Chi phí tối thiểu theo vòng đời của nhựa sản xuất năm 2019 mà Nam Phi phải chịu là khoảng 60,72 tỷ đô la Mỹ (+/-17,11 tỷ đô la Mỹ),189 bao gồm thiệt hại về

Một phần của tài liệu wwf_pcsee_report_ting_vit (Trang 30)

chịu là khoảng 60,72 tỷ đô la Mỹ (+/-17,11 tỷ đô la Mỹ),189 bao gồm thiệt hại về sinh kế, các ngành công nghiệp chủ chốt, chi phí dọn sạch mà chính phủ phải chi trả, và các mối đe doạ đối với sức khoẻ người dân.

Hệ thống quản lý chất thải của Nam Phi đang phải vật lộn để đối phó với việc phát sinh chất thải nhựa trên toàn quốc, dẫn đến một lượng đáng kể nhựa bị rò rỉ ra môi trường. Hàng năm, Nam Phi phát sinh 41 kg chất thải nhựa tính trên đầu người, cao hơn so với mức trung bình toàn cầu là 29 kg mỗi năm.190

Nam Phi cũng có một hệ thống quản lý chất thải yếu kém cùng các khu vực chất thải phi chính thức yếu thế đang gia tăng. Năm 2018, 35% số hộ gia đình không được thu gom chất thải hàng tuần và 29% số hộ gia đình không được thu gom rác thải.191 Vì vậy, thất thoát nhựa ở mức cao, ước tính khoảng 79.000 tấn nhựa bị thất thoát ra môi trường mỗi năm.192 Như vậy, Nam Phi là quốc gia thứ 11 trên toàn cầu thất thoát nhựa từ đất liền ra đại dương.193 Có bằng chứng về sự gia tăng các mảnh nhựa trên biển từ nguồn đất liền tại Nam Phi cho thấy vấn đề này đang có dấu hiệu gia tăng.194

Sự thất thoát nhựa đe doạ sinh kế và những ngành kinh tế chủ chốt khiến Chính phủ tiêu tốn hàng triệu đô la Mỹ trong các hoạt động dọn sạch.Du lịch là ngành công nghiệp quan trọng của Nam Phi trị giá 125 triệu Rand và đóng góp 2,9% vào GDP của Nam Phi.195 Nam Phi thu hút du khách với 3.000 km đường bờ biển, nơi đang bị đe doạ bởi ô nhiễm nhựa. Ví dụ, nghiên cứu chứng minh rằng với mật độ rác thải là 10 mẫu trên mỗi mét bãi biển sẽ ngăn cản 40% khách du lịch nước ngoài và 60% khách du lịch địa phương quay trở lại Cape Town.196 Do vậy, ô nhiễm nhựa có

khả năng tác động tiêu cực đến cộng đồng dân cư dựa vào du lịch để kiếm sống. Ô nhiễm nhựa cũng đe doạ ngành thuỷ sản, nguồn sinh kế của nhiều người dân Nam Phi. Ngành kinh doanh thuỷ sản tuyển dụng trực tiếp 27.000 lao động197 và 29,233 người được coi là tự sinh sống bằng nghề đánh bắt cá.198 Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cá hấp thụ hạt vi nhựa có khả năng làm giảm trữ lượng cá và chất lượng đánh bắt.199 Nhằm giảm thiểu những rủi ro này, chính quyền địa phương dành một phần ngân sách đáng kể để dọn sạch ô nhiễm nhựa và xả rác bừa bãi. Tuỳ thuộc vào quy mô và ngân sách của thành phố, khoản chi phí để dọn sạch nằm trong khoảng từ 1% đến 26% chi phí hoạt động của thành phố để quản lý chất thải.200

Cũng có bằng chứng rõ ràng về những rủi ro do ô nhiễm nhựa gây ra đối với sức khoẻ con người.

Nam Phi sử dụng các bãi chôn lấp như một giải pháp quản lý chất thải, khiến người dân gặp rủi ro về sức khoẻ. Nhiều bãi chôn lấp không đáp ứng các tiêu chí với ước tính khoảng 40% lượng chất thải nhựa – 457.000 tấn – cuối cùng được đưa đến các bãi chôn lấp không đúng quy định trong năm 2017.201 Cùng với đó là tỷ lệ chất thải không được thu gom ở mức cao đã khiến tình trạng đốt ngoài trời trở thành một thực tế phổ biến. Đốt rác lộ thiên được xác định là nguồn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khoẻ con người; hệ quả là các chất ô nhiễm hoá học phát thải có ảnh hưởng đến vô số vấn đề sức khoẻ bao gồm cả tình trạng sức khoẻ về đường hô hấp đang

gia tăng.202

Một phần của tài liệu wwf_pcsee_report_ting_vit (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)