Tình huống về Luật môi trường quốc tế

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật Quốc tế (Trang 79 - 81)

2.10.1. Mục tiêu kỹ năng

- Người học rèn luyện kỹ năng phân tích, xác định được các quan hệ điều chỉnh bởi pháp luật môi trường quốc tế. Từ đó, chứng minh các hành vi vi phạm pháp luật môi trường của các chủ thể Luật Quốc tế.

2.10.2. Kiến thức cần trao đổi

Luật môi trường quốc tế là tổng thể các nguyên tắc, các quy phạm pháp lý quốc tế điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể Luật Quốc tế với nhau trong vấn đề bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế.

* Mục tiêu của việc điều chỉnh pháp lý quốc tế vấn đề môi trường

- Hạn chế các tác động gây hại đối với môi trường;

- Hình thành một quy chế sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; - Bảo vệ quốc tế các di sản thiên nhiên và các nguồn dự trữ thiên nhiên;

- Điều chỉnh các hoạt động khoa học – kỹ thuật của các quốc gia vì mục đích bảo vệ môi trường.

* Nguồn của luật môi trường quốc tế

- Công ước về ô nhiễm không gian xuyên biên giới ở phạm vi rộng năm 1979; - Công ước khung về bảo vệ tầng ozone năm 1985 và Nghị định thư Montreal về chất thải độc hại phá hủy tầng ozone;

- Công ước Luật biển năm 1982;

* Các nguyên tắc của luật môi trường quốc tế

- Nguyên tắc phát triển bền vững: bảo vệ môi trường để đảm bảo cho thế hệ hiện tại và mai sau được sống trong môi trường trong sạch và bền vững.

- Nguyên tắc trách nhiệm đối với thiệt hại cho môi trường: xác định quốc gia phải chịu trách nhiệm vật chất và phi vật chất đối với những thiệt hại cho môi trường.

2.10.3. Tình huống và hình thành vấn đề cần giải quyết

Tình huống 1. Vụ việc tranh chấp giữa Canada và Mỹ3

Năm 1989, Mỹ kiện Canada ra trọng tài quốc tế La-hay về việc khói thải độc hại phát thải từ lò luyện kim Trail Smelter ở Canada gây hại tới tiểu bang Washington

(Mỹ). Lò luyện kim này nằm cách biên giới với Mỹ 7 dặm, trong đó Mỹ yêu cầu xác định về việc gây ô nhiễm môi trường của lò luyện kim Trail Smelter, hình thức bồi thường thiệthại và yêu cầu biện pháp nhằm ngăn ngừa những tác hại có thể xảy ra trong tương lai. Trọng tài quốc tế vụ Trail Smelter phán quyết “không quốc gia nào có quyền sửdụng hoặc cho phép sử dụng lãnh thổ của mình để phát tán khói gây thiệt hại nghiêm trọng đến lãnh thổ, tài sản và người dân của quốc gia khác; những thiệthại phải thể hiện ở những chứng cứ xác thực và thuyết phục”. Vấn đề chứng cứ đã được kết luận bằng các thí nghiệm khoa học. Trong phán quyết cuối cùng, hoạt động của lò luyện kim đã bị hạn chế.

1. Chỉ ra cơ sở pháp lý giải quyết

2. Hãy xác định quan hệ pháp luật quốc tế về môi trường trong vụ việc này? 3. Hành vi gây ô nhiễm môi trường của Trail vi phạm pháp luật quốc tế về môi trường như thế nào?

Định hướng giải quyết Vấn đề thứ nhất

- Cơ sở pháp lý để giải quyết

+ Tuyên bố của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển năm 1972 (Tuyên bố Stockholm);

+ Công ước về ô nhiễm không gian xuyên biên giới ở phạm vi rộng năm 1979. + Công ước khung về bảo vệ tầng ozone năm 1985 và Nghị định thư Montreal về chất thải độc hại phá hủy tầng ozone.

Vấn đề thứ hai

- Trong trường hợp này, quan hệ giữa Mỹ và Canada là quan hệ tranh chấp môi trường quốc tế phát sinh trong thực tiễn sản xuất công nghiệp. Nguồn chính gây ô nhiễm là hoạt động sản xuất công nghiệp của Canada. Đây là loại ô nhiễm môi trường không khí xuyên biên giới giữa hai chủ thể Mỹ và Canada.

Vấn đề thứ ba

- Căn cứ vào nguyên tắc 21 của Tuyên bố Stockholm, các quốc gia có nghĩa vụ bảo đảm các hoạt động thuộc chủ quyền quốc gia không gây thiệt hại đến môi trường đối của các quốc gia khác hoặc khu vực vượt quá chủ quyền quốc gia.

- Công ước về ô nhiễm không gian xuyên biên giới ở phạm vi rộng năm 1979 có quy định về việc các quốc gia tiến hành hoạt động bất kỳ trên lãnh thổ của mình hoặc thuộc quyền tài phán quốc gia, mà các hoạt động này gây ra mức độ ô nhiễm lớn không khí của nước khác thì phải có nghĩa vụ thực hiện các hoạt động tư vấn với các quốc gia bị ô nhiễm khí quyển theo yêu cầu của họ. Như vậy, Canada đã vi phạm về các quy định của pháp luật quốc tế về môi trường.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật Quốc tế (Trang 79 - 81)