Địa vị pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Kinh tế (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳng) (Trang 35 - 41)

5. Chế định pháp lý về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

5.3. Địa vị pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Kể từ ngày thi hành Luật Đầu tư 2014 đến nay, các dự án có vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày một tăng lên. Đến nay, FDI đã có mặt khắp 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.Luật đầu tư 2014 không còn quy định về thuật ngữ “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”. Thay vào đó, khoản 18 điều 3 quy định: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tếcó nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổđông”. Trong đó khoản 16 cũng quy định: “Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”.

Như vậy có thể hiểu Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổđông.

Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài cũng được quy định tại khoản 14 điều 3 như sau: “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”

Các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sau đây phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi thành lập:

“Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh; - Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên; - Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tếquy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên”. Công ty Luật Minh Anh là một đơn vị có kinh nghiệm lâu năm về thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vui lòng liên hệ với chúng tôi đểđược tư vấn cụ thể.

CHƯƠNG 3: CHẾ ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm, nội dung của hợp đồng kinh tế. - Lập được hợp đông kinh tế theo nội dung đã học.

- Phân loại được các hình thức trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng kinh tế. - Tuân thủ và thực hiện đúng các quy định hợp đồng kinh tế

Nội dung chƣơng:

1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hợp đồng kinh tế

1.1.Khái nim

Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất trao đổi hàng hoá dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ

khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về

quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

1.2. Đặc điểm

Hợp đồng kinh tếđược ký kết nhằm mục đích kinh doanh

Mục đích này được thể hiện ở nội dung công việc mà các bên thoả thuận - Đặc điểm về chủ thể hợp đồng:

Theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì hợp đồng kinh tế được ký kết giữa 2 chủ thể là pháp nhân hoặc ít nhất một bên là pháp nhân còn bên kia có thể là cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Ngoài ra pháp lệnh hợp đồng kinh tế còn quy định những người làm công tác khoa học ký thuật, nghệ nhân, hộ kinh tếgia đình, hộ nông dân ngư dân cá thể, các tổ chức và cá nhân nước ngoài ở Việt Nam cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng kình tế khi họ ký kết hợp đồng với pháp nhân.

- Đặc điểm về hình thức của hợp đồng

Theo điều 1 và điều 11 của pháp lệnh hợp đồng kinh tế: hợp đồng phải được ký kết bằng văn bản hoặc bằng tài liệu giao dịch

Khác với hợp đồng dân sự, hợp đổng kinh tếcó các đặc điểm sau đây:

a. Hợp đồng kinh tếđược ký kết vì mục đích kinh doanh

Hợp đổng kinh tế bao giờcũng gắn với hoạt động sản xuất, tái sản xuất và trao đổi hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh, trong đó có ít nhất một bên ký hợp đồng phải có mục đích kinh doanh.

Mục đích chủ yếu của hợp đồng dân sựlà đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các bên.

b. Đặc điểm về chủ thể hợp đồng kinh tế

Trong mối quan hệ hợp đồng kinh tế, ít nhất một bên phải là pháp nhân, còn bên kia có thểlà pháp nhân hay cá nhân có đăng ký kinh doanh. Nội dung hợp đồng ký kết phải phù hợp với phạm vi nghề nghiệp kinh doanh đã đăng ký.

Còn đối với hợp đồng dân sự thì mọi tổ chức và cá nhân đều có thể trở thành chủ thể của hợp đồng

c. Hình thức của hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế phải được ký kết bằng văn bản hoặc tài liệu giao dịch, là những văn bản có chữ ký xác nhận của các bên về nội dung thỏa thuận, có thểdưới các dạng công văn, thư điện tử, đơn chào hàng, đơn đặt hàng, điện báo…

Hợp đồng dân sự, tùy theo nội dung, mối quan hệ và ý chí của các bên, được ký bằng văn bản hoặc thỏa thuận miệng, có thểcó người làm chứng…

1.3. Vai trò

- Là thỏa thuận mang tính pháp ràng buộc các bên về việc sản xuất, mua bán sản phẩm, dịch vụ và các thỏa thuận khác với sựquy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ cùa mỗi bên

- Là cơ sởđể giải quyết tranh chấp liên quan đến thỏa thuận, cam kết

- Là công cụ quan trọng cho hoạt động đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp

- Là công cụ hữu hiệu để thâm nhập thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp…

- Là căn cứđề thiết lập mối quan hệ với đối tác và đăng ký các giao dịch khác nhau

2. Ký kết hợp đồng kinh tế

2.1. Nguyên tc ký hợp đồng kinh tế

Các nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thịtrường

Nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế là những tư tưởng chỉđạo có tính chất bắt buộc đối với các chủ thể khi ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế

Nguyên tắc tự nguyện

Theo nguyên tắc này 1 hợp đồng kinh tếđược hình thành phải hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện thoả thuận giữa các chủ thể ( tự do ý chí) không do sựáp đặt ý chí của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Mọi sựtác động làm mất tính tự nguyện của các bên trong quá trình ký kết đều làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.

