KINH TẾ, MÔI TRƯỜNG, XÃ HỘI VÀ CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA VÒNG ĐỜI NHỰA VÀ NHẬN ĐƯỢC SỰ ỦNG HỘ CỦA CỘNG ĐỒNG.
Thông qua việc cho phép thực hiện những giải pháp can thiệp hiệu quả hơn từ chính phủ, hiệp ước có thể hỗ trợ các nước giảm thiểu chi phí hiện chưa được tính vào giá nhựa. Chính sách hiệu quả hơn từ chính phủ có thể hỗ trợ các nước chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, giảm tác động tiêu cực từ vòng đời của nhựa. Điều này cũng sẽ khiến giá trị trường của nhựa phù hợp hơn với chi phí theo vòng đời của nhựa. Sự phối hợp mang tính toàn cầu sẽ đảm bảo tất cả các quốc gia đều hành động, hạn chế nguy cơ các nước có thể phải đối mặt với tác động tiêu cực của ô nhiễm nhựa mà có nguồn gốc từ những quốc gia láng giềng. Vì vậy, hiệp ước có thể giúp giảm thiểu tác động tiêu cực từ vòng đời của nhựa và cho phép các quốc gia hạn chế được những khoản chi phí liên quan.
Cam kết của chính phủ đối với hiệp ước có thể sẽ nhận được phản ứng tích cực và mạnh mẽ từ phía công chúng vì sự ủng hộ dành cho hành động về nhựa trong cộng đồng là rất cao. Nhận thức cộng đồng về ô nhiễm nhựa đã tăng lên đáng kể.184 Ngoài ra, nhận thức và mối quan tâm về các khía cạnh khác nhau của cuộc khủng hoảng nhựa cũng đang tăng lên. Vì vậy, công chúng hiện nay coi ô nhiễm nhựa là vấn đề về môi trường và sức khoẻ cộng đồng cần quan tâm.185 Khi nhận thức đã
được hình thành, công chúng cũng sẽ ủng hộ hành động của chính phủ nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhựa. Ví dụ, một cuộc khảo sát của UNEP về người tiêu dùng và doanh nghiệp ở châu Á cho thấy 91% người tiêu dùng lo ngại về chất thải nhựa, đồng thời cả người tiêu dùng và doanh nghiệp đều mong đợi hành động mạnh mẽ hơn từ phía chính phủ.186 Sự ủng hộ đối với hiệp ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương cũng đang gia tăng, hơn 2,1 triệu người từ khắp nơi trên toàn thế giới đã ký vào bản kiến nghị của WWF nhằm kêu gọi một hiệp ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương.187 Chính phủ các nước đã bắt đầu phản hồi. Tính đến tháng 8 năm 2021, đa số các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc (104 quốc gia) đã kêu gọi một thoả thuận toàn cầu mới.188
Hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc pháp lý về ô nhiễm nhựa có thể mang lại một khuôn khổ cần thiết để hỗ trợ các hành động quốc gia một cách hiệu quả hơn nhằm chống lại cuộc khủng hoảng nhựa. Hiệp ước cũng có thể tạo điều kiện cho sự phối hợp toàn cầu nhằm đối phó với tính chất xuyên biên giới của cuộc khủng hoảng nhựa. Điều này sẽ đảm bảo việc thực hiện chính sách hiệu quả và hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn đối với nhựa. Vì vậy, một hiệp ước toàn cầu về nhựa có khả năng trở thành công cụ hữu hiệu trong nỗ lực toàn cầu nhằm giải quyết tác động tiêu cực liên quan đến cuộc khủng hoảng nhựa và hỗ trợ giảm thiểu đáng kể các khoản chi phí mà xã hội hiện nay đang phải gánh chịu.
WWF QUỐC TẾ 2021