Tính huống và hình thành vấn đề cần giải quyết

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật Quốc tế (Trang 82 - 84)

Tình huống 1. Tranh chấp đền Preah Vihear

Tháng 6/2008, Thái Lan và Campuchia tranh chấp liên quan đến khu đất chung quanh ngôi Đền Preah Vihear xây vào thế kỷ 11, vốn có kiến trúc giống như Ðế Thiên Ðế Thích (Angkor Wat) ở vùng Ðông Bắc Campuchia, nằm giữa huyện Kantharalak (huyện Thái Lan) ở tỉnh Sisaket thuộc Đông Bắc Thái Lan và huyện Choam Khsant ở tỉnh Preah Vihear thuộc miền bắc Campuchia. Thái Lan tuyên bố việc cắm mốc chưa được hoàn thành ở các lãnh thổ bên ngoài khu vực do Tòa án Quốc tế vì Công lý phán quyết năm 1962. Năm 1962, Tòa án Quốc tế vì Công lý ở Den Haag, Hà Lan phán quyết đền Preah Vihear thuộc lãnh thổ của Campuchia với viện dẫn rằng bản đồ năm 1907 cho thấy rõ Preah Vihear và những đất lân cận nằm trong Campuchia và cùng bản đồ đó cho thấy biên giới giữa hai nước này. Thái Lan dần dần miễn cưỡng trao lại ngôi đền cho Campuchia, nhưng chưa bao giờ rút quân từ các khu vực lân cận, vị phạm trực

Ngày 2/7/2008, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc chấp thuận đơn của Campuchia xin đưa ngôi đền Preah Vihear vào danh sách di sản thế giới, mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng trở nên căng thẳng.

Ngày 22/7/2008, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á họp để giải quyết cuộc khủng hoảng liên quan đến việc đối đầu quân sự giữa Thái Lan và Campuchia. ASEAN kêu gọi hai bên đàm phán giải quyết tranh chấp. Hai bên đã thỏa thuận rút hầu hết quân lính ở biên giới và đưa vụ việc ra Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) để giải quyết.

Đến ngày 11/11/2013, ICJ phán quyết rằng Campuchia có chủ quyền trên toàn bộ vùng đất đai chung quanh ngôi đền Ấn độ giáo Preah Vihear đã được xây cất cách đây 900 năm về trước. Yêu cầu Thái Lan rút quân lính và trao trả lại những vật thuộc ngôi đền.

1. Phán quyết năm 1962 của Tòa án công lý quốc tế có hiệu lực vào thời điểm tranh chấp không? Vì sao?

2. Các bên đã sử dụng các biện pháp gì để giải quyết tranh chấp? các biện pháp này có phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế hay không? Vì sao?

3. Thẩm quyền của Tòa án công lý quốc tế được xác lập như thế nào?

Định hướng giải quyết Vấn đề thứ nhất

- Phán quyết năm1962 của Tòa án công lý quốc tế vẫn còn hiệu lực trong thời điểm các bên tranh chấp. Tuy nhiên, Thái Lan đã không tôn trọng thực hiện phán quyến và Campuchia không đặt vụ việc này lên Liên Hợp quốc để xem xét.

Vấn đề thứ hai

- Các bên đã sử dụng các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế phù hợp với Điều 33 Hiến chương Liên Hợp quốc.

Giải quyết theo con đường ngoại giao: đàm phán song phương (Thái Lan và Campuchia) và đàm phán đa phương tại hội nghị quốc tế (đàm phán trong khuôn khổ ASEAN); Giải quyết theo con đường tài phán: Tòa án công lý quốc tế. Đây là các phương thức giải quyết tranh chấp hợp pháp.

Ngoài ra, các bên còn sử dụng các phương thức khác, đó là sử dụng vũ lực của cả hai bên dọc biên giới Thái Lan – Campuchia. Việc sử dụng vũ lực là vi phạm nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế về cấm sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực và nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế.

Vấn đề thứ ba

- Thẩm quyền của Tòa án quốc tế được xác lập dựa vào thỏa thuận trước tranh chấp (ký kết điều ước quốc tế) và thỏa thuận sau tranh chấp (nộp đơn hoặc tham gia tố tụng tại Tòa án). Trong trường hợp này, Thái Lan và Campuchia thỏa thuận đống ý đưa vụ việc giải quyết tại Tòa án công lý quốc tế nên đã xác lập thẩm quyền xét xử của Tòa án.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật Quốc tế (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)