi vị màng sinh lực được tính theo công thức:

n0= λG d

4

1,6(PmaxPb d)D3.

Trong đó:

λ : Độ biến dạng của lò xo đến vị trí làm việc. λ=Sm=22(mm) .

G : Mô-đun đàn hồi dịch chuyển, G=12. 1010(N/m2) .

d : Đường kính dây làm lò xo. Chọn d=2,5(mm). D : Đường kính trung bình của lò xo. Chọn D=40(mm) .

⇒n0= 0,022.12.10

10

.0,00254

1,6(165,45−77,21)0,043=10(vòng).

Số vòng toàn bộ của lò xo: n n= 0+1 10= +1=11(vòng).

Khe hở cực tiểu giữa các vòng lò xo này khi mở hết ly hợp là: δ=2(mm).

Nên chiều dài tự nhiên của lò xo là:

Lò xo được kiểm bền theo ứng suất xoắn: τ=8PmaxDk π d3 . Với k : Hệ số ảnh hưởng, k=1,13 . ⇒τ=8.165,45.0,04 .1,13 3,14. 0,00253 =1219(MPa).

Vật liệu chế tạo lò xo là thép C65Γ có ứng suất cho phép là:

[τ]=1400(MPa).

Ta thấy τ<[τ] nên lò xo đủ bền.

Kết luận: Như vậy hệ thống ly hợp đảm bảo yêu cầu về kích thước, độ bền và khả năng làm việc.

CHƯƠNG IV: HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP, CHẨN ĐOÁN LY HỢP

Các hư hỏng thường gặp của bộ ly hợp gồm một số trường hợp: bị trượt, bị rung mạnh khi nối khớp ly hợp, không nhả hoàn toàn khi cắt, ly hợp phát ra tiếng kêu, bàn đạp ly hợp bị rung, và đĩa ly hợp chóng mòn…

Một phần của tài liệu Thiết kế ly hợp tự điều chỉnh khe hở (Trang 71 - 74)