Trọng tài thương mại

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Kinh tế (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳng) (Trang 49 - 50)

2. Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt Nam hiện nay

2.4. Trọng tài thương mại

Là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài với tư cách là bên thứ 3 độc lập nhằm chấm dứt xumg đột bằng việc đưa ra một phán quyết buộc các bên tham gia tranh chấp phải thực hiện

* Trọng tài kinh tế

Là một tổ chức xã hội nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế theo quyết định của pháp luật.

Trọng tài kinh tếđược tổ chức dưới hình thức trung tâm trọng tài kinh tế.

Trung tâm trọng tài kinh tế có chủ tịch và phó chủ tịch do các trọng tài viên của trung tâm bầu ra.

Trung tâm trọng tài kinh tế chỉđược thành lập khi có ít nhất 5 trọng tài viên là sáng lập viên.

* Thẩm quyền của trọng tài kinh tế - Giải quyết các tranh chấp

- Phát sinh ở hợp đồng kinh tế giữa : - Pháp nhân với pháp nhân

- Pháp nhân với Doanh nghiệp tư nhân

- Doanh nghiệp tư nhân với Doanh nghiệp tư nhân - Doanh nghiệp tư nhân với cá nhân kinh doanh

- Phát sinh giữa công ty với các thành viên của công ty và giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty.

- Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu

- Thẩm quyền của trọng tài kinh tếkhông được xác lập theo vùng lãnh thổ cho nên về nguyên tắc các bên có quyền lựa chọn bất kỳtrung tâm nào để giải quyết tranh chấp không phụ thuộc vào nơi đặt trụ sở hoặc nơi cư trú của các bên.

CHƯƠNG 5: CHẾ ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

Mục tiêu:

- Trình bày được các hình thức phá sản trong kinh doanh. Phá sản như một hậu quả phổ biến xảy ra trong hoạt động kinh doanh.

- Phân biệt được các hình thức phá sản.

- Vận dụng được các trình tự và thủ tục pháp lý để giải quyết phá sản trong kinh doanh

- Trung thực, nghiêm túc trong nghiên cứu

Nội dung chƣơng:

1. Khái quát về phá sản và quy định về phá sản

1.1. Khái nim phá sn

Phá sản là tình trạng một chủ thể (cá nhân, pháp nhân) mất khảnăng thanh toán các khoản nợđến hạn.

Theo cách nói thông thường phá sản là tình trạng của một người bị vỡ nợ không còn bất cứ tài sản nào để trả các khoản nợđến hạn.

Dưới góc độ pháp lí, phá sản là hiện tượng con nợ lâm vào tình trạng mất khảnăng thanh toán các khoản nợđến hạn và bịcơ quan nhà nước có thẩm quyền (thường là Toà án) tuyên bố phá sản và phân chia tài sản còn lại của con nợ cho các chủ nợ theo thủ tục pháp luật quy định

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Kinh tế (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳng) (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)