Quyền tự do hợp đồng bao gồm những nội dung chính sau: Tự do lựa chọn bạn hàng

Tự do thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng Tự do lựa chọn thời điểm giao kết hợp đồng

Tuy nhiên quyền tự do ký kết hợp đồng bị giới hạn bởi các điều kiện sau:

Việc ký kết hợp đồng kinh tế phải phục vụ cho hoạt động kinh doanh đã đăng ký.

Các bên không được lợi dụng quyền tự do ký kết hợp đồng kinh tếđể hoạt động trái pháp luật.

Việc ký kết hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh là bắt buộc, tức là các đơn vị kinh tếđược nhà nước giao cho chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh thì có nghĩa vụ ký kết hợp đồng kinh tếđể thực hiện chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh đó.

Nguyên tắc cùng có lợi

Trong nền kinh tế thịtrường mỗi bên tham gia vào quan hệ hợp đồng kinh tếđều xuất phát từ lợi ích riêng của mình. Khi ký kết hợp đồng các bên cùng nhau thoả thuận những điều khoản hợp đồng có lợi nhất cho cảhai bên, không được lừa dối chèn ép nhau

Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

Các bên tham gia quan hệ hợp đồng hoàn toàn bình đẳng với nhau về quyền và nghía vụ. Quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể bao giờcũng tương xứng với nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại Điều này thể hiện ở chỗ khi đàm phán để ký kết hợp đồng các bên đều có quyền đưa ra những yêu cầu của mình và đêù có quyền chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của bên kia không bên nào có quyền ép buộc bên nào. Quan hệ hợp đồng kinh tế chỉ hình thành khi các bên thống nhất ý chí với nhau về các điều khoản hợp đồng.

Khi quan hệ hợp đồng kinh tế đã hình thành, các bên đều có nghĩa vụ thực hiện đúng những điều đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng đều phải chịu trách nhiệm trước bên kia.

Nguyên tắc không trái pháp luật

Trong quan hệ hợp đồng kinh tế các bên tham gia ký kết hợp đồng kinh tế có quyền tự do thoả thuận các điều khoản của hợp đồng. Pháp luật hợp đồng kinh tế tôn trọng ý chí của các bên. Tuy nhiên ý chí của các bên chỉđược tôn trọng nếu ý chí đó phù hợp với pháp luật. Điều đó có nghĩa là các bên có quyền thoả thuận nhưng mọi thoả thuận trong hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật mà phải phù hợp với các quy định của pháp luật.

Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản

Khi tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế các bên phải dùng chính tài sản của mình đểđảm bảo việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế. Các bên có thể dùng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp hoặc nhờ người khác bảo lãnh về tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Nguyên tắc này có ý nghĩa trong việc đảm bảo lợi ích kinh tế của các bên trong quan hệ hợp đồng.

Chủ thể của hợp đồng kinh tế

Chủ thể của hợp đồng kinh tế là các bên tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế hoàn toàn bình đẳng, tự nguyện, thoả thuận để xác lập và thực hiện những quyền và nghĩa vụđối với nhau.

Theo quy định của pháp lênh hợp đồng kinh tế thì ít nhất một bên chủ thể của hợp đồng kinh tế phải là pháp nhân còn bên kia có thể là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật

Ngoài các chủ thể kểtrên theo quy định của các điều 42, 43 pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với những người làm công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân, hộ kinh tếgia đình, hộnông dân, ngư dân cá thể hoặc giữa pháp nhân Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam cũng được áp dụng các quy định của pháp luật hợp đồng kinh tế.

Đại diện ký kết hợp đồng kinh tế

Khi tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế mỗi bên tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế cử1 đại diện để ký vào hợp đồng kinh tế

Theo pháp lệnh về hợp đồng kinh tế và nghịđịnh 17- HĐBT qui định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tếthì người ký kết hợp đồng kinh tế phải là người đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặc người đứng tên đăng ký kinh doanh

Đại diện hợp pháp

Đối với pháp nhân : Là người được bổ nhiệm hoặc được bầu vào chức vụ đứng đầu pháp nhân đó và đương giữ chức vụ đó. Người đứng đầu pháp nhân là đại diện đương nhiên theo pháp luật của pháp nhân.

