Hạn chế của pháp luật về chữ ký điện tử

Một phần của tài liệu Pháp luật về thương mại điện tử ở việt nam (Trang 123 - 124)

3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu của các công trình nghiên cứu liên

2.2.2. Hạn chế của pháp luật về chữ ký điện tử

Trên cơ sở phân tích các quy định hiện nay của pháp luật Việt Nam về chữ ký điện tử có thể chỉ ra các hạn chế sau:

- Thứ nhất, về khái niệm chữ ký số và chữ ký điện tử. Trong luật Giao dịch điện tử năm 2005 đề cập đến chữ ký điện tử nhưng trong các văn bản hướng dẫn thi hành lại đề cập đến chữ ký số. Mặc dù về mặt kỹ thuật, chữ ký số là một dạng của chữ ký điện tử. Chữ ký số là thuật ngữ chỉ một loại chữ ký điện tử sử dụng kỹ thuật đặc biệt – kỹ thuật mã hoá, trong đó đòi hỏi phải ứng dụng mã khoá công cộng với khoá dài tối thiểu tới 1024 bit để “” trên thông điệp dữ liệu. Vậy khi chủ thể thực hiện giao dịch thương mại điện tử sử dụng chữ ký điện tử (về mặt kỹ thuật chưa sử dụng chế độ mã hóa tối thiểu 1024 bit) thì có cần tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về chữ ký số không? nếu phát sinh rủi ro thì xác định trách nhiệm pháp lý như thế nào?... Vấn đề này được coi là rủi ro khi chưa có sự thống nhất về mặt thuật ngữ trong các quy định của pháp luật Việt Nam về chữ ký điện tử.

- Thứ hai, theo quy định của Luật Giao dịch điện tử năm 2005, chữ ký điện tử có giá trị pháp lý như chữ ký tay nếu tuân thủ đầy đủ quy định về phương pháp tạo chữ ký mà chữ ký đó không bắt buộc phải chứng thực. Quy định này của pháp luật

đã tạo ra rủi ro khi không có quy định nào của pháp luật đưa ra căn cứ để xác định độ tin cậy, mức độ phù hợp của phương pháp tạo chữ ký điện tử.

- Thứ ba, theo quy định của pháp luật Việt Nam122 thì chữ ký điện tử có thể tồn tại dưới các dạng là chữ ký số, nhận dạng sinh trắc học (vân tay, mống mắt, khuôn mặt...), giọng nói... Nhưng hiện nay chỉ có hướng dẫn về chữ ký số chứ không có hướng dẫn đối với các hình thức khác của chữ ký điện tử. Điều này gây ra các rủi ro đối với các chủ thể áp dụng các hình thức khác của chữ ký điện tử (không phải chữ

ký số) trong các giao dịch điện tử nói chung và các giao dịch thương mại điện tử nói riêng.

- Thứ tư, pháp luật của Việt Nam chưa có quy định về việc xác thực chéo chữ ký số giữa các tổ chức chứng thực chữ ký số cộng cộng ở Việt Nam và các tổ chức chứng thực chữ ký số nước ngoài. Điều này sẽ gây ra rủi ro khi doanh nghiệp Việt Nam sử dụng chữ ký số trong các giao dịch thương mại điện tử với các doanh nghiệp nước ngoài.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thương mại điện tử ở việt nam (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(191 trang)
w