Đối với doanh nghiệp tư nhân:Là chủ doanh nghiệp tư nhân. Trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân thuê người khác làm giám đốc thì giám đốc là đại diện cho doanh nghiệp theo hợp đồng trách nhiệm giữa chủ doanh nghiệp và người được thuê làm giám đốc và theo quy định của pháp luật.

Đối với cá nhân có đăng ký kinh doanh:Là người đứng tên trong giấy phép kinh doanh. Đối với những người làm công tác khoa học, kỹ thuật, nghệ nhân: Là người trực tiếp thực hiện công việc trong hợp đồng. Nếu nhiều người cùng làm thì người ký vào bản hợp đồng phải do những người cùng làm cử bằng văn bản trong đó có tất cả chữ ký của những người đó và phải đính kèm theo hợp đồng kinh tế

Đối với hộgia đình nông dân, ngư dân, cá thể: Là chủ hộ

Đối với tổ chức nước ngoài tại Việt Nam (không có tư cách pháp nhân) thì đại diện tổ chức đó phải được uỷ quyền bằng văn bản của pháp nhân thành lập ra tổ chức tại Việt Nam.

Đối với cá nhân nước ngoài ở Việt Nam : Bản thân họ là người ký kết các hợp đồng kinh tế.

Đại diện theo uỷ quyền

Theo quy định của pháp luật nếu người đại diện theo pháp luật không tham gia ký kết hợp đồng được có thể uỷ quyền cho người khác thay mình ký kết hợp đồng.

Việc uỷ quyền có thể là uỷ quyền theo vụ việc hoặc uỷ quyền thường xuyên tuy nhiên phải được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản

Đối với doanh nghiệp có con dấu riêng thì việc uỷ quyền không phải công chứng hoặc chứng nhận của UBND cấp có thẩm quyền trừtrường hợp đặc biệt pháp luật có quy định hoặc hai bên có thoả thuận khác.

Cá nhân có đăng ký kinh doanh văn bản uỷ quyền phải có chứng thực của cơ quan công chứng nhà nước hoặc chứng nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn.

Người được uỷ quyền chỉ được phép hoạt động trong phạm vi được uỷ quyền và không được uỷ quyền lại cho người khác.

* Cách thức ký kết hợp đồng

Ký kết trực tiếp

Là cách ký kết mà các bên (đại diện hợp pháp của các bên) trực tiếp gặp nhau đàm phán với nhau đểxác định từng điều khoản của hợp đồng và cùng ký vào bản hợp đồng. Hợp đồng được coi là hình thành và có hiệu lực pháp lý từ thời điểm hai bên đã ký vào văn bản hợp đồng.

Ký kết gián tiếp

Là cách ký kết mà các bên không trực tiếp gặp nhau mà thương lượng đàm phán với nhau bằng thư tín. Các bên gửi cho nhau những tài liệu giao dịch như công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng trong đó chứa đựng nội dung của công việc giao dịch. Thông thường việc ký kết tuân theo trình tự gồm 2 bước:

Bước1: Một bên lập dự thảo (đề nghị) hợp đồng trong đó đưa ra những yêu cầu về nội dung giao dịch gửi cho bên kia. Nội dung giao dịch trong dự thảo (đề nghị ) hợp đồng phải rõ ràng, chính xác.

Bước2: Bên nhận được đề nghị hợp đồng tiến hành trả lời cho bên đề nghị hợp đồng bằng văn bản trong đó ghi rõ nội dung chấp thuận, nội dung không chấp thuận, đề nghị bổ sung.

Nếu bên nhận được đề nghị chấp thuận toàn bộ các vấn đề mà bên đề nghịđưa ra thì mới được coi là chấp thuận. Nếu bên nhận được đề nghị bổsung thay đổi một sốđiều khoản thì coi như bên này đưa ra đề nghị hợp đồng mới và lại trởthành bên đề nghị hợp đồng . Bên nhận được đề nghị mới này cũng phải trả lời bằng văn bản cho bên kia là có chấp thuận hay không. Hợp đồng được ký kết bằng cách gián tiếp được coi là hình thành và có giá trị pháp lý từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự thống nhất ý chí của các bên về tất cảcác điều khoản của hợp đồng.

2.2. Ni dung ca hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận của các bên về việc thiết lập thay đổi hoặc chấm dứt

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Kinh tế (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳng) (